iPhone 4S trở thành smartphone chụp ảnh phổ biến thứ 2 trên Flickr
Chỉ một tháng sau khi phát hành, iPhone 4S đã nhanh chóng lọt vào top những smartphone chụp ảnh phổ biến chia sẻ ảnh lên mạng Flickr. Và đáng chú ý nhất, sản phẩm đã vượt qua rất nhiều tên tuổi trước đó để đứng ở vị trí thứ 2, chỉ sau iPhone 4.
Đồ thị trang web chia sẻ ảnh phổ biến cho thấy, iPhone 4S xếp trên iPhone 3G, 3GS cũng như HTC Evo 4G. Đứng đầu vẫn là iPhone 4, tuy nhiên đáng nói là smartphone này đã ra đời cách đây gần 18 tháng.
Rõ ràng, với việc trang bị camera 8 Mpx mạnh mẽ, vi xử lí lõi kép cùng nền tảng hệ điều hành iOS 5 cung cấp sẵn một loạt ứng dụng chỉnh sửa ảnh cũng như khả năng tải ảnh lên Flickr đã khiến iPhone 4S nhanh chóng trở thành thiết bị được nhiều nhiếp ảnh gia ưa thích. Thậm chí, một công ty thứ 3 cũng đã cho phát triển một ống kính dành riêng cho iPhone 4S nhằm giúp những người đam mê nhiếp ảnh có thể tăng thêm khả năng chụp ảnh cho thiết bị của mình.
Trên thực tế, iPhone 4 vẫn là thiết bị chụp ảnh phổ biến nhất chia sẻ hình lên Flickr, trong khi DSLR D90 của Nikon xếp ở vị trí thứ 2.
Theo Apple, hãng đã bán được 4 triệu iPhone 4S ngay trong tuần đầu tiên kể từ khi sản phẩm chính thức lên kệ vào ngày 14/10. Và ngay lập tức, người dùng đã nhanh chóng sử dụng iPhone 4S để tiến hành “săn ảnh” trải nghiệm và chia sẻ những hình ảnh này lên trang Flickr của mình.
So với tất cả các chức năng cũng như khả năng kiểm soát có trong máy ảnh DSLR, iPhone 4S được biết đến như là thiết bị khá đơn giản, nhưng với cảm biến 8 Mpx mới nhất từ Apple, chất lượng hình ảnh là rất ấn tượng.
Video đang HOT
Ngay cả nhiếp ảnh gia huyền thoại Annie Leibowitz cũng đã ca ngợi khả năng chụp ảnh của iPhone 4S khi cô cho rằng camera trên iPhone 4S được xem như là một máy chụp ảnh hiện đại trong ngày nay. Cô cho biết mình rất sẵn sàng giới thiệu smartphone mới nhất của Apple cho bất cứ ai muốn tư vấn chọn mua máy ảnh.
Với doanh số bán hàng ấn tượng của iPhone 4S, rõ ràng iPhone 4 sẽ sớm phải nhường vị trí quán quân cho iPhone 4S trong biểu đồ của Flickr.
Theo ICTnew
Ký sự về tiểu xảo "đánh tháo" hàng xách tay
Tại các quốc gia phát triển, hình thức tặng máy kèm gói cước dịch vụ cam kết khá phổ biến và qua đó người dùng có thể sở hữu miễn phí những siêu di động đắt tiền, tuy nhiên, với nhiều du học sinh Việt Nam, đây lại là cửa "kiếm chác" màu mỡ.
"Du học sinh mà không "ký bùng" vài cái điện thoại thì hơi phí"
Đây là nhận định của Anh Tuấn, một du học sinh Mỹ đã về Việt Nam sau 7 năm tu nghiệp tại quốc gia này. Vốn là một đất nước rộng lớn cùng các dịch vụ tiên tiến, lẽ dĩ nhiên các nhà mạng di động tại Mỹ luôn là những đơn vị tiên phong cho ra mắt các gói cước hấp dẫn cùng những siêu di động thời thượng.
Chẳng thế mà các du học sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại các thành phố lớn, nơi các nhà mạng như AT&T, Verizon, Sprint hay T-Mobile phủ sóng đều dễ dàng sắm cho mình một di động đắt tiền mà chẳng mất tiền. Bạn sẽ dễ dàng thấy cảnh du học sinh Việt Nam cầm các dòng máy cao cấp như HTC EVO 4G, iPhone 4 hay Motorola DROID Bionic trong khi nhiều người dân bản địa có khi vẫn còn sử dụng những chiếc di động cũ mèm xài mạng CDMA của LG.
Sành điệu là thế, nhưng thực chất việc sử dụng các di động đắt tiền của những du học sinh này đều bắt nguồn từ chính sách trợ giá của nhà mạng. Thay vì phải trả cả cục tiền lên tới 560 USD (tương đương 13, 14 triệu đồng) thì khi đăng ký dùng mạng, người dùng sẽ được lựa chọn giữa các gói cước linh hoạt với chi phí từ 40USD đến 60USD/tháng và cam kết dùng từ 1 đến 2 năm, một mức phí khá hợp lý tại một quốc gia đắt đỏ như Mỹ. Đổi lại, người sử dụng có thể được nghe gọi nội mạng miễn phí, SMS thoải mái hay sử dụng WiFi nội vùng khắp mọi nơi trong thành phố và dĩ nhiên là được tặng kèm... 1 siêu di động.
Bước 1 chọn máy; Bước 2 đăng ký gói cước; Bước 3 đóng bảo hiểm và báo mất máy; Bước 4 nhận máy đền rồi... về nước.
Và đây chính là kẽ hở để các du học sinh khôn lỏi thực hiện thủ thuật "ký bùng" - KÝ hợp đồng xong rồi BÙNG về nước. Tối đa một khách hàng có thể đăng ký được 1 máy trên 1 nhà mạng nhưng cũng có nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam đã đăng ký nhiều nhà mạng đồng thời, nhất là vào thời điểm sắp kết thúc khóa học và... về nước, để từ đó "rút lõi" một lúc 2,3 máy di động có giá trị.
Tất nhiên, những di động này phần lớn đều được nhà mạng đưa vào chế độ SIM lock nhằm ngăn chặn hành động "bùng tiền" như vừa nêu và bán máy trục lợi. Thế nhưng, trình độ "thành thần" của những hacker bẻ khóa di động hay những công cụ như Gevey SIM (unlock iPhone 4) đã khiến biện pháp của nhà mạng hoàn toàn bị vô hiệu.
Các gói cước cam kết và tặng máy là kẽ hở để các du học sinh lợi dụng.
Và từ đó, các máy di động đáng lẽ ra bị khóa mạng đều bị các du học sinh tuồn về bán chênh lệch thu lời cao bởi bản chất họ chẳng phải bỏ ra xu nào (hoặc 1 khoản rất nhỏ) để mua máy. Phần rủi ro khi các điện thoại di động này bị "bùng" nhà mạng cũng không phải chịu mà là các ngân hàng địa phương, nơi du học sinh mở tài khoản để xác thực việc đăng ký máy. Nhưng người đi nửa vòng trái đất rồi, tài khoản thì rỗng tuếch, các ngân hàng có muốn đòi tiền xem ra cũng khó và đành ngậm đắng cho qua chuyện.
Vậy là các dòng máy iPhone bản lock, HTC HD7 T-Mobile bản lock... cứ thế về Việt Nam bán ra với giá lãi cả chục triệu và lứa du học sinh này "truyền nghề" cho lứa đàn em kế cận khác để sao cho "ký bùng" được càng nhiều máy càng tốt.
"Ký bùng" là thực trạng phổ biến đến nỗi, nhiều đơn vị lập pháp tại các quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam du học, họ đều biết rõ "trò lỏi" này. Tuy nhiên, vì là chính sách bán hàng chung và do nhà mạng triển khai, kiểm soát nên nó không bị coi là một hình thức phạm pháp và bị truy tố.
Thanh Tùng, du học sinh tại xứ Bath, Anh cho biết: "Du học sinh thì cũng có 3, 7 đằng. Có những người sang chuyên tâm học hành nhưng có những người sang ăn chơi, phá và trục lợi. Có lần em làm mất cái di động, ra bảo hiểm làm thủ tục để được đền bù mà người ta cứ nhìn mình như thằng "ký bùng" điện thoại. Thủ tục cấp máy mới tất nhiên vẫn diễn ra nhưng cái ánh mắt của nhân viên bảo hiểm làm em ám ảnh mãi".
Máy lock mạng về Việt Nam dễ dàng unlock và sử dụng mà không gặp bất kỳ vấn đề gì về pháp lý do phá hợp đồng.
Quy trình "ký bùng" một điện thoại rất đơn giản, đầu tiên du học sinh lập một tài khoản tại ngân hàng địa phương rồi đăng ký hợp đồng sử dụng của một nhà mạng cùng gói cước kèm máy (máy càng đắt, càng "hot" thì càng tốt). Sau đó đóng phí bảo hiểm đồ vật với giá trị đền bù tương đương trong trường hợp xảy ra mất mát. Và sau đó cầm máy điện thoại về, dùng vài ba tuần rồi báo...mất để được cấp máy mới.
Tất nhiên hiện nay nhiều nhà mạng cũng như các quốc gia tại các nơi xảy ra tình trạng này đã ban hành nhiều biện pháp quản lý chặt hơn như 1 người chỉ được ký 1 hợp đồng hay sẽ truy thu tài khoản trong vòng 5 năm hay kiện ra tòa án kinh tế do phá vỡ hợp đồng... nhưng nó cũng không giảm được là bao tình trạng hợp đồng bị phá, máy bị mất vẫn tiếp diễn nhan nhản và người Việt lại có cơ hội mua máy...lock để đem đi unlock.
Các siêu di động phiên bản khóa mạng được rao bán nhan nhản tại Việt Nam (Ảnh: Muare).
Tại Việt Nam, do có bài học từ việc "ký bùng" tại các nhà mạng nước ngoài nên các đơn vị viễn thông như Viettel, VinaPhone đều rất chùn tay trong việc khuyến khích người dùng bằng hình thức tặng máy. Lấy ví dụ iPhone 4, để được máy miễn phí theo gói cước iPhone 0 đồng mà không phải đặt cọc trước tiền cước, người dùng sẽ phải chứng minh khá nhiều giấy tờ, giấy phép thành lập công ty, vốn điều lệ... mới được xét cấp mua máy.
Một lãnh đạo nhà mạng cũng từng cho biết: "Chúng tôi rất muốn áp dụng hình thức bán dịch vụ kèm máy mà không cần đặt cọc cước sử dụng nhưng ý thức và tập quán sử dụng của người Việt mình chưa sẵn sàng cho hình thức này và rủi ro với nhà mạng chúng tôi là rất cao, vì vậy rất khó để triển khai".
Cứ nhìn iPhone mới giá chỉ 200USD (4,2 triệu đồng) hay Motorola Droid 2 giá 80USD (khoảng 1,6 triệu đồng) thật đáng mơ ước nhưng xem ra đó vẫn chỉ là một tương lai xa và trong lúc đó, các du học sinh vẫn tiếp tục tuồn về các phiên bản iPhone, BlackBerry, HTC lock... vẫn bán rẻ vài chục % so với hàng nhập khẩu chính thức.
Theo ICTnew
Thẻ nhớ Wi-Fi hứa hẹn ăn khách trong năm tới Thẻ nhớ được trang bị kết nối Internet không dây cho phép người sử dụng camera nhanh chóng đăng ảnh lên các trang chia sẻ online mà không cần tải file về máy tính. Công nghệ này bắt đầu gây chú ý từ đầu năm ngoái tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2010 ở Mỹ khi công ty Eye-Fi trình làng...