Internet không dây tốc độ nhiều Gb/s sắp thành hiện thực
Công nghệ sóng milimet ( millimeter wave) cho phép thực hiện điều này, mặc dù vẫn còn một vài rào cản.
Tuần này, công ty khởi nghiệp có tên Starry công bố sẽ mang tốc độ kết nối Internet nhiều Gb/s đến người dùng với mức giá ngang ngửa hoặc thấp hơn giá băng rộng. Họ khẳng định sẽ không đào đường để chôn những đường cáp quang đắt đỏ hoặc yêu cầu chính quyền địa phương trợ giúp về xây dựng hạ tầng. Công nghệ của họ có thể truyền tín hiệu Internet qua không khí.
Đó là những lời hứa hẹn gây sốc. Với hầu hết người dùng phổ thông, Internet không dây là 4G LTE. Wi-Fi có thể được tính thêm nhưng khoảng cách kết nối quá ngắn. Đã có những thử nghiệm truyền tín hiệu Internet qua máy bay không người lái, khinh khí cầu nhưng tốc độ kết nối không vượt trội so với 4G.
Công nghệ Starry sử dụng là sóng milimet (millimeter wave) từng được nhắc đến nhiều năm về nước. Năm 1997, một hãng khởi nghiệp đã quyết định gây vốn để phát triển dịch vụ Internet băng rộng không dây. Tuy nhiên, hãng này nhanh chóng thất bại do những rào cản kỹ thuật và mô hình kinh doanh không bền vững.
Câu hỏi đặt ra cho Starry là, công nghệ sóng milimet đã phát triển đến đâu sau 2 thập kỷ để cạnh tranh với Internet băng rộng, xét về độ ổn định.
“Đã có nhiều cải tiến ở công nghệ sóng milimet thời gian gần đây. Ở mức độ cao nhất, việc đạt tốc độ truy cập Gb/s hoàn toàn khả thi. Rào cản duy nhất là vị trí của bạn có đủ gần trạm phát sóng hay không”, Sundeep Rangan – giáo sự chuyên ngành kỹ thuật điện tại Đại học New York chia sẻ. Ông đứng đầu một dự án phát triển mạng đô thị bằng sóng milimet, tương tự đề xuất của Starry. “Chúng tôi có thể cung cấp Internet tốc độ cao ở khoảng cách 200m. Đó là một thành tựu”.
Video đang HOT
Với Starry, họ tuyên bố công nghệ của mình có thể cung cấp tín hiệu nhanh, đáng tin cậy trong phạm vi 2 km. “Việc phổ cập Internet tốc độ cao sẽ gặp thách thức”, Rangan tin rằng Starry cần đầu tư cực lớn, tương đương với mức phổ cập các trạm phát sóng của nhà mạng Verizon hay AT&T hiện tại, nếu muốn tiếp cận lượng lớn người dùng.
Một số chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về phạm vi bao phủ tín hiệu Internet mà Starry tuyên bố. “Bao phủ khoảng 1,5 km là vấn đề lớn. Sẽ thực tế hơn nếu họ công bố phạm vi khoảng 300-500 m trong mọi điều kiện thời tiết và độ ẩm”.
Sóng milimet có thể bị phân tán bởi sương mù, mưa, tuyết, gây ảnh hưởng đến hiệu suất truyền dữ liệu. Khoảng cách truyền tín hiệu càng lớn, mức độ ảnh hưởng của môi trường càng rõ rệt.
Starry cho biết, họ nhận thức rõ những trở ngại trên. Họ không phủ nhận những ý kiến của chuyên gia về hạn chế của sóng milimet. Tuy nhiên, hãng tuyên bố “đã tạo ra công nghệ đột phá để giải quyết vấn đề”. Starry tin tưởng mô hình kinh doanh của họ sẽ sớm cạnh tranh trực tiếp với kết nối di động (4G).
“Có khá nhiều tiến triển trong việc thương mại hóa công nghệ 5G. Sóng milimet là một nhân tố trong quá trình này”, giáo sư Rangan nhận định.
Thành Duy
Theo Zing
37 triệu người có thể bị chặn truy cập web từ 1/1/2016
Từ 2016, hàng triệu người dùng có thể không được kết nối Internet an toàn bởi những chính sách bảo mật mới.
Một số người khi truy cập trang web bắt đầu với chữ https và biểu tượng khoá màu xanh hoặc vàng, có thể bị chặn. Đây là các trang web thật được chứng nhận bảo mật, không phải do hacker lập nên.
Các hệ điều hành cũ, như Windows XP sẽ không hỗ trợ các chuẩn bảo mật mới. Tương tự, các dòng di động Android từ 5 năm tuổi cũng không nhận được chứng chỉ này. Hệ quả, chúng sẽ hiện các thông báo khác nhau, ngăn người dùng truy cập đến các trang web nhất định.
Điều này xoay quanh "SHA-1 Sunset", thuật ngữ mô tả ngày ngưng hỗ trợ của một số chứng chỉ bảo mật. Theo đó, những thuật toán tiền nhiệm của mức độ SHA-1 sẽ không còn đủ tiêu chuẩn bảo mật của nhiều trang web, dẫn đến việc khoảng 37 triệu người không vào được các trang đó nữa, theo một nghiên cứu từ công ty bảo mật CloudFare.
Đây là động thái nâng cấp hằng năm, nhưng thay đổi này dự kiến ảnh hưởng phần lớn đến người dùng di động tại các nước đang phát triển.
Tim Erlin, giám đốc bảo mật IT và quản lý rủi ro tại Tripwire giải thích nguyên nhân: "Các hacker đã bẻ khóa được thuật toán cũ, khiến người dùng ngày càng dễ lộ thông tin. Các thuật toán phải được nâng cấp liên tục vì chúng thường xuyên bị xuyên thủng".
SHA-2 đã được cập nhật tại hơn 99% các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Nhưng gần 5% người dùng tại Trung Quốc, Cameroon, Yemen, Sudan, Ai Cập và Libya vẫn chưa tiếp cận được chúng.
ClouFlare cũng nhận định: "Không may, các nước không hỗ trợ SHA-2 phần lớn nằm trong nhóm nghèo nhất, nhiều khủng hoảng và bị chiến tranh tàn phá. Nói cách khác, sau ngày 31/12, phần lớn Internet sẽ bị cắt bỏ khỏi các nhóm dân cư dễ tổn thương này, những người đang cần bảo mật nhất. Mục tiêu những năm tới là tăng số người dùng Internet lên con số 2 tỷ, trong bối cảnh đa số vẫn dùng các thiết bị Android đời cũ, điều này sẽ còn tồn tại rất lâu".
Windows XP và các máy Android cũ có thể bị chặn lướt web an toàn. Ảnh: Android Central.
Vấn đề này gây nhiều tranh cãi. Trong khi Google ủng hộ việc nâng cấp hết mình, Alibaba, trang web bán hàng từ Trung Quốc lại phản đối: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các chuẩn cũ, và nâng cấp khi thị trường đã sẵn sàng, không phải ai cũng có thể mua máy mới, nhất là ở các nước nghèo như Syria."
Facebook cũng cân nhắc điều này, một mặt ủng hộ, nhưng họ nghi ngờ tác dụng của nó. Alex Stamos, trưởng nhóm an ninh viết trên blog: "Cắt giảm 10 triệu người dùng khỏi Internet sẽ gây khó khăn cho họ, nhất là những người mới biết đến Internet, còn sử dụng máy cũ. Chúng ta nên đầu tư vào các giải pháp an ninh cho họ, hơn là khiến việc truy cập khó khăn hơn".
Lê Phát
Theo Zing
Việt Nam ở mức trung bình trên bản đồ Internet thế giới Bản đồ người dùng Internet do Đại học Oxford (Anh) xây dựng cho thấy trên thế giới còn rất nhiều người chưa có cơ hội tiếp cận với mạng kết nối toàn cầu. Mỗi giây, người dùng Internet gửi đi 2,5 triệu e-mail, thực hiện 50.000 lệnh tìm kiếm trên Google, chia sẻ hơn 10.000 thông điệp Twitter, đăng 2.562 ảnh lên Instagram....