iPhone 8 có thể đắt thêm 50 USD dưới thời Donald Trump
iPhone 8, điện thoại Apple đầu tiên ra mắt dưới thời Donald Trump, được cho là có giá khởi điểm không dưới 700 USD nếu được sản xuất tại Mỹ.
iPhone thuộc phân khúc smartphone cao cấp. iPhone 7 hiện có giá khởi điểm là 649 USD còn iPhone 7 Plus là 769 USD. Đây là mức giá mà Apple áp dụng khi đặt hàng sản xuất tại các khu vực có nhân công rẻ như Trung Quốc.
Tuy nhiên, Donald Trump từng đề cập đến việc “bắt” Apple và các công ty công nghệ phải sản xuất sản phẩm “ngay tại Mỹ” nếu đắc cử Tổng thống. Nếu điều này thành hiện thực, giá các mặt hàng công nghệ, trong đó có iPhone, sẽ tăng mạnh.
Apple sẽ gặp nhiều khó khăn hơn dưới thời Donald Trump.
Theo New York Times, Apple đang thuê Foxconn gia công iPhone với mức lương mà công nhân nhận được khoảng 400 USD mỗi tháng. Giả sử Apple đưa dây chuyền lắp ráp iPhone về Wyoming hoặc Georgia – hai khu vực có lương tối thiểu thấp nhất Mỹ với 5,15 USD mỗi giờ, thuê 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần, tổng lương Apple trả mỗi tháng cho một công nhân là 824 USD, gấp đôi so với mức thuê ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Còn nếu chuyển nhà máy về gần trụ sở ở California? Với lương tối thiểu 9 USD mỗi giờ, công nhân ở đây có thể nhận 1.400 USD mỗi tháng, cao hơn ba lần so với chi phí tại Trung Quốc trong khi hiệu quả tương tự. Việc vận chuyển linh kiện cũng khó khăn hơn, chi phí cao hơn do hầu hết đối tác cung ứng của Apple là tại châu Á. Theo Business Insider, với giả định này, giá iPhone 8 có thể đội lên nhiều, có thể hơn 1.000 USD cho bản thấp nhất.
Donald Trump cũng từng nhấn mạnh, với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ông sẽ áp thuế tới 45%. Theo giáo sư kinh tế học Amit Khandelwal tại Đại học Columbia (Mỹ), trong phạm vi của mình, chính quyền Tổng thống mới chỉ có thể áp mức thuế đối với một số hàng hóa, nhưng không quá 15%. Do đó, nếu Trump tận dụng tối đa quyền này, iPhone 8 có thể tăng thêm 97 USD. Ông dự đoán, mức tăng 50 USD là hợp lý hơn, bởi Apple luôn “linh động” trong giá bán sản phẩm của mình.
Như vậy, kể cả khi sản xuất trong nước hay ở nước ngoài, iPhone cũng đắt đỏ hơn dưới “triều đại” của Donald Trump. BGR nhận định, nếu sản xuất tại Trung Quốc, mức tăng sẽ không quá cao. Nhưng nếu sản xuất tại Mỹ, người dùng có thể phải mua iPhone với giá “cắt cổ”, hoặc đành chuyển sang smartphone khác. Tất nhiên, không loại trừ trường hợp ông Trump sẽ thay đổi những tuyên bố mà ông từng đưa ra lúc tranh cử Tổng thống khi chính thức lên cầm quyền để phù hợp hơn với nước Mỹ.
Bảo Lâm
Theo VNE
Apple khó sản xuất iPhone tại Mỹ
Donald Trump từng tuyên bố sẽ buộc Apple sản xuất iPhone, MacBook... trong nước nếu trở thành tổng thống Mỹ.
Tháng 1/2017, Donald Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ và có thể nhiều tuyên bố ông đưa ra trong quá trình tranh cử sẽ thành hiện thực. Một trong số đó là đảm bảo Apple "sản xuất sản phẩm của họ ngay tại Mỹ". Đây là một trong những hành động "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" (make America great again) bởi hiện đa số các công ty phần cứng của Mỹ đều thuê lắp ráp sản phẩm tại châu Á, nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc thay thế chuỗi cung ứng tại châu Á mà các hãng công nghệ như Apple đang phụ thuộc cũng như xây dựng những nhà máy quy mô như thế tại Mỹ không hề dễ dàng.
Báo Wall Street Journal lấy ví dụ, cách đây vài năm, khi Jabil Circuit cần sản xuất linh kiện điện tử với sản lượng lớn, họ đã tuyển được 35.000 công nhân Trung Quốc chỉ trong chưa đầy 6 tuần. "Không một nước nào khác có thể huy động con số lớn và nhanh như vậy", John Dulchinos, Phó chủ tịch Jabil, nhận định. "Châu Á có nguồn cung ứng thực sự mạnh".
Một dây chuyền tại Foxconn, nhà máy sản xuất iPhone cho Apple. Ảnh: Wired
Ý tưởng chuyển sản xuất phần cứng từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm hàng trăm nghìn nhân công có tay nghề, kỹ năng sẽ mất rất nhiều thời gian và tại thời điểm này thì có thể nói là bất khả khi. Năm 2012,New York Times đã nêu lý do Apple cần đến những nhà máy linh hoạt và hiệu quả như ở Trung Quốc.
Một cựu lãnh đạo Apple mô tả với tờ báo này về việc một nhà máy Trung Quốc phải thay đổi hàng loạt dây chuyền lắp ráp iPhone chỉ vài tuần trước khi điện thoại lên kệ vì Apple quyết định thiết kế lại màn hình iPhone vào phút cuối.
"Những màn hình mới được đưa đến nhà máy gần nửa đêm. Một quản đốc lập tức điều động 8.000 công nhân đang ngủ trong ký túc. Họ được phát một chiếc bánh quy, một tách trà và chỉ nửa tiếng sau đã bắt tay vào việc gắn màn hình vào khung trong ca trực kéo dài 12 tiếng, nhanh chóng cho ra lò 10.000 iPhone mỗi ngày", vị cựu lãnh đạo Apple kể. "Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn thiện. Bạn cần 1.000 gioăng cao su ư? Nhà máy kế bên sẽ đáp ứng điều đó. Bạn cần một triệu ốc vít? Nhà máy đó chỉ cách đây một dãy nhà. Hay bạn cần con ốc khác với khuôn sẵn có? Yên tâm, chỉ mất ba giờ để làm khuôn mới".
Trong chương trình "60 Minutes" của CBS News cuối năm 2015, CEO Tim Cook cho hay, lao động giá rẻ không phải lý do họ lắp ráp hầu hết sản phẩm tại Trung Quốc. Thay vào đó, người đứng đầu Apple nói rằng tại đây có đội ngũ công nhân lành nghề. Sản xuất là một kỹ năng trọng tâm trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, Tim Cook cho biết thêm.
Châu An
Theo VNE
Số phận Silicon Valley dưới triều đại Donald Trump Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, gần như tất cả lãnh đạo Silicon Valley đều quay lưng với ông Donald Trump. Giờ là lúc họ phải đối mặt với thực tế mới. Silicon Valley sẽ khó được ưu ái như trước. Dưới triều đại Obama, Washington luôn tỏ ra thân thiện với Silicon Valley. Cả hai đều hài lòng với mối quan...