iPhone 5 có thể chứa thành phần hóa chất độc hại
Hầu hết các thiết bị điện thoại đều chứa những thành phần hóa học kim loại nặng và ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Một chiếc smartphone được cấu tạo từ rất nhiều loại vật liệu hóa học khác nhau. Và liệu chúng có thể gây hại tới sức khỏe con người hay không. iFixit và HealthyStuff.org đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm thành phần hóa học của 36 mẫu điện thoại khác nhau, bao gồm cả iPhone 5 của Apple.
Kết quả chấm điểm mức độ độc hại (điểm càng lớn càng độc hại).
Kết quả bài kiểm tra cho thấy, chỉ có 6 mẫu smartphone chứa ít hoá chất độc hại gồm: Motorola Citrus, iPhone 4S, LG Remarq, Samsung Captivate, iPhone 5 và Samsung Evergreen. Trong khi đó, có khoảng 24 mẫu điện thoại có thành phần hoá học độc hại ở mức trung bình, nổi bật là iPhone 4, iPhone 3G, Galaxy S III, HTC Evo 4G, Motorola Droid X và BlackBerry Bold 9000. 6 mẫu smartphone chứa nhiều chất độc hại còn lại đều là những model cũ như iPhone thế hệ đầu, Palm m125, Motorola MOTO W233 Renew, Nokia N95, BlackBerry Storm 9530 và Palm Treo 750.
Video đang HOT
Các smartphone đời sau có mức độ độc hại thấp hơn so với các thế hệ trước.
Tính chất độc hại của một số loại hóa chất thậm chí đã đầu độc các công nhân trên dây chuyền lắp ráp, nơi sử dụng hóa chất n-hexane để làm sạch kính trong khi lắp ráp thiết bị. Nghiên cứu chỉ ra rằng các mẫu điện thoại mới có chứa ít hóa chất độc hại hơn so với các model trước đó. iPhone 5 được đánh giá là chiếc điện thoại khá thân thiện với môi trường khi chứa thành phần hóa học độc hại như clo, chì và thủy ngân nhưng ở mức chấp nhận được.
Chỉ số mức độ độc hại trên iPhone 5 là tương đối tốt.
Theo iFixit, mỗi năm có 130 triệu điện thoại di động được đem ra bãi rác nhưng chỉ 8% số đó được tái chế đúng cách. Phần còn lại được xử lý cẩu thả nằm ở các bãi rác hoặc lò đốt và kim loại nặng do đó bị rò rỉ vào nước ngầm hoặc vào không khí. Vấn đề các chất gây ô nhiễm trên là nguyên nhân gây ra một số bệnh hiểm nghèo liên quan đến tuyến giáp, gan, và các bệnh miễn dịch.
Theo Genk
4 năm chặng đường vươn tới thành công của Android
Hệ điều hành di động Android đã tròn 4 tuổi.
Ngày 23 tháng 9, hệ điều hành mở Android đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 4 của mình. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2008, trên blog của các nhà phát triển hệ điều hành Android có một thông báo rằng Android 1.0 SDK đã được phát hành. Một tháng sau, điện thoại chạy Andord đầu tiên là T-Mobile G1 đã được tung ra. Khi đó, T-Mobile G1 còn phải cạnh tranh với một đối thủ rất mạnh là Apple iPhone 3G và các đối thủ thuộc dòng điện thoại feature phone như LG Dare và Samsung Instinct.
T-Mobile G1 là chiếc điện thoại Android đầu tiên trên thế giới.
Sự ra mắt của T-Mobile G1 là không hoàn hảo bởi máy không được trang bị bàn phím QWERTY ảo, hỗ trợ xem video hay camera không thể quay phim. Android 1.5 hay còn gọi là Cupcake đã bị trì hoãn nhưng cuối cùng đã cải thiện đáng kể nhiều chức năng của điện thoại. Chỉ khi Android 2.0 được phát hành, giới công nghệ mới nhận ra rằng Android đang trở thành một hiện tượng và Motorola Droid là smartphone đầu tiên có thể cạnh tranh với iPhone của Apple.
Giờ đây, Android 4.1.1 Jelly Bean là hệ điều hành Android mới nhất. Android đã kiểm soát tới 68% thị phần smartphone toàn cầu trong quý II-2012. Samsung Galaxy S III là đại diện ưu tú của Android đã bán được hơn 20 triệu sản phẩm trong 100 ngày. Các số liệu mới nhất cho thấy có 480 triệu thiết bị Android đang được sử dụng và 1,3 triệu thiết bị được kích hoạt mỗi ngày. Android đang hứa hẹn sẽ trở thành nhà thống trị hệ điều hành di động trong tương lai không xa.
Theo Genk
Những dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử iPhone Sau 5 năm ra mắt model đầu tiên, iPhone trở thành biểu tượng thành công của làng công nghệ với 250 triệu máy được bán ra trên toàn cầu, nhưng cũng có vết xấu khi dính scandal "mất sóng" với iPhone 4. Tại hội nghị Macworld diễn ra vào tháng 1/2007, Steve Jobs và Apple đã gây bất ngờ khi công bố chiếc...