iPhone 5 sắp được sản xuất bằng robot?
Sau hàng loạt những vụ tự tử và những chỉ trích về điều kiện nhà máy làm việc, các nhà sản xuất phần cứng Đài Loan đã thông báo một kế hoạch vào năm ngoái, để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí nhân công.
Foxconn, nhà sản xuất điện tử khổng lồ ở Trung Quốc nổi tiếng với việc sản xuất các iDevice, thường xuyên bị chỉ trích vì điều kiện làm việc nghèo nàn, gần đây đã thông báo việc thay thế các công nhân nhà máy bằng các robot.
Sau một loạt những vụ công nhân tự tử tại nhà máy Foxconn, nhà sản xuất phần cứng cho Apple, Hewlett-Packard, Dell và Sony đã công bố ý định của mình năm ngoái để thay thế một số lượng lao động bằng robot. Terry Gou, người sáng lập và là chủ tịch của công ty, nói với các nhân viên tại một buổi khiêu vũ vào tháng 7 năm 2011, bước tiến này nhằm để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cho nhân công.
Đợt hàng đầu tiên gồm 10.000 con robot – có nickname “Foxbots” – đã cập bến đến ít nhất một trong những nhà máy của Foxconn, cùng với hơn 20.000 robot nữa đến cuối năm nay. Mỗi con robot tốn khoảng 20.000$ – 25.000$ chi phí sản xuất, gấp khoảng 3 lần lương trung bình trong một năm của một công nhân Foxconn.
Mỗi con robot thế này có giá khoảng 20.000$ – 25.000$
Video đang HOT
Foxconn, hiện có khoảng 1.2 triệu nhân công ở Trung Quốc, đã bị giám sát kĩ lưỡng trong một vài năm qua dựa theo những báo cáo về các công nhân tự tử tại các cơ sở của công ty. Công ty này cũng bị tố sử dụng lao động vị thành niên, điều kiện sống nghèo nàn tại nhà ở ký túc xá của mình và ép nhân viên làm việc quá nhiều.
Trước khi công bố việc sẽ sử dụng robot vào năm ngoái, ít nhất 16 công nhân đã tự tử kể từ đầu năm 2010 tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến, Trung Quốc, một nhà máy sử dụng hàng trăm ngàn công nhân.Thêm 3 trường hợp đã có ý định tự sát tại nơi làm việc.
Hầu hết các vụ tự tử đều bằng cách nhảy từ tòa nhà. Để đáp ứng với tình thế, công ty hứa sẽ cài đặt “lưới ngăn tự tử” để ngăn cản nhân viên nhảy, cũng như nâng mức lương thêm 25%.
Các tấm lưới ngăn tự tử được lắp đặt quanh ký túc xá của Foxconn.
Các cơ sở của Foxconn cũng đã rung chuyển bởi các cuộc bạo động liên quan đến công nhân nhà máy. Một giờ chống bạo động kéo dài liên quan đến hàng nghìn nhân viên buộc một nhà máy Foxconn ở Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa vào tháng Tám. Trong khi Foxconn xác nhận sự cố và hứa sẽ giải quyết nguyên nhân, công ty đã phủ nhận một báo cáo cho rằng 3.000 đến 4.000 công nhân đã tổ chức một cuộc đình công khác tại một nhà máy sản xuất Foxconn vào tháng Mười.
Theo Genk
HTC và Apple: Hòa bình có lợi hơn nhiều chiến tranh
HTC và Apple vừa đạt được thỏa thuận bản quyền trong 10 năm, trong đó hai hãng này được sử dụng mọi bản quyền của nhau trên các thiết bị của mình.
Tuy thỏa thuận bản quyền này không công bố các điều khoản chi tiết, nhưng nó thực sự là một thắng lợi lớn cho HTC dù không rõ công ty này phải "cống nạp" bao nhiêu cho Apple. Đặc biệt là công ty sản xuất thiết bị di động Đài Loan này có quyền sử dụng các thiết kế như slide to unlock (vuốt để mở khóa), tìm kiếm trên toàn bộ thiết bị... điều mà đối thủ Samsung bị cấm. Một lợi thế cạnh tranh với Samsung mà không hãng sản xuất khác nào có được, ngoài Apple.
Thỏa thuận cũng là cách để HTC trả cho Apple một khoản phí để đỡ nhức đầu và tốn tiền cho những tranh chấp tại tòa án vốn rất dai dẳng và tốn kém (dù thắng hay thua). Và thực sự thì cái giá mà HTC phải trả cho "thuế bản quyền" này không quá đau đớn. Bởi một công ty đang làm ăn không được khấm khá như HTC không đủ tiền để trả cho những khoản phí bản quyền khổng lồ mà Apple đòi hỏi Samsung. Công ty có doanh thu 588 triệu USD trong tháng 10 và gặp sự sụt giảm thị phần lên tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái này khó lòng mà trả khoản phí bản quyền lên tới 30 USD trên mỗi chiếc điện thoại và 40 USD trên mỗi chiếc máy tính bảng bán ra.
Apple "tháo róng" kiện tụng cũng giúp cho HTC giành sức đầu tư vào thiết kế và sáng tạo sản phẩm. Khi mà gần đây các sản phẩm Android của HTC được đánh giá là không có đột phá gì về thiết kế. Còn HTC 8X và 8S chạy Windows Phone thì bị đánh giá là khá giống dòng Nokia Lumia, dù có một số điểm khác biệt.
Windows Phone 8X (trái) và Nokia Lumia 900.
Với Apple, ký thỏa thuận với HTC là một chiêu bài để hợp thức hóa hành động kiện Samsung cuồng nhiệt của hãng này một cách "chính nghĩa" nhất có thể. Thực tế thì chiến thắng của Apple trước Samsung không có mấy bất ngờ và "thể hiện sức mạnh kiện tụng" của Apple mấy. Đơn giản bởi vì Samsung có quá nhiều sản phẩm có những nét tương đồng về thiết kế với sản phẩm của Apple và sự vi phạm của một số sản phẩm Samsung sản xuất cách nay 1 2 năm là điều dễ nhận thấy.
Hơn nữa, thỏa thuận bản quyền với HTC giống như một thông cáo không chính thức của Apple "Chúng tôi có giá nhất định chứ không phải kẻ quấy rối bản quyền chuyên kiện tụng các hãng khác". Khi các hãng smartphone khác thấy có thể đàm phán hòa bình với Apple, họ sẽ không đặt nặng việc gây chiến tranh với hãng sản xuất nắm giữ nhiều bản quyền quan trọng này nữa. Vì thế các hãng khác sẽ đề cao "đàm hơn đánh" với Apple.
HTC cũng đang xuống dốc, đội ngũ lãnh đạo Apple biết rõ điều đó. Và thỏa thuận bản quyền là một mũi tên bắn trúng 2 chú chim. Apple không cần phải tốn quá nhiều thời gian và công sức cho một công ty đang điêu đứng. Mà với thỏa thuận, họ có thể giúp HTC phát triển hơn, từ đó cạnh tranh với đối thủ lớn nhất trên thị trường Android hiện tại, Samsung. Việc bỏ qua HTC và các đối thủ nhỏ khác (trong tương lai) có thể giúp Apple rảnh tay tấn công và tiêu diệt 2 đối thủ làm hãng khó chịu nhất hiện tại là Samsung và Google (hiện đang nắm giữ Motorola).
Thị phần của iOS chỉ còn là 15% so với 75% của Android. Apple có lẽ đang dẹp bớt những việc vụn vặt để tập trung tấn công Google và Samsung để lấy lại thị phần. Hoặc làm điều mà iFan mong mỏi hơn cả, dành thời gian cải thiện thiết kế và những phần mềm trên iOS, để có những iDevice đẹp hơn và tránh những lỗi khó chịu như trên iPhone 5 hay Apple Maps.
Theo Genk
Lenovo trở thành nhà cung cấp laptop lớn nhất Hãng sản xuất Trung Quốc vừa có một quý tài chính thứ hai thành công với thị phần máy tính toàn cầu theo sát nút HP, đồng thời còn giành lấy vị trí dẫn đầu trong các nhà cung cấp laptop. Lenovo vừa trở thành nhà cung cấp laptop lớn nhất. Ảnh: Businessweek. Trong quý tài chính thứ hai (kết thúc vào ngày...