IP game kinh điển Trung Quốc có giá trị 5.4 tỷ USD, gấp 2.5 lần Marvel, nhưng không phải là Tam Quốc
Tưởng rằng Marvel sẽ là một trong IP đắt giá nhất thế giới thì hóa ra thương hiệu kinh điển của Trung Quốc này mới là “top 1″.
Tính đến thời điểm hiện tại, Marvel vẫn là một trong những IP (bản quyền trí tuệ), một thương hiệu đắt giá bậc nhất trên thế giới. Đặc biệt là sau sự thành công của vũ trụ điện ảnh Marvel, hàng loạt các sản phẩm game từ PC/ Console cho tới Mobile đều mong muốn được sử dụng và hợp tác với IP này nhằm đem lại nguồn doanh thu vững chắc cho nhà phát triển. Tất nhiên thì cũng có một số trường hợp không được thành công cho lắm Marvel’s Avengers là ví dụ điển hình nhất.
Tưởng rằng, IP Marvel sẽ là một thương hiệu đắt giá bậc nhất trên toàn cầu thì hóa ra không phải, ít nhất là theo thống kê của Newzoo. IP giá trị nhất thế giới đến từ Trung Quốc với con số 5.4 tỷ USD, vượt xa người đứng thứ hai, chính là Marvel với tổng giá trị là 2.2 tỷ USD (theo thống kê của Newzoo), tức là cao hơn xấp xỉ 2.5 lần. Lưu ý, đây là bảng xếp hạng doanh thu cao nhất thế giới trong phân khúc game mobile.
IP Trung Quốc này có lẽ nhiều người sẽ nghĩ là Tam Quốc Diễn Nghĩa, một cái tên quá đỗi đặc trưng và quen thuộc đối với cộng đồng game thủ Việt. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng này thì Tam Quốc chỉ đứng thứ 5 với tổng giá trị của game mobile là 1 tỷ USD. Người đứng đầu cũng là một thương hiệu cực kỳ nổi tiếng và quen thuộc đối với người Việt, đó chính là Tây Du Ký.
Ảnh: Cộng đồng game mobile China
Theo bảng xếp hạng của Newzoo thì năm IP game giá trị nhất của phân khúc game mobile bao gồm:
Tây Du Ký (TQ) – 5,4 tỷ USD
Video đang HOT
Marvel (Disney, Mỹ) – 2,2 tỷ USD
Âm Dương Sư (Nhật Bản) – 1,1 tỷ USD
Star Wars (Disney, Mỹ) – 1 tỷ USD
Tam quốc (TQ) – 1 tỷ USD
Bảng xếp hạng của Newzoo
Tây Du Ký cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa là hai trong số tứ đại danh tác của Trung Quốc được sử dụng làm nội dung, cốt truyện của game nhiều nhất. Tại Việt Nam, Tây Du Ký thường được lồng ghép vào các sản phẩm game tiên hiệp. Tuy vậy, game thủ Việt thường quen với các sản phẩm game Tam Quốc tại thị trường Việt Nam hơn là Tây Du Ký.
Có lẽ, IP Tây Du Ký được sử dụng nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc, vốn là một thị trường màu mỡ và phát triển cực mạnh về các sản phẩm game di động cũng như sự chịu chi, chịu chơi của game thủ nước này. Ví dụ điển hình nhất chính là việc Vương Giả Vinh Diệu dù chỉ được phát hành duy nhất tại Trung Quốc nhưng luôn nằm trong top đầu doanh thu game di động trên toàn cầu. Do vậy, nếu Tây Du Ký là IP có giá trị cao nhất thì cũng không có gì quá khó hiểu.
Những hành động kinh điển của thời "trẻ trâu" mà chỉ game thủ 8x và 9x biết, thế hệ Z sau này làm sao hiểu được
Có những thứ mà chỉ game thủ 8x và 9x mới hiểu và trải qua, còn thế hệ trẻ sau này thực sự khó có thể biết được.
Thế hệ 8x và 9x đã già rồi, đó là sự thật cay đắng nhưng buộc phải chấp nhận, dù đôi khi chúng ta hay tự huyễn hoặc bản thân rằng mình vẫn còn trẻ và phong độ. Nhưng khi nhìn vào thế hệ Z sau này đã và đang dần trưởng thành, chúng ta mới bùi ngùi nhìn lại một thời thanh xuân sôi nổi hay chính xác hơn đã trải qua một thời "trẻ trâu" thực sự đáng nhớ.
Cắm chuột MU Online
MU Online được xem như là một trong số các tựa game online đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam. Ngày ấy thì làm gì có những tool tự động như sau này, game thủ muốn cày MU thì đa phần nghĩ ngay đến một hành động thủ công là lấy tăm cắm vào chuột. Thuật ngữ "cắm chuột" có lẽ cũng được sinh ra từ đây.
Với "cắm chuột", game thủ có thể thoải mái để nhân vật của mình tung hoành tại các bãi train mà không cần phải chăm chăm nhìn vào màn hình. Tất nhiên là trong trường hợp may mắn không bị PK. Vì vậy, đa phần game thủ chọn lựa giải pháp là chỉ cắm một lúc để tranh thủ làm việc gì đó và nhanh chóng trở lại xem nhân vật của mình thế nào.
Thổi vào băng điện tử bốn nút
Nhiều game thủ ngày ấy có một niềm tin bất diệt rằng, việc thổi vào băng điện tử bốn nút sẽ giúp máy khởi động mà không gặp sự cố. Tất nhiên, đây chỉ là một giải pháp dựa trên tâm lý và niềm tin. Nhưng thú vị là đa phần lại phát huy tác dụng khi mỗi lần thổi vào băng thì đều giải quyết được vấn đề của game thủ ngày ấy, hoặc đơn giản chỉ là một cách giúp trấn an tâm lý.
Ảnh minh họa
Cầu nguyện mỗi khi bật máy PS2
Chắc hẳn trong số những game thủ đã từng sở hữu chiếc máy huyền thoại PS2 sẽ biết đến cảm giác hồi hộp mỗi khi khởi động cỗ máy này. Cho đến khi âm thanh kinh điển phát ra và dòng chữ PlayStation 2 hiện ra thì lúc đó game thủ mới thở phào nhẹ nhõm.
Không ít game thủ đã từng phải khởi động đi khởi động lại cỗ máy PS2 của mình thì mới có thể vào được đến giao diện trong game. Điều này được lý giải một phần có thể do mắt đọc của máy bị bụi và hành động tiếp theo của người chơi là lấy tăm bông để lau chùi lại mắt đọc của PS2.
Lập phòng mạng LAN để bắn "Half-Life"
Thực ra thì đó là Counter-Strike 1.1 rồi 7.1 hoặc sau này là 1.6. Cái ngày mà Internet là một thứ xa xỉ, CS Online hoặc sau này là CS:GO là thứ gì đó viển vông thì việc lập phòng mạng LAN tại các quán game là điều kinh điển của thế hệ game thủ 8x và 9x ngày đó. Cứ đủ 8 "thằng", 4 "thằng" một bên là đủ để giải quyết mọi vấn đề sau mỗi giờ học. Đến bây giờ, chúng ta đã già rồi nhưng chắc chắn vẫn không thể quên được kỷ niệm của một thời trẻ trâu đầy cháy bỏng ấy.
Còn rất nhiều những hành động và kỷ niệm của thời thanh xuân đầy nhiệt huyết của một thế hệ game thủ lẫy lừng, những người đã chứng kiến nhiều cuộc thịnh suy và phát triển của làng game Việt.
Soi giá những cầu thủ đắt nhất FIFA Online 4, giá trị khổng lồ cán mốc vài nghìn tỷ BP! Chắc hẳn nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ trước giá trị của đội hình gồm những cái tên đắt nhất FIFA Online 4. FIFA Online 4 là tựa game có rất nhiều vị đại gia máu mặt tham gia. Những cuộc đua top trị giá hàng trăm triệu hay các tài khoản nạp thẻ hàng tỷ đồng là những câu chuyện được...