iPhone: 6 năm một chặng đường huyền thoại
6 năm trước, khi cả thế giới công nghệ đang nói đến câu chuyện thế nào là một chiếc smartphone, Nokia và Symbian Foundation đang sung sướng với chiến thắng trước Windows Mobile và đang lên kế hoạch định hình thế giới smartphone bằng những sản phẩm mà bây giờ chúng ta gọi là feature phone thì tại một hội trường tại California, CEO của một công ty chuyên sản xuất PC: Apple Computer tung ra một sản phẩm mà sau đó trở thành ông vua, chuẩn mực của thế giới công nghệ. Sản phẩm đã khiến các đối thủ buộc phải vứt kế hoạch 5 năm của mình vào sọt rác. Biến những kẻ chống đối thành những kẻ thất bại: iPhone.
iPhone ra đời bởi một công ty khi đó không hề có kinh nghiệm sản xuất điện thoại di động và cũng chỉ là một kẻ thất bại trên thị trường PC truyền thống. Ra đời trong hoàn cảnh cả thế giới chìm trong cơn sốt Symbian và Apple gần như đơn độc. Chiếc điện thoại được ra đời bởi một công ty mà chỉ vài năm trước đó còn phải vật lộn chống lại nguy cơ phá sản sau này đã trở thành tượng đài, hoa tiêu của cả thế giới công nghệ. iPhone, là đầu tầu trong công cuộc khôi phục vĩ đại của Steve Jobs, nhân tố chính đưa công ty này lên mức giá trị thị trường kỷ lục trong lịch sử thế giới vào cuối năm 2012.
Cười nhạo và nghi ngờ
Khi iPhone ra mắt, không phải ai cũng tin vào sự thành công của sản phẩm này và tin vào việc nó trở nên vĩ đại như ngày nay càng ít. Thậm chí chính Steve Jobs và các lãnh đạo của Apple còn hi vọng giành 1% thị phần thị trường smartphone khi đó. Tuy nhiên, ngày nay, Apple kiểm soát tới 17% thị trường. Tầm ảnh hưởng của iPhone thậm chí còn lớn hơn rất nhiều nếu tính theo lượng sử dụng và tần suất sử dụng thực tế.
Nhiều người cười nhạo lời mở đầu của Steve khi giới thiệu iPhone: “Today, Apple is going to reinvent the phone. Thậm chí, họ, trong đó có cả CEO của Microsoft Steve Balmer đã cho rằng iPhone sẽ trở thành trò cười. Có điều, sau này chính ông trở thành trò cười vì phát biểu của mình.
Khi đó, cả thế giới vẫn đang quay cuồng với bàn phím QWERTY và người ta cho rằng người dùng sẽ không thích và sẽ không quen với việc sử dụng bàn phím ảo cảm ứng của iPhone. Tất nhiên, với chất lượng cảm các màn hình cảm ứng thông thường khi đó, điều này là dễ hiểu. Thậm chí, người ta còn cho rằng việc sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung sẽ khiến Apple thất bại bởi iPhone lúc đó quá đắt so với các đối thủ.
Người ta cũng nghi ngờ bởi Apple trước đó hoàn toàn không có kinh nghiệm gì trong việc sản xuất điện thoại trong khi các đối thủ như Nokia hay RIM khi đó quá mạnh với hệ thống phân phối, sản xuất rộng lớn và mạnh mẽ khắp thế giới. Một công ty có doanh thu “chỉ” 8 tỷ USD làm sao có thể cạnh tranh với RIM hay Nokia tại thời điểm đó?
Nhưng đó là một huyền thoại
Nếu phải chỉ ra một lý do để Apple iPhone thành công thì lý do thuyết phục nhất đây là một sản phẩm quá tuyệt vời, đi trước thời đại và thể hiện sự vĩ đại của Apple dưới thời Steve Jobs.
iPhone 2G ra đời trong thời điểm mà tất cả còn đang sục sôi với thiết bị mà bây giờ chúng ta gọi là feature phone. Đập đổ mọi nguyên tắc, mọi chuẩn mực khi đó, Apple ra mắt iPhone. Một mình phát triển phần cứng, phần mềm. Một mình chống lại liên minh Symbian, liên minh khi đó đang sản xuất ít nhất 90% điện thoại trên thế giới. Chống lại cả quan tâm và xu hướng: bên phần cứng, bên phần mềm.
Video đang HOT
Những tro tàn cuối cùng của Symbian đang ra đi.
iPhone ra đời với sự tuyệt vời của mình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng và khiến cho kế hoạch 5 năm của các đối thủ trở nên vô dụng. Các ông lớn buộc phải chuyển mình và hậu quả là sự sụp đổ của những “người chơi” chuyển mình quá chậm chạp như Nokia hay RIM. Trong 6 năm của kỷ nguyên iPhone, điện thoại thông minh được định hình bởi sản phẩm này: màn hình cảm ứng lớn, cảm ứng điện dung và ít nút.
Thành công của iPhone được Steve nhấn mạnh ở ba điểm: tốt, dễ dùng và thiết kế đẹp. Thực thế, trong suốt 6 năm vừa rồi, iPhone đã chinh phục người dùng bằng những điều như vậy. Có thể, iPhone không phải chiếc điện thoại mạnh nhất, mỏng nhất, hay tốt nhất với mọi đối tượng nhưng có thể khẳng định nó là chiếc điện thoại đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhiều người nhất.
iPhone, không chỉ thành công với vai trò của một chiếc điện thoại, nó được coi là kẻ mở đầu cho kỷ nguyên smartphone thực sự, thay đổi hoàn toàn hướng phát triển của thế giới công nghệ. iPhone, thậm chí có ảnh hưởng tạo động lực để nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng đến 0,5%.
Có người yêu, có người ghét nhưng không ai dám phủ nhận tầm quan trọng, đóng góp và những ảnh hưởng của chiếc điện thoại này với sự phát triển của ngành công nghệ thế giới.
Sinh nhật 6 tuổi đầy khó khăn
Bước qua tuổi thứ 6, iPhone đã không còn được người cha đẻ của nó chăm chút, sự ra đi của ông gần như cùng thời điểm với iPhone thế hệ 5 là sự mất mát hết sức đáng tiếc. iPhone 5 và iOS 6, chiếc iPhone ít chịu ảnh hưởng của Steve nhất đang đánh mất phong độ và sức mạnh của iPhone – một sản phẩm luôn đặt sự hoàn hảo và tinh tế lên đầu, bằng cách mắc những lỗi hết sức ngớ ngẩn.
Có thể, iPhone 5 vẫn là chiếc điện thoại tốt nhất, bán chạy nhất… nhưng sức mạnh của iPhone đã thực sự suy giảm so với những phiên bản trước đó. Điều này cộng thêm với tốc độ phát triển khủng khiếp của các đối thủ khiến cho khoảng cách giữa iPhone và phần còn lại ngày càng nhỏ. iPhone, đang bước qua một tuổi mới trong muôn vàn khó khăn.
Xin chúc mừng sinh nhật 6 tuổi iPhone.
Theo genk
Những hệ điều hành smartphone nhỏ bé liệu có khả năng sống sót?
Đã bao giờ bạn có ý định mua một chiếc smartphone chạy hệ điều hành Ubuntu, Tizen hay Firefox.
Câu trả lời của đa số các bạn sẽ là: Không.
Tại sao vậy? Hiện tại, trên thế giới chỉ có Android và iOS là hai hệ điều hành đang có khả năng tranh giành vị trí thống trị thế giới và không hề có dấu hiện đi xuống. Cả hai hệ điều hành này đều có một hệ sinh thái cực kì phát triển khiến cho việc chia sẻ thông tin từ dịch vụ này sang dịch vụ khác và thậm chí là giữa các thiết bị cầm tay với một quá trình khá đơn giản và thống nhất. Ứng dụng dành cho chúng được phát triển rất tốt và các cập nhật phần mềm của chúng luôn đủ để những người sở hữu nó có những trò mới để khoe khoang.
Trong thời điểm hiện nay, Microsoft đang phải móc hết hầu bao của mình để bảo vệ thị phần 2 con số của mình và BlackBerry OS 10 của RIM đang được kì vọng sẽ kéo được lượng fan hùng hậu của nó quay trở lại. Đây không phải là thời điểm mà những hệ điều hành mới chập chững bước chân vào thị trường sẽ được chào đón.
Vì thế, với bốn hệ điều hành đang cạnh tranh nhau mạnh mẽ như hiện nay thì có vẻ như sẽ chẳng có ai để ý nhiều đến một nền tảng được tung ra bởi một nhà chế tạo trình duyệt (Firefox), một tên tuổi phần cứng có một hệ thống phần mềm ghi nhận và đưa ra chỉ dẫn giọng nói kém cỏi (Tizen của Samsung) và một hệ điều hành dựa trên nhân Linux vẫn chủ yếu chỉ được dùng cho máy bàn dù đã nỗ lực trong bao năm.
Những mù mờ khi lựa chọn
Tất nhiên là bạn có thể cho rằng cuộc đua tứ mã này không có vẻ gì là thú vị lắm khi mà BlackBerry vẫn còn đang đứng trên một vách núi chênh vênh còn một số phiên bản của ba hệ điều hành còn lại là iOS, Android và Windows Phone có vẻ sẽ được chào đón nồng nhiệt. Bên cạnh đó, khách hàng luôn muốn có nhiều lựa chọn. Về mặt lý thuyết thì là như vậy nhưng hãy nhớ lại thời điểm năm 2009 khi mà 6 hệ điều hành di động lớn là BlackBerry, Symbian, Windows Mobile, Palm WebOS, iPhone và Android đang ganh đua nhau tranh giành lượng người dùng. Sự cạnh tranh khi đó vô cùng khắc nghiệt và cũng không kém phần phức tạp với số lượng người dùng lên xuống thất thường, số thiết bị cầm tay hạn chế cùng sự phát triển ứng dụng và hệ điều hành bị kìm hãm.
Một năm trước, Windows Phone của Microsoft và WebOS của Palm đã ngã gục còn BlackBerry của RIM thì chẳng có gì mới mẻ. Công nghệ của Nokia vẫn hỗ trợ Symbian nhưng khi Windows Phone được Microsoft khởi động lại thì nó lại bị xem nhẹ.
Có rất nhiều lý do giúp cho toàn cảnh thị trường di động được ổn định như hiện nay khi mà vị trí của một số hệ điều hành trên đã được củng cố. Để giúp những hệ điều hành non trẻ chiến thắng trong cuộc đua khốc liệt này, nó phải có một ngân quỹ lớn, phần cứng có khả năng cạnh tranh cực kì cao cùng những tính năng hoặc cách tiếp cận thực sự mới.
Trong ba hệ điều hành này, Firefox và Ubuntu có những nhà phát triển tận tâm nhất còn Samsung thì có đủ tiền và sức mạnh để đưa hệ điều hành của mình đến với một thiết bị công nghệ cao. Tuy vậy, hiện tại thì vẫn chưa có bất kì hãng nào trong số này có một kế hoạch phần cứng cụ thể cho năm 2013 hoặc 2014.
Nhân tố Android
Không phải tôi muốn lập luận rằng tình trạng hiện tại sẽ đủ vững chắc để không có bất kì ai có thể chen chân vào được. Thực tế, iPhone và Android đã cực kì thành công khi mới nhảy vào thị trường di động giai đoạn trước năm 2007.
Cả iOS và Android đều có một mô hình phát triển mới (khả năng điều khiển bằng trực giác của iOS và mã nguồn mở của Android) và được hậu thuẫn bởi rất nhiều các công ty có một túi tiền không đáy và các phần cứng tuyệt vời. Ngoại trừ Samsung, ba hệ điều hành trên khó mà có được một sự phát triển mạnh mẽ như vậy.
Vẫn còn cơ hội?
Tuy vậy, việc toàn cảnh thị trường di động hiện nay khó chấp nhận một nền tảng smartphone thứ năm hay thứ sáu không có nghĩa là không có hệ điều hành nào trong 3 hệ điều hành này có thể được sử dụng rộng rãi.
Các tổ chức và nhà phát triển yêu mến Linux đã gắn bó với Ubuntu và Firefox OS bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Hai hệ điều hành trên có thể trở thành một môi trường mở cho những thử nghiệm thú vị trước khi các tính năng và thiết kế của nó trở thành một trào lưu chính thống.
Chúng vẫn còn rất nhiều cơ hội tại các nước đang phát triển nơi mà rất nhiều người giờ mới chuyển từ điện thoại thường sang smartphone. Theo một ước tính thì có khoảng 1,7 tỉ smartphone đã được bán ra trong năm 2012. Con số này cho thấy số người dùng smartphone đang tăng theo từng năm khi smartphone đang tiến sâu hơn vào các thị trường vẫn chưa được khai thác hết.
Những phần cứng rẻ tiền đi cùng một mã nguồn mở đơn giản có thể "lừa" được những người mới dùng smartphone sử dụng những thương hiệu OS không tên tuổi.
" Web là nền tảng"
Một thứ đáng để chúng ta chú ý đến Tizen, Ubuntu và Firefox đó là sự chú trọng vào mã nguồn mở linh hoạt và bộ tiêu chuẩn Web HTML5 đáng tin cậy. Cả hai hệ điều hành này dựa vào các giao thức Web được sử dụng phổ biến trong các thiết bị của nhiều thương hiệu khác nhau và những mã lệnh riêng để lưu trữ dữ liệu lên nền tảng đám mây ngay cả khi offline. Để có một cơ hội để đột phá và tạo vị trí vững chắc như iOS và Android từng làm thì cả RIM và Windows Phone đã phải trải qua ít nhất một lần thất bại rồi sau đó được phục hồi lại giống như cách mà WebOS sẽ có thể làm. Và chúng ta sẽ còn thấy các hệ điều hành mới này làm như vậy cho đến khi cảm thấy đủ, tức thành công hoặc thất bại hoàn toàn và đi vào quên lãng. Tuy vậy, chờ đến được thời điểm đó thì những kẻ đang dẫn đầu cuộc đua cũng đã có những phương sách đối phó và những hệ điều hành mới tiến vào sẽ chẳng bao giờ gây được tiếng vang nào đáng kể.
Theo Genk
Duy nhất iPhone 'dính' lỗ hổng SMS giả mạo Các nhà nghiên cứu cho biết, những nền tảng smartphone khác không mắc phải lỗ hổng có thể bị lợi dụng để gửi tin nhắn giả mạo như trên iPhone. Đầu tháng này, xuất hiện thông tin cho biết iPhone dễ bị lợi dụng để gửi đi tin nhắn văn bản giả mạo. Ngay sau đó, công ty bảo mật AdaptiveMobile đã tiến...