iPhone 6S ‘nhái’ của Trung Quốc giống hàng thật đến kinh hoàng
iPhone 6S “nhái” của Trung Quốc giống hệt hàng chính hãng đến chi tiết, theo trang công nghệ Cultofmac (Mỹ).
iPhone 6 lần đầu tiên được giới thiệu vào tháng 9.2014 – Ảnh: Reuters
Chỉ còn vài tháng nữa là chiếc iPhone thế hệ tiếp theo của Apple (iPhone 6S/iPhone 7) sẽ chính thức được giới thiệu với người dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, từ trang mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) đã rộ tin đồn về chiếc iPhone màu hồng, được cho là hình ảnh rò rỉ của iPhone 6S sắp công bố.
Anh Jonathan Morrison, một blogger Mỹ đã quyết định tìm mua chiếc iPhone 6S màu hồng và cho ra mắt cộng đồng mạng video “đập hộp” nhằm so sánh với bản iPhone 6 hiện tại. iPhone 6S phiên bản màu hồng này thật ra là sản phẩm “nhái” đến từ nhà sản xuất Trung Quốc.
“Đập hộp” iPhone 6S giả – Ảnh chụp màn hình YouTube
Video đang HOT
Điều đáng ngạc nhiên là bản sao này giống iPhone 6 thật đến kinh hoàng. Hầu hết chi tiết trên máy từ màu hồng mà nhiều người vẫn dự đoán, đến các phụ kiện theo máy như tai nghe earpod, cáp lightning và sách hướng dẫn đều có thiết kế bên ngoài y hệt hàng chính hãng.
Trong video đánh giá sản phẩm, Morrison cho biết nhờ vào khả năng tùy biến của Android mà chiếc iPhone 6S “rởm” này có giao diện của hệ điều hành iOS, thậm chí có những tác vụ và hiệu ứng đẹp mắt như hàng thật.
Điểm khác biệt lớn nhất của chiếc iPhone 6S giả này là cửa hàng ứng dụng trực tuyến App Store. Mặc dù có hẳn một icon y hệt App Store của iPhone thật, nhưng khi nhấp vào thì ứng dụng lại mở ra Play Store, cửa hàng trực tuyến của Android.
Tất nhiên, chiếc điện thoại “nhái” này không hề sở hữu công nghệ mới như Force Touch, Cultofmac khẳng định.
Số lượng iPhone thế hệ kế tiếp do Apple đặt sản xuất đã tăng đột biến trong đợt này, rõ ràng “nhà táo” đang rất kỳ vọng họ có thể bán ra khối lượng lớn iPhone 6S.
iPhone 6S “nhái” có giao diện y hệt iOS của iPhone thật – Ảnh chụp màn hình YouTube
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Theo chân Xiaomi, người Trung Quốc ồ ạt sản xuất điện thoại
Theo Reuters, chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn USD, người ta đã có thể mở ra một công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc.
Tiếng gọi hấp dẫn của thị trường di động lớn nhất thế giới đang tạo ra những hãng điện thoại kiểu mới tại Trung Quốc - nơi những công nhân trộn bê tông, thợ sửa chữa tủ lạnh hay ca sĩ nhạc rock cũng rủ nhau sản xuất điện thoại. Reuters đưa tin, họ nhìn Xiaomi như là biểu tượng của thành công.
Tuy nhiên, thị trường di động Trung Quốc vừa chứng kiến lần đầu tiên sụt giảm sau 6 năm, trong khi Xiaomi cũng có quý đầu tiên giảm doanh số. Điều này dấy lên những cảnh báo về việc có hay không cơ hội thành công của những công ty như SANY (vốn sản xuất máy công trình) hay Gree Electric Appliances của ngôi sao nhạc rock Cui Jian.
Thành công chóng vánh của Xiaomi khiến nhiều người ảo tưởng về cơ hội kiếm tiền dễ dàng từ thị trường di động Trung Quốc. Ảnh: Cnet.
Trong một thị trường đông đúc, các hãng khởi nghiệp phải thuyết phục người dùng bỏ qua những thương hiệu danh tiếng với những smartphone chất lượng cao, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho hay.
"Không dễ bị phá sản khi sản xuất smartphone, nhưng kiếm được lợi nhuận thì rất khó khăn", nhà phân tích CK Lu của Gartner Đài Loan chia sẻ. "Nếu không tìm ra hướng đi khác biệt, bạn sẽ đặt mình vào một thị trường đã bão hòa".
Trung Quốc có khoảng 155 thương hiệu smartphone, với khoảng 1.000 model khác nhau cùng xuất hiện trên thị trường. Trong một năm, nước này có thêm gần 50 thương hiệu mới, theo Counterpoint Research. Ấn Độ - trong khi đó - có khoảng 103 thương hiệu smartphone.
Tuy nhiên, hơn 100 hãng sản xuất nhỏ chỉ chiếm khoảng 1/5 thị phần. Số còn lại nằm trong tay top 10 ông lớn di động, trong đó có Apple, Samsung, Lenovo, Huawei và cả Xiaomi.
Cổ tích không có thực
Để đưa một chiếc smartphone ra thị trường Trung Quốc, chi phí bỏ ra cho một hãng khởi nghiệp (startup) khoảng vài trăm nghìn USD, trong đó chủ yếu là chi phí xin cấp phép và mượn thiết kế có sẵn. Với quy mô lớn hơn, bao gồm tự thiết kế, marketing, các kênh phân phối offline, số tiền bỏ ra lên đến vài trăm triệu USD.
Không nhiều hãng khởi nghiệp có thể tiếp cận phần đông người dùng như Xiaomi. Một số công ty sẵn sàng bù lỗ cho mảng di động, bù đắp bằng những mảng khác. Cơ hội tốt nhất của họ là liên kết smartphone với những mảng khác như thiết bị đeo thông minh hay nhà thông minh, Neil Shah cho hay.
Tuy nhiên, phần nhiều hãng khởi nghiệp Trung Quốc vẫn bị ảo tưởng từ thành công của Xiaomi. Tháng 12/2014, Xiaomi được định giá 45 tỷ USD, sau chưa đến 5 năm thành lập.
Tuy nhiên, cơ hội của các hãng khác không sáng sủa như vậy. "Tôi nghĩ, không quá 3 thương hiệu có thể thành công trên thị trường di động trong tương lai ngắn. Số còn lại chỉ chiếm thị phần rất nhỏ", Giám đốc nghiên cứu của Canalys tại Trung Quốc cho hay. "Nếu vẫn muốn tìm kiếm lợi nhuận chỉ từ việc bán điện thoại, cơ hội là rất rất ít".
Đức Nam
Theo Zing
Điện thoại nội địa Trung Quốc tràn ngập thị trường Từ chỗ chỉ có mặt tại một vài cửa hàng chuyên kinh doanh điện thoại nội địa Trung Quốc, đến nay mặt hàng này đã phủ sóng khắp thị trường. Ngày một nhiều các mẫu điện thoại nội địa Trung Quốc được đưa về Việt Nam. Nếu như trước đây, những người muốn mua các mẫu điện thoại của Xiaomi, Meizu phải tìm...