iPhone bị cấm bán tại Brazil
Trước ngày ra mắt sản phẩm quan trọng nhất trong năm, Apple bất ngờ bị Bộ Tư pháp Brazil phạt tiền, yêu cầu dừng bán toàn bộ model iPhone không kèm củ sạc trong hộp.
Bộ Tư pháp Brazil yêu cầu Apple ngừng bán toàn bộ model iPhone không kèm củ sạc, đồng thời phạt công ty 2,3 triệu USD. Theo 9to5Mac, thông báo này đã được đăng lên website Công báo Liên bang Brazil (Federal Register).
Thông báo của Bộ Tư pháp Brazil nói rằng hành động bỏ đi món đồ quan trọng như củ sạc cho thấy “hành vi phân biệt đối xử có chủ ý với người tiêu dùng”, đồng thời bác bỏ lập luận của Apple rằng bỏ củ sạc giúp giảm khí thải carbon và bảo vệ môi trường.
Cơ quan này yêu cầu “đình chỉ lập tức việc cung cấp toàn bộ smartphone thương hiệu iPhone, bất kể model hoặc thế hệ miễn là không có củ sạc đi kèm”.
Các mẫu iPhone 12 trở về sau không còn kèm củ sạc trong hộp. Ảnh: GSMArena.
Vào tháng 10/2021, Bộ Tư pháp Brazil đã cảnh báo Apple và Samsung về việc loại bỏ củ sạc khỏi hộp điện thoại mà không có lời giải thích rõ ràng. Hồi tháng 5, chính phủ nước này lại yêu cầu cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Brazil có hành động pháp lý nhắm vào 2 công ty.
Video đang HOT
Samsung đã kèm theo củ sạc trong hộp của Galaxy Z Fold4 và Z Flip4 bán tại Brazil. Tuy nhiên, Apple vẫn chưa có động thái chấp hành quy định.
Khi ra mắt iPhone 12 vào tháng 10/2020, Apple cho biết việc sử dụng hộp đựng nhỏ cho phép công ty giảm lượng khí thải carbon hàng năm xuống 2 triệu tấn, tương đương 500.000 chiếc ôtô đang lưu thông.
Việc loại bỏ củ sạc cũng như tai nghe EarPods giúp hộp đựng iPhone mỏng hơn đáng kể, số lượng máy vận chuyển trên mỗi kiện hàng tăng lên 70%, giúp Apple tiết kiệm hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, hành động của Apple vướng phải nhiều chỉ trích. Hồi tháng 4, tòa án tại Brazil đã yêu cầu Apple bồi thường 1.075 USD cho một vị khách hàng vì không bán iPhone kèm sạc. Điều đó được cho vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của quốc gia này.
Tháng 10/2021, một nhóm sinh viên Trung Quốc đã gửi đơn kiện Apple do không cung cấp bộ sạc cho dòng iPhone 12. Họ nhấn mạnh việc Apple không bán kèm sạc trên iPhone 12 vì muốn tối ưu lợi nhuận và công ty chỉ đang núp bóng dưới chiêu trò bảo vệ môi trường.
Lợi thế của Samsung trên thị trường smartphone gập
Khả năng cung ứng, bán ra tại thị trường toàn cầu cùng sự tối ưu về phần mềm là lý do Samsung đang có lợi thế trên thị trường smartphone gập.
Samsung hiện là hãng công nghệ đi đầu trong thị trường smartphone gập với doanh số vượt trội, đạt 10 triệu chiếc trong năm 2021. Trong khi đó, các hãng smartphone khác vẫn chưa đạt thành công tại thị trường này, dù có rất nhiều đại diện.
Khi Samsung ra mắt Galaxy Z Fold4 và Z Flip4 vào ngày 9/8, Xiaomi và Motorola cũng cạnh tranh với Mix Fold 2 và Moto Razr 22. Khi đem lên bàn cân so sánh, Mix Fold 2 và Moto Razr 22 có thể nổi trội ở một số mặt nhất định như thông số cấu hình.
Tuy nhiên, sự vượt trội của Samsung đến từ khả năng cung ứng giúp hãng bán hàng toàn cầu, cũng như những tối ưu về phần mềm để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Galaxy Z Fold4 và Z Flip4 của Samsung là những sản phẩm nổi bật trên thị trường smartphone gập. Ảnh: The Verge.
Với Samsung, One UI là một trong những hệ điều hành được tùy biến tốt, mang lại trải nghiệm người dùng và những tính năng ấn tượng. Hãng còn tập trung xây dựng một hệ sinh thái với nhiều thiết bị điện tử kết hợp với nhau. Đây là điều mà chưa nhà sản xuất Trung Quốc nào làm được.
Samsung còn mở bán dòng smartphone gập của mình trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, với điện thoại Trung Quốc, những sản phẩm này có thể sẽ không xuất hiện ở một vài thị trường bên ngoài quốc gia tỷ dân vì những căng thẳng chính trị giữa các quốc gia.
Chính quyền Mỹ đã nhiều lần ngăn chặn tham vọng tự chủ ngành bán dẫn của Trung Quốc. Mới đây, quốc gia này đã tung ra các gói hỗ trợ tổng giá trị lên đến 53 tỷ USD nhằm thu hút nhiều hơn sản xuất chất bán dẫn sang Mỹ.
Mỹ còn kêu gọi các công ty không bán công nghệ sản xuất chip cho quốc gia tỷ dân. Do đó, smartphone Huawei, Xiaomi hay Oppo gần như không hiện diện ở Mỹ.
Theo Sammobile, những căng thẳng địa chính trị đã gây ra không ít khó khăn cho các hãng công nghệ Trung Quốc. Họ sẽ khó lòng bước chân vào các thị trường dẫn đầu toàn cầu. Trong khi đó, với Samsung, tình hình lại hoàn toàn khác.
Hàn Quốc không gặp những thách thức về địa chính trị như Trung Quốc nên Samsung vẫn luôn được chào đón ở thị trường Mỹ. Samsung còn có kế hoạch mạnh tay đầu tư vào sản xuất chip tại Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất ở châu Á.
Samsung đang có lợi thế hơn so với các nhà sản xuất khác trên thị trường smartphone gập. Ảnh: The Verge.
Ngoài ra, các công ty công nghệ Trung Quốc thường sử dụng chiến lược hạ mức lợi nhuận thấp để đạt doanh số cao. Mặc dù mang lại thành công cho Huawei và Xiaomi trong nhiều năm qua, chiến lược này đang dần tỏ ra kém hiệu quả với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay.
Chuỗi cung ứng cũng chưa thể hồi phục sau các đợt giãn cách gắt gao của Trung Quốc. Điều này khiến các nhà sản xuất này khó lòng tiếp tục chiến lược lợi nhuận thấp của mình.
Đây chính là những nguyên nhân mang lại thành công của Samsung trên thị trường smartphone gập. Không có đối thủ cạnh tranh, Samsung dường như không cần phải chịu lỗ để hạ giá dòng sản phẩm cao cấp của mình.
Do đó, bộ đôi Galaxy Z Fold4 và Z Flip4 mới ra mắt vẫn giữ nguyên giá bán so với năm ngoái. Hãng công nghệ này sẽ còn tiếp tục thống trị thị trường smartphone gập trong thời gian tới, Sammobile nhận định.
Khách hàng Thế Giới Di Động nhận Samsung Galaxy Z4 Series trước ngày mở bán Dù chưa hết thời hạn pre-order nhưng Thế Giới Di Động và Samsung đã nỗ lực hết mình để giao hàng sớm đến tận tay khách hàng đã đặt cọc cặp đôi Galaxy Z Fold4/ Z Flip4 ngay trong đêm 25/8 vừa qua. Việc trao sớm điện thoại này là một hoạt động chủ chốt và đáng mong đợi trong sự kiện Thank...