iPhone, iPad đi máy bay vì sợ xăng tăng giá
Đến Apple cũng sợ xăng tăng giá
Từ trước đến nay, Apple luôn là khách hàng thân thiết của hãng hàng không Cathay HongKong. Được biết, hãng hàng không này luôn vận chuyển các sản phẩm được láp ráp từ các nhà máy Foxcon tại Trung Quốc sang Mỹ và các quốc gia khác. Hàng năm, Apple phải bỏ ra khoản tiền không hề nhỏ để vận chuyển iPhone và iPad bằng hàng không, chứ không phải đường biển như các ông lớn khác. Có người bảo rằng Apple đang chứng minh mình là kẻ thích chơi sang và đi ngược lại bài học vỡ lòng về kinh tế. Nhưng thực tế có phải như vậy?
Bài viết dưới đây giải thích vì sao Táo Khuyết lại cho iPhone, iPad đi “đường chim bay” thay vì “ngồi tàu vi vu ngắm biển”.
Không cần phải học qua trường lớp nào thì bạn cũng biết giá của việc vận chuyển bằng đường hàng không chắc chắn sẽ cao hơn vận chuyển đường biển. Tuy nhiên, vận chuyển đường hàng không sẽ giúp thời gian rút ngắn hơn. Ví dụ, từ Trung Quốc vận chuyển sang Mĩ bằng đường biển sẽ mất thời gian 30 ngày, còn bằng đường không thì chỉ cần 15 tiếng là đến nơi. Điều này có nghĩa là trước khi các sản phẩm của Apple được bán ra, chi phí lưu trữ tại kho bãi sẽ ở mức thấp nhất.
Apple là khách hàng lớn nhất của hãng hàng không Cathay Pacific
Ngoài ra, ai cũng biết rằng thời buổi này, cướp biển là nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi chuyến ra khơi. Tránh cướp biển đã khó, giữ cho các sản phẩm không bị hư hại khi vận chuyển trên biển còn khó hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, có một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ nữa là xăng tăng giá vùn vụt. Một gallon xăng tại Mỹ giờ đang là 4USD, nếu Apple lựa chọn vận chuyển đường biển thì chi phí vận chuyển của một chiếc iPhone hoặc iPad lênh đênh trên biển khơi trong vòng 30 ngày là 1,2 USD. Tính sơ sơ thì mỗi lần xăng tăng giá, có lẽ CEO Tim Cook cũng sẽ méo mặt như người dân Việt Nam luôn đau đầu vì giá xăng. Còn nếu đi máy bay thì giá sẽ rẻ hơn nhiều. Trong vòng 15 tiếng Apple sẽ chỉ mất 50 cent cho một chiếc iPhone và iPad. Nhìn qua cũng biết lựa chọn nào là tối ưu.
Những “con cưng” của Apple luôn được vận chuyển bằng máy bay thay vì lênh đênh trên biển khơi
Nếu Apple chọn vận chuyển đường biển, thì phải gánh thêm chi phí đọng vốn trong quá trình vận chuyển thiết bị. Cụ thể là sẽ mất thời gian 30 ngày, trong thời gian này Apple sẽ phải gánh chi phí vốn rất lớn. Còn nếu đi máy bay, trong ngày là hàng đã đến nơi, khoản tiền mặt này có thể dùng đầu tư việc khác. Còn không thì gửi ngân hàng cũng thu được lãi suất vô cùng lớn. Hiện lãi suất ngân hàng Mỹ là là 0,25%/tháng, một chiếc iPhone có giá bán lẻ khoảng 600 USD, như vậy chi phí lãi suất sau khi bán của một chiếc iPhone là 1,5 USD/tháng , nếu tính lợi nhuận trên 1 chiếc iPhone của Apple là 50%, thì số tiền này còn lại là 0,75 USD.
Xăng tăng giá cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vận chuyển bằng hàng không của Apple
Tính ra thì vận chuyển đường biển sẽ mất nhiều chi phí hơn, không những phải gánh chi phí do kéo dài thời gian giao hàng trong 30 ngày mà còn mất đi lợi nhuận 0,75 USD trên mỗi chiếc iPhone. Đối với những công ty lớn, chi phí vốn thường vào khoảng 9% (trừ tiền gửi ngân hàng ra, để tiến hành các hoạt động đầu tư khác), cộng với chi phí lợi nhuận 0,75 USD trên mỗi sản phẩm, tính ra nếu Apple chọn vận chuyển đường biển, phần chi phí tăng thêm mà Apple phải chịu vào khoảng 2,25 USD đến 4,5 USD.
Như vậy xét cho cùng, vận chuyển đường biển tưởng rẻ lại hóa đắt nếu so sánh với vận chuyển bằng hàng không. Và Apple thực sự đã đi nước cờ khôn ngoan để mang những “con cưng” của mình đến tay khách hàng và thực hiện đúng bài học vỡ lòng của dân kinh tế là chi phí phải ở mức thấp nhất.
Theo Genk
Buôn lậu, "ông trùm" vận tải biển xứ Thanh bị khởi tố
Nguyễn Trường Sơn (tức Sơn "Sắt"), người được mệnh danh là ông trùm vận tải biển Thanh Hóa cùng vợ và 4 nghi can khác đã bị khởi tố về hành vi buôn lậu.
Ngày 31.12.2013, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can Nguyễn Trường Sơn (60 tuổi, trú tại phường Điện Biên, TP.Thanh Hóa) để điều tra hành vi về hành vi buôn lậu.
Hệ thống sang chiết dầu lậu trên con tàu An Bình 126. Ảnh: Báo Hải Quan
Liên quan đến vụ án còn có bốn nghi can khác gồm, Nguyễn Thanh Phương (54 tuổi, vợ Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn), Nguyễn Ngọc Châu (58 tuổi, thủ kho xăng dầu Công ty An Bình), Nguyễn Văn Tha (46 tuổi, thuyền trưởng tàu An Bình 126), Hoàng Kiếm Bình (Giám đốc Công ty An Bình) cũng bị khởi tố, bắt giam về cùng tội danh.
Theo điều tra, sáng 17.12.2013, trên vùng biển huyện Hoằng Hoá, Thanh Hoá, tàu An Bình 126 đã cập mạn để hút 1.800m3 dầu lậu từ một con tàu Trung Quốc. Sau khi lấy được dầu, tàu An Bình 126 di chuyển đến một vị trí gần đó rồi chuyển hàng sang các tàu nhỏ đưa vào bờ.
Khi tàu An Bình 126 đang bơm dầu sang tàu An Bình 01 thì bị lực lượng của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan phối hợp với Tổng cục An ninh nội địa (Tổng cục II, Bộ Công an) theo dõi bắt quả tang. Thời điểm bị bắt, những người có mặt không giải trình được nguồn gốc số hàng trên tàu.
Bước đầu, cơ quan chức năng làm rõ Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Thanh Phương thông qua một đối tượng người nước ngoài thống nhất nhập lậu 2.600m3 dầu DO và đặt cọc 26 tỷ đồng. Ngày 17.12.2013, do biển động nên chỉ có tàu An Bình 126 cập mạn để lấy dầu.
Căn biệt thự nơi ông Sơn sinh sống cũng là trụ sở Công ty Hoàng Sơn nằm trên phố Triệu Quốc Đạt, TP.Thanh Hóa. Ảnh: Lam Sơn
Sáng cùng ngày, Bộ Công an đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty TNHH Hoàng Sơn, ở số 9, đường Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa và thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động phi pháp của doanh nghiệp này.
Nhà chức trách cho hay, dầu DO được nhập lậu với giá 20.000 đồng/lít, đưa vào nội địa Việt Nam bán với giá 21.000 đồng/lít.
Công ty Hoàng Sơn là doanh nghiệp tư nhân do bà Nguyễn Thanh Phương (vợ ông Sơn) làm giám đốc, chuyên kinh doanh vận tải, khoáng sản, xăng dầu. Hoàng Sơn được đánh giá là một trong những doanh nghiệp có năng lực vận tải biển lớn của Việt Nam, sở hữu nhiều tàu trọng tải lớn.
Theo VNE
Đội tàu biển Việt Nam: Từ 'tăng nóng' tới phế liệu? Hoạt động doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam kém hiệu quả, nhiều đơn vị thua lỗ lớn, không có khả năng trả nợ, thậm chí phải ngừng chạy tàu. Ngành vận tải biển đang phải đối mặt với nhiều thách thức Đại diện ngành vận tải hàng hải Việt Nam thừa nhận, hoạt động doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam kém...