Internet đang tạo ra thời kỳ Phục Hưng 2.0
20 năm sau, con cháu của chúng ta sẽ nhìn nhận lại những năm đầu của thế kỉ 21 như sự khởi đầu của thời kì có văn hoá – nghệ thuật đặc sắc, thời kì Phục Hưng hiện đại.
“Một cách để bản thân trông giống như một học giả thông thái là đưa ra những tiên đoán lờ mờ, và không thể bị soi xét.” Farhad Manjoo, cây bút của tờ The New York Times nhận định. Từ đây cho tới khoảng thời gian 20 năm sau, con cháu của chúng ta sẽ nhìn nhận lại những năm đầu của thế kỉ 21 như là sự khởi đầu của một thời kì nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, thời kì Phục Hưng hiện đại.
Thời Phục Hưng 2.0 đang hình thành
Điều này nghe có vẻ mơ hồ đối với chúng ta ở thời điểm hiện tại. Trong khoảng vài thập niên trước đó, con người đã chứng kiến công nghệ hiện đại đe dọa tới những trật tự của nền kinh tế văn hóa, bao gồm sự thoái hóa của công nghiệp âm nhạc, sự “giãy chết” của truyền hình thuê bao, cũng như việc các sạp báo giấy và nhà sách đơn lẻ đang dần biến mất.
Nhưng mọi chuyện đang dần trở nên tốt đẹp hơn đối với những giá trị truyền thống mang tính nghệ thuật vốn đang bị bỏ rơi trước đây nhờ vào sự phát triển của mạng Internet.
Các sản phẩm truyền thống mang tính nghệ thuật như: Phim ảnh, sách truyện, ca nhạc, hoặc các bức vẽ đang được lan truyền và quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Khoảng thời gian 20 năm gần đây, rào cản giữa các sản phẩm này với người xem hoặc độc giả phổ thông đã bị phá bỏ nhờ vào các kênh YouTube, hay các trang blog.
Các phương tiện truyền thông giúp khán giả tiếp cận nghệ thuật dễ dàng.
Một khoảng thời gian dài trước đây, mạng Internet làm người sử dụng nghĩ rằng không cần trả phí để xem các bài viết quảng bá sản phẩm. Chính vì thế, các công ty chuyên về mảng truyền thông online lúc nào cũng ở trong tình trạng vắt chân lên cổ để tìm kiếm thêm lượt view thông qua các chiêu trò kém sáng tạo và các trang clickbait (dẫn dụ lượt click). Điều này vô tình làm mất đi giá trị nghệ thuật vốn có của sản phẩm.
May mắn thay trong những năm gần đây, người dùng đã và đang phát triển ý thức trả tiền cho các bài viết trực tuyến. Mức độ này có xu hướng ngày càng gia tăng, và lan truyền rộng trong cộng đồng mạng giúp cho chất lượng của các chiến dịch quảng bá sản phẩm cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Người sử dụng bắt đầu trả tiền để sử dụng các dịch vụ tính phí của các trang nổi tiếng như: Amazon Prime, Netflix, Hulu, HBO, Spotify và Apple Music. Bên cạnh đó, một bộ phận người dùng sẵn sàng trả tiền để ủng hộ cho những nghệ sĩ không chuyên, các cây hài, và những cây bút tự phát trên Internet. Mọi người còn bỏ tiền ra để đọc các loại tin tức.
Hơn 20 năm từ lúc các loại hình nghệ thuật truyền thống được đưa lên mạng Internet và thay đổi hoàn toàn phương thức tài chính của các ngành quảng cáo liên quan, những công ty chuyên quảng bá sản phẩm online đã bắt đầu hòa hợp dần với tính chất của các sản phẩm nghệ thuật truyền thống, từ đó đưa ra những chiến dịch quảng cáo hợp lí.
Những nghệ sĩ không chuyên coi Internet như là một công cụ trong việc tự gây quỹ cho chính bản thân, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng. Các nghệ sĩ xem cách thức quảng bá bản thân trên Internet như là một phương pháp thu hút các nhà tuyển dụng lớn trong tương lai.
Trang Web gây quỹ nổi tiếng Patreon.
Nghệ sỹ không ánh đèn sân khấu kiếm tiền ra sao?
Trong khi đó quỹ doanh thu của những hãng khác cũng gia tăng theo. Người dùng Apple bỏ ra tới 2,7 tỉ USD cho App Store vào năm 2016, tăng 74% so với 2015. Tuần trước, trang web cung cấp dịch vụ âm nhạc Spotify thông báo lượng người ủng hộ đã tăng 2/3 so với năm ngoái, từ 30 triệu đến 50 triệu.
Apple Music có hơn 20 triệu lượt ủng hộ trong vòng một năm rưỡi trở lại đây. Vào quý cuối cùng của năm 2016, Netflix có số lượng người theo dõi tăng thêm tới 7 triệu.
Nhờ vào các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc Twitter, những nghệ sĩ nhỏ, dù không có lượt theo dõi lớn trên mạng, vẫn có cơ hội tạo ra những mối gắn kết gần gũi với người hâm mộ.
Bằng cách thức này, các nghệ sĩ sử dụng mạng xã hội như là kênh để giao dịch các sản phẩm nghệ thuật độc quyền. Sau khi xây dựng một lượng người hâm mộ trung thành, họ sẽ dùng các trang gây quỹ như Patreon để nhận được ủng hộ tài chính từ các nguồn cố định.
“Tôi có thể sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Việc làm nghệ sĩ có nghĩa là bạn luôn luôn phải ra ngoài, đi hát ở những quán bar, hay đứng dưới ánh đèn sân khấu và chịu những ánh mắt soi mói của mọi người. Nhưng giờ đây, tôi đã biến sự nghiệp nghệ thuật tưởng chừng như cao sang thành một việc bình thường, tôi có thể làm một người chồng người cha như mọi người”, Peter Hollens, một nghệ sĩ cover các ca khúc theo phong cách acappella trên YouTube chia sẻ.
Anh Thi
Theo Zing
Internet thế kỷ XXI: Mạng xã hội đang 'điều hướng' người dùng
Sau 28 năm World Wide Web ra đời, nó đã giúp mọi người khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau, song cũng ẩn chứa nhiều mặt tối, đặc biệt là với sự xuất hiện của mạng xã hội.
Là một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Internet, Web phát triển mỗi ngày với nhiệm vụ truyền tải và tiếp nhận hàng triệu nội dung số. Nó đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc cũng như giải trí của người dùng mạng.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 28 của nền tảng, Tim Berners-Lee - chuyên gia máy tính, Viện sĩ Viện Hàn lâm Anh, đồng thời là người phát minh ra Web đã đăng tải bài viết, trong đó đề cập tới những mặt tối mà người dùng phải đối mặt khi sử dụng mạng lưới này trong thời đại số.
Tim Berners-Lee bên màn hình máy tính năm 1994. Ảnh: CERN.
Ông cho rằng trước tốc độ phát triển chóng mặt hiện nay, chúng ta cần phải hành động để đồng thời hạn chế rủi ro và phát huy tối đa công dụng của Web với mục đích hàng đầu là phục vụ nhân loại. Theo ông, các kịch bản đen tối có thể xảy ra trong tương lai gần gồm:
1. Tin giả mạo xuất hiện tràn lan trên Internet
Nạn tin giả trở nên ngày một nghiêm trọng hơn và không có dấu hiệu dừng lại. Từ những bài viết đơn giản được người dùng tung ra để quảng cáo, marketing sản phẩm, dịch vụ cho đến các chiến dịch tuyên truyền chính trị tinh vi, tất cả đều khiến giới chuyên gia đau đầu trong việc tìm cách ngăn chặn.
Môi trường ưa thích của "virus tin giả" là các mạng xã hội - nơi có hàng triệu người dùng sẵn sàng chia sẻ các bài viết dù không chắc chắn về tính xác thực cũng như độ tin cậy của những tin tức này. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết là những tin bài gây sốc, gây ngạc nhiên hoặc được thiết kế để thu hút sự chú ý của phần đông người dùng.
Bằng việc đánh trúng tâm lý tò mò của con người, những kẻ xấu đã sử dụng tin giả như một thứ vũ khí giúp chúng chiến thắng trong các cuộc chiến chính trị và kinh tế.
2. Chúng ta đang mất quyền kiểm soát thông tin cá nhân
Mỗi lần đăng nhập trên Web là một lần người dùng đang mạo hiểm với những thông tin cá nhân của mình. Tim chia sẻ: "Chúng nằm ngoài tầm kiểm soát của ta. Ta không biết danh tính cũng như mục đích sử dụng của người nhận dữ liệu mà mình chia sẻ.
Rủi ro còn nhân rộng hơn ở các nước tồn tại chế độ chính trị độc tài, nơi chính phủ và các công ty công nghệ bắt tay kiểm soát cuộc sống của người dân.
3. Quảng cáo chính trị
"Cha đẻ" của Web cho rằng quảng cáo hiện đại có nguy cơ đe dọa nền dân chủ thế giới. Các chính trị gia ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đang lợi dụng những công cụ này để điều hướng cử tri bỏ phiếu cho mình, hoặc để loại đối thủ ra khỏi cuộc chơi.
Mẫu số chung của cả ba kịch bản trên là sự bành trướng của các công ty công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, chúng có thể gây ảnh hưởng đến xã hội dân sự của chúng ta.
Suy cho cùng, không có một giải pháp tình thế nào cho tất cả những vấn đề trên ngoài việc khuyến khích sự minh bạch từ các cá nhân và tổ chức mạng. Trao đổi về điều này, Tim Berners-Lee đề xuất về việc tuân thủ một bộ nguyên tắc chung duy nhất.
Minh Minh
Theo Zing
Facebook, Google đang mắc nợ báo chí Tiền quảng cáo đang đổ về Facebook và Google, khiến báo chí ngày càng teo tóp. Hơn bao giờ hết, những gã khổng lồ công nghệ đang có "nợ máu" với báo chí chính thống. Không cần đợi Facebook hay Google, tình trạng ảm đạm của báo chí, điển hình là ở Mỹ, đã xảy ra từ khi Internet bùng nổ. Khi đó,...