Internet sẽ là ‘chiến trường’ đầu tiên của Iran – Mỹ
Nhiều chuyên gia cho rằng Internet sẽ là “ chiến trường” đầu tiên để Iran trả đũa vụ không kích của Mỹ, tiêu diệt tư lệnh quyền lực nhất của Iran.
Ngay sau vụ không kích của Mỹ, Iran đã kêu gọi trả đũa. Lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã thề sẽ “trả thù khốc liệt” hành động tấn công của Mỹ.
Một trong những cách trả đũa nhanh chóng nhất chính là tấn công mạng.
“Iran có giai đoạn dài tấn công mạng vì các mục đích chính trị trên khắp thế giới. Những vụ tấn công thường đi ngay sau các hành động cấm vận của Mỹ”, những nhà phân tích của Evercore nói với CNN Business.
Vượt quá giới hạn
“Hành động diệt chết tướng Soleimani đã đi quá giới hạn giữa căng thẳng Mỹ – Iran. Người Iran chắc chắn sẽ tìm cách trả đũa, trong khu vực lẫn ở trên đất Mỹ. Trong những lựa chọn của họ, tấn công mạng là hợp lý nhất”, ông Kiersten Todt, Giám đốc chương trình an ninh mạng Cyber Readiness nhận xét.
Người biểu tình trước văn phòng Liên hợp quốc tại Tehran phản đối vụ ám sát tướng Qassem Soleimani.
Iran có nhiều lựa chọn đáp trả bằng quân sự, nhưng tấn công mạng là một trong những thế mạnh của họ.
“Đầu tiên, họ có thể dễ dàng chối bỏ những cuộc tấn công. Nếu bắn tên lửa vào căn cứ của Mỹ hay bắt cóc nhà ngoại giao thì họ sẽ nhanh chóng bị lần theo. Thêm vào đó, tấn công mạng không đem lại rủi ro thiệt hại về người”, ông Steven Bellovin, Giáo sư khoa học máy tính tại đại học Columbia nhận định.
Từ năm 2011-2013, hacker Iran đã tấn công nhiều ngân hàng lớn của Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America và Wells Fargo bằng hình thức DDoS, với các lưu lượng truy cập làm quá tải hệ thống, khiến khách hàng không thể truy cập tài khoản.
Trang chủ Chương trình Thư viện Lưu trữ Liên bang Mỹ bị tấn công bởi nhóm tự xưng là tin tặc Iran.
Năm 2016, tòa án tại New York đã kết tội 7 người Iran vì những vụ tấn công này. Đây là những người làm việc cho công ty có liên kết với chính phủ Iran.
Video đang HOT
“Kể từ những vụ tấn công đó, khả năng và tài nguyên mạng của Iran đã tăng lên”, ông Todt nhận định.
Hạ tầng sẽ trở thành mục tiêu
Năm 2013, hacker Iran đã xâm nhập hệ thống điều khiển của một đập nước tại New York, khiến nhiều chuyên gia lo ngại các hạ tầng quan trọng có thể trở thành mục tiêu.
“Chúng ta nên tính đến chuyện bị tấn công vào các hạ tầng. Chính phủ Mỹ đã biết rõ về các động cơ và khả năng của Iran để chuẩn bị cho các khả năng”, ông Todt cho biết.
Năm 2013, hacker Iran từng tấn công và giành quyền kiểm soát đập Bowman tại New York. 7 người đã bị kết tội vào năm 2016.
Mặc dù trình độ hacker Iran không được đánh giá cao như Nga hay Trung Quốc, họ cũng có những con người đủ sức lấy cắp thông tin từ Mỹ. Bên cạnh những vụ tấn công từ chối dịch vụ, Iran nhiều lần thực hiện đánh cắp thông tin và phá hủy hệ thống.
Dù hacker Iran không thể tấn công những cơ sở được bảo vệ tối đa như NSA, CIA hay các công ty công nghệ hàng đầu như Google và Amazon, “phần lớn công ty không được bảo vệ kỹ lưỡng như vậy”, ông Bellovin nhận xét.
“Điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra đây là một cuộc đua marathon chứ không phải chạy ngắn. Iran có thể chuẩn bị cho một cuộc tấn công trong nhiều năm liền. Liệu các công ty có giữ được sự cảnh giác lâu đến thế”, ông Bellovin nói thêm.
“Iran cần phải tìm cách trả đũa để giữ thể diện, nhưng họ cũng không muốn leo thang chiến tranh. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy các hoạt động tấn công mạng gia tăng vì tấn công mạng dễ hơn, nhưng họ sẽ không thỏa mãn cho đến khi đạt được thiệt hại tương ứng về người”, Bryson Bort, CEO công ty an ninh mạng Scythe nhận xét.
Cách đây gần 10 năm, Mỹ và Iran từng có những giao tranh trên mạng. Malware có tên Stuxnet truy cập được vào mạng lưới điều khiển của nhà máy hạt nhân Iran, từ đó phá hủy mạng lưới này. Stuxnet được cho là do hacker Mỹ, Israel phát triển, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể.
Năm 2012, hacker Iran từng tấn công từ chối dịch vụ nhiều ngân hàng Mỹ.
Gần đây nhất, vào năm 2019 Mỹ từng tổ chức tấn công mạng vào các lực lượng tình báo Iran, cùng thời điểm tổng thống Trump cho tấn công các mục tiêu quân sự Iran. Mục tiêu của vụ tấn công mạng là các hệ thống điều khiển tên lửa của Iran.
Trong quá khứ, tấn công mạng thường được cho là cách giảm căng thẳng quân sự giữa hai nước, cho phép họ giao tranh mà không thiệt hại về người. Tuy nhiên, những vụ tấn công mạng sẽ mang màu sắc khác, theo Josephine Wolff, Giáo sư về an ninh mạng tại đại học Tufts.
“Vì vụ tấn công đầu tiên do Mỹ khởi xướng không phải là tấn công mạng, sẽ rất khó nắm bắt những hành động trả đũa thích đáng từ Iran. Việc này chưa từng có tiền lệ”, bà Wolff nhận xét.
Theo Zing
Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G vào năm 2025
Theo ước tính của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), đến năm 2025, Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G.
Sau nhiều năm thí nghiệm và thử nghiệm, thế hệ thông tin di động thứ 5 (5G) đã được triển khai thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc...và dự kiến được triển khai trên quy mô lớn ở châu Âu vào năm 2020. Theo ước tính của Hiệp hội Thông tin di động toàn cầu (GSMA), đến năm 2025, Châu Âu sẽ có 217 triệu kết nối 5G.
Tuy nhiên, chính xác 5G là gì và sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
5G là gì?
Mạng 5G đại diện cho kết nối Internet di động thế hệ tiếp theo. Nó cung cấp băng thông cực cao cũng như kết nối đáng tin cậy hơn với điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Mạng 5G sẽ cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu lớn hơn mạng 4G từ 100 lần cho đến 1.000 lần. Với tốc độ như vậy, nó cho phép tải xuống các bộ phim có độ phân giải cao chỉ trong vài giây.
5G mang lại lợi thế gì?
5G được thiết kế cho một thế giới mà ở đó hàng tỷ thiết bị sẽ được kết nối Internet liên tục. Các điện thoại di động đầu tiên hỗ trợ mạng 5G đã có mặt ở châu Âu kể từ tháng 9/2019. Ở nhiều nước, cơ sở hạ tầng mạng đầu tiên cũng đã được hoàn thành.
Ủy ban châu Âu xác định mạng 5G là "một trong những nền tảng quan trọng nhất của nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội trong thập kỷ tới".
Tốc độ cao và kết nối độ trễ thấp của 5G cho phép các thiết bị xử lý một khối lượng dữ liệu rất cao với độ trễ tối thiểu, từ đó thúc đẩy trí tuệ nhân tạo cũng như điện toán đám mây phát triển.
Theo thời gian, toàn bộ hoạt động kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng của mạng 5G mới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty cũng như tiến nhanh vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Các ngành công nghiệp tự động, vận tải và phân phối cũng như mạng lưới cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe là tất cả các lĩnh vực sẽ được chuyển đổi bởi sự ra đời của 5G, trong đó có một số ứng dụng tiến bộ như các loại xe tự lái, các tòa nhà và thành phố "thông minh" và các can thiệp y tế từ xa.
Chúng ta phải đợi bao lâu?
Công nghệ 5G đang được phát triển trên toàn thế giới. Riêng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua kế hoạch hành động cho công nghệ 5G vào năm 2016 với mục tiêu ra mắt dịch vụ 5G ở tất cả 28 quốc gia thành viên chậm nhất vào cuối năm 2020, sau đó đẩy nhanh vùng phủ sóng để đảm bảo phủ sóng không bị gián đoạn ở tất cả các khu vực đô thị và dọc theo các tuyến đường giao thông chính vào 2025.
Từ năm 2014 đến 2020, EU đã chi 700 triệu EUR cho công nghệ 5G cộng với khu vực tư nhân ước tính đã đầu tư hơn 3 tỷ EUR. Chẳng hạn, công ty viễn thông Phần Lan Nokia tuyên bố đã có khoản vay được bảo lãnh 500 triệu EUR từ Ngân hàng Đầu tư Châu Âu để phát triển mạng 5G. Trong khi đó, Ericsson của Thụy Điển có khoản vay được bảo lãnh trị giá 250 triệu EUR.
Theo phân tích của GSMA, ước tính đến giữa thập kỷ này, khoảng 1 trong 3 kết nối di động sẽ sử dụng mạng 5G. Cụ thể, tỉ lệ sử dụng 5G ở châu Âu ước tính đạt 31% vào năm 2025, tức là có 217 triệu kết nối 5G.
Ăng-ten và tần số
Băng tần được sử dụng cho mạng di động 5G ở băng tần số cao nên có bước sóng ngắn hơn so với các hệ thống thông tin di động trước đó, vì vậy, để triển khai mạng di động 5G cần phải có nhiều anten hơn.
Tần số được sử dụng trong giai đoạn đầu triển khai mạng 5G ở châu Âu chủ yếu ở hai băng tần 3,5 GHz và 700 MHz, hơi khác so với tần số hiện được sử dụng cho các mạng di động 4G và 3G nhưng điều này không có nghĩa là những thay đổi này ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của ăng-ten. Băng tần 26 GHz sẽ được sử dụng trong giai đoạn tiếp theo cho các dịch vụ cụ thể.
5G có hại cho sức khỏe của bạn không?
Điều này chưa được xác định. Cho đến nay không ai có thể trả lời câu hỏi này. Nhiều ý kiến cho rằng càng cần nhiều ăng-ten, rủi ro về sức khỏe sẽ tăng lên tương xứng. Tuy nhiên, các ăng-ten được sử dụng cho mạng 5G là ăng-ten hiện đại và bức xạ điện từ phát ra phải thấp hơn đáng kể so với mức phát ra từ mạng 4G/ 3G/ 2G hiện có.
Một báo cáo từ Ủy ban EU công bố năm 2019 đã lưu ý rằng "các nghiên cứu chưa mang lại bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của 5G đối với động vật có vú, chim hoặc côn trùng".
Có phải là kết thúc của 4G?
Không, vì 5G sẽ không được triển khai ngay lập tức và đồng thời trên toàn thế giới nên hai hệ thống sẽ tiếp tục tồn tại song song với nhau, đặc biệt là không phải tất cả các thiết bị đều tương thích với 5G.
Theo ictnews
Triều Tiên cô lập người dân khỏi Internet như thế nào? Là đất nước bí ẩn nhất thế giới, đây là cách chính phủ Triều Tiên ngăn chặn người dân tiếp cận với những thông tin quốc tế. Theo trang tin công nghệ Business Insider, tại Triều Tiên, Internet, smartphone, laptop, TV, phim ảnh và radio cung cấp những thông tin hoàn toàn khác so với những gì chúng ta tiếp cận mỗi ngày....