iPhone mới gây sốt khắp nơi, trừ Trung Quốc
Với việc iPhone mới khả năng sẽ chưa có đủ sản phẩm cung ứng trong những ngày đầu, các đối thủ Trung Quốc của Apple càng có nhiều cơ hội thu hút người dùng đứng về phía mình.
Mẫu iPhone mới của Apple nhiều khả năng sẽ được trang bị màn hình full-screen, sạc không dây cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác. Nhưng ngay bây giờ đây, người Trung Quốc đã có thể có cho mình những lựa chọn này chỉ với mức giá của các sản phẩm tầm trung.
Người tiêu dùng tại thị trường smartphone lớn nhất thế giới đã quen thuộc với các thiết bị cầm tay của Huawei, Oppo hay Xiaomi, điều này khiến Apple càng khó thuyết phục người dân tại đây chịu bỏ ra số tiền lớn để mua thiết bị của hãng, với những tính năng gần tương tự.
Đây là vấn đề lớn đối với Apple. Các công ty sở tại đang ngày càng chuyên nghiệp hơn trong khả năng thiết kế, chỉnh sửa smartphone nhằm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng tại đây. Những cái tên như Huawei, Xiaomi và ngay cả Vivo từ chỗ né tránh iPhone nay đã tự tin định ngày giới thiệu sản phẩm mới trước thềm buổi ra mắt mẫu smartphone của Apple.
Thị trường Trung Quốc dần không còn mặn mà với iPhone. Ảnh: Internationalbusinesstimes.
Chuyên gia phân tích từ IDC Kiranjeet Kaur cho hay: “Thách thức đến từ Vivo, Oppo và Huawei. Họ hoàn toàn có thể thay thế vị trí của Apple tại phân khúc cận cao cấp với mức giá 500 USD, ngay cả khi Táo khuyết vẫn chiếm vị trí độc tôn trong phân khúc cao cấp 600 USD. Thị trường Trung Quốc hiện bão hoà và rất khó để Apple làm được điều gì đó đáng kể”.
Apple đã thực hiện nhiều thay đổi về thiết kế iPhone từ thời kỳ hậu Steve Jobs, và mẫu iPhone mới lần này sẽ có mức giá khoảng 1.000 USD. Công ty sẽ cho ra mắt bộ ba smartphone được hy vọng sẽ mở ra thời kỳ mới cho làng di động thông minh, cùng những sản phẩm khác như Apple TV và Apple Watch có khả năng kết nối mạng dữ liệu di động LTE.
Ngoài ra, Apple cũng tiết lộ phiên bản iOS 11 với nhiều tính năng mới phù hợp với thói quen sử dụng di động của người dân Trung Quốc, bao gồm ứng dụng ảnh quét mã QR nhằm thúc đẩy hệ thống thanh toán di động tại quốc gia này, mẫu bàn phím được thiết kế để viết ký tự Trung Quốc dễ dàng hơn cùng bản đồ hiển thị vị trí camera giao thông.
iPhone vẫn là mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới, cho thấy khả năng tài tình trong việc kết hợp phần cứng và phần mềm của Táo khuyết. Hệ sinh thái iOS đã níu giữ hàng triệu người trong các thư viện âm nhạc và phim ảnh của nó. Tư tưởng “không nhất thiết phải đầu tiên nhưng luôn là tốt nhất” giúp Apple có được thành công đáng ngưỡng mộ.
Nhưng như Kaur nhận định, Apple vẫn chưa có thiết kế đáng kể nào từ năm 2014, trong khi Huawei và Vivo liên tục ra mắt sản phẩm mới. Tuy nhiên, với nhiều người Trung Quốc, việc sở hữu chiếc iPhone mới nhất lại thể hiện đẳng cấp của bạn trong xã hội.
Video đang HOT
Doanh thu của Apple tại Trung Quốc ngày càng đi xuống. Ảnh: Bloomberg.
Hơn bao giờ hết, Trung Quốc đang có trong tay những nhà vô địch công nghệ có khả năng thu hút người dùng không chỉ bằng các mẫu hàng nhái, mà nay còn được cập nhật phần mềm nhanh hơn, đẩy doanh thu Apple xuống vị trí thứ 5 (bao gồm cả thị trường Hong Kong và Đài Loan), giảm 10% trong quý vừa qua, xếp sau Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi.
Xiaomi đang có sự trở lại mạnh mẽ sau 7 năm yếu kém vừa qua với chiếc Mi MiX 2, dự kiến được giới thiệu một ngày trước iPhone mới của Apple. Mẫu smartphone được thiết kế bởi Philippe Starck với màn hình vô cực, vỏ gốm. Xiaomi không giấu diếm tham vọng tấn công vào địa hạt cao cấp mà Apple đang dẫn đầu.
Giám đốc sản phẩm và tiếp thị bộ phận mở rộng quốc tế Donovan Sung của Xiaomi cho rằng dòng sản phẩm Mix, mà phiên bản năm ngoái được tung ra với giá 615 USD, cho thấy khả năng của công ty trong việc đưa ra các thiết kế mới. “Xiaomi luôn theo đuổi những đổi mới công nghệ, và Mi MiX là bằng chứng rõ ràng nhất”, ông Sung nói.
Thị phần Apple tại quốc gia đông dân nhất thế giới chỉ còn đứng thứ 5. Ảnh: Bloomberg.
Huawei – công ty tuyên bố rằng sẽ lật đổ vị trí của Samsung và Apple – sẽ giới thiệu chiếc Mate 8 màn hình full-screen, camera thiết kế bởi Leica và được trang bị chip xử lí đa lõi Kirin 970 vào tháng sau.
Tổng giám đốc Huawei Guo Pin nói với Bloomberg: “Huawei là công ty đầu tiên giới thiệu công nghệ camera kép, và bây giờ nó đã trở thành trào lưu mới trên phân khúc cao cấp. Apple là công ty lớn và chúng tôi tôn trọng họ, nhưng Huawei cũng có nhiều cải tiến đáng ghi nhận”.
Ngay cả cái tên mới nổi như Vivo cũng rục rịch chuẩn bị một mẫu smartphone siêu mỏng mới. Tuy nhiên, công ty chưa cho biết rõ chi tiết về thiết bị này.
Với việc iPhone mới khả năng sẽ chưa có đủ sản phẩm trong những ngày đầu, các đối thủ Trung Quốc của họ sẽ có nhiều cơ hội thu hút người dùng đứng về phía mình.
Ngay cả giới nhà giàu Trung Quốc cũng phải e dè với mức giá dự kiến 1.000 USD của iPhone mới.
Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu Counterpoint Tarun Pathak cho biết: “Các thương hiệu Trung Quốc đã có sự phát triển đáng kể. Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đều đã thành công trong việc tiếp cận các đối tác trong chuỗi cung ứng quan trọng, cho phép họ tung ra các sản phẩm với thiết kế màn hình vô cực, công nghệ thực tế tăng cường, vi xử lý mạnh mẽ, camera cao cấp cùng nhiều tính năng mới”.
Trong khi đó, Apple lại đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ người dân tại đây. Hồi năm 2013, công ty buộc phải lên tiếng xin lỗi sau khi đài phát thanh nhà nước CCTV chê trách các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng của hãng. Mới đây, iTunes Movies và iBooks đã bị gỡ bỏ khỏi App Store Trung Quốc.
Ngoài ra, mức giá iPhone mới cũng là điều phải bàn. Canalys ước tính các lô hàng iPhone tại đây chỉ tăng 1,4% lên 22,5 triệu chiếc trong nửa cuối năm nay. Jia Mo, chuyên gia phân tích từ Canalys cho hay: “Mức giá dự kiến 1.000 USD khiến nhiều người e dè, ngay cả với giới giàu có tại Trung Quốc”.
Đại Việt
Theo Zing
Vì sao Apple chịu thua chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc?
Gã khổng lồ công nghệ từng tuyên chiến với FBI một thời nay phải chịu dừng bước trước "tường lửa" mang tên Trung Quốc.
Thứ 7 vừa qua, Apple xác nhận với báo giới việc công ty chính thức gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng VPN trên App Store Trung Quốc trước các động thái thắt chặt chính sách sử dụng mạng của chính phủ đối với người dùng Internet. VPN là những ứng dụng có thể vượt "tường lửa" để vào các trang tin tức nước ngoài và mạng xã hội bị kiểm soát tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động này của Apple khiến một số người băn khoăn việc có hay không gã khổng lồ chịu khuất phục dễ dàng trước hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc. Bởi trong cuộc đối đầu với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) năm 2016, công ty từng gây sốc vì lập trường táo bạo của mình khi cương quyết đứng về phía người tiêu dùng.
Hàng loạt ứng dụng VPN bị xóa khỏi kho ứng dụng App Store Trung Quốc. Ảnh: 9to5mac.com.
Tim Cook thừa nhận một cách bất lực: "Chúng tôi rõ ràng không hề muốn gỡ bỏ các ứng dụng này. Song nếu muốn việc gia nhập thị trường và phục vụ người dùng diễn ra thuận lợi, chúng ta buộc phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Dù muốn dù không việc hợp tác với chính phủ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu".
Ann Lee, giáo sư kinh tế tại Đại học New York, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: "Trung Quốc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Apple. Suy cho cùng đây vẫn là một công ty, không phải một tổ chức chính trị. Tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Trung Quốc để có thể kinh doanh tại đây".
Tuy nhiên, chấp nhận thỏa hiệp đồng nghĩa với việc Apple đang đi ngược lại các giá trị cốt lõi của công ty từ xưa đến nay. Bất kể điều gì xảy ra, nếu Apple tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc, họ buộc phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích cá nhân và sự kiểm soát của chính phủ, ngay cả khi công ty đang thúc đẩy một loạt các giá trị đầy tiềm năng, tự do và được yêu thích ở những nơi khác.
Trong hoàn cảnh thị phần ngày càng thu hẹp trước sự bành trướng của đối thủ Android, đồng thời không thể sử dụng các công cụ pháp lý cũng như tài chính để nới lỏng kiểm soát, liệu Apple có nên cố bám trụ tại thị trường đông dân này? Ảnh: Mashable.
Ngoài ra, sức ép từ các công ty công nghệ trong nước như Tencent, Baidu hay Alibaba cũng khiến Apple phải suy nghĩ thận trọng trong từng đường đi nước bước tại Trung Quốc. Ví dụ tiêu biểu là WeChat (có công ty mẹ là Tencent) - ứng dụng nhắn tin lớn nhất ở Trung Quốc, với gần 900 triệu người dùng. Đây là một trong những công ty tuân thủ tốt nhất các chính sách kiểm duyệt nội dung của chính phủ. Các từ khóa hoặc thuật ngữ liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn hay Tây Tạng đều bị cấm khi người dùng trò chuyện trên nền tảng này.
Vì vậy, nếu muốn "tranh thủ cảm tình" của chính quyền, Apple phải tự mình thay đổi, ít nhất là giống như WeChat.
Trên tất cả, Apple phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện của công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc. Với sự đầu tư khổng lồ như vậy, Apple khó lòng từ bỏ thị trường 1,3 tỷ dân này.
Giáo sư Lee dự đoán: "Mỗi năm, hàng triệu người Trung Quốc ra nước ngoài để du học, du lịch hay làm việc. Việc kiểm soát thông tin hay hạn chế các ứng dụng VPN là không đủ. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận nếu nhu cầu thông tin của người dân đủ mạnh".
Tim Cook thì cho biết: "Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, những hạn chế sẽ được nới lỏng, vì sự sáng tạo rất cần sự tự do để hợp tác và phát triển".
Đây sẽ là bài học đắt giá để các công ty nước ngoài khác noi theo trước khi muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Minh Minh
Theo Zing
Apple 'đau đầu' với Trung Quốc Thị phần của Apple đang "rơi tự do" ở thị trường đông dân nhất thế giới, nơi từng đóng góp tới 25% lợi nhuận cho hãng. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai, nhưng cũng là nỗi đau đầu lớn nhất của Apple. Công ty đang lao dốc ở thị trường này khi doanh số bán iPhone sụt giảm và thị phần...