Intelsat nộp đơn xin phá sản trước khi tổ chức đấu giá phổ tần số 5G
Intelsat, công ty cung cấp dịch vụ vệ tinh đang phải gánh một khoảng nợ 14 tỷ USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản như một phần trong nỗ lực tăng tiền mặt cần thiết để sẵn sàng cho cuộc đấu giá phổ tần số của Mỹ.
Với việc nộp đơn xin phá sản tại bang Virginia, công ty có trụ sở tại Luxembourg cho biết họ đã đầu tư 1 tỷ USD tài chính để tài trợ cho các hoạt động trong quá trình phá sản và thực hiện các khoản đầu tư cần thiết trước khi bán đấu giá phổ tần băng C (từ 3,3 – 4,2 GHz).
Theo các quy tắc do Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đặt ra, Intelsat có thể thu 4,86 tỷ USD để nhanh chóng từ bỏ phổ tần số trong băng tần C để các công ty khai thác dịch vụ di động có thể sử dụng phổ tần số này nhằm cung cấp các dịch vụ 5G. Hiện công ty vệ tinh Intelsat đang sử dụng phổ tần số này để cung cấp các chương trình phát thanh truyền hình cho các đài, nhưng công ty có thể từ bỏ một phần phổ tần số trong băng tần C trong khi vẫn phục vụ khách hàng sử dụng chương trình phát thanh truyền hình bằng phổ tần số còn lại.
Intelsat nộp đơn xin phá sản trước khi tổ chức đấu giá phổ tần số 5G
Trong một tuyên bố đưa ra, Giám đốc điều hành của Intelsat, Stephen Spengler cho biết: “Chúng tôi muốn thúc đẩy nhanh việc giải phóng phổ tần số trong băng tần C ở Mỹ và mong muốn đạt được một giải pháp toàn diện nhằm mang lại khoản tài chính lớn hơn”.
Trước đó, Intelsat đã đề xuất một khoản thanh toán lớn hơn nhưng vấp phải sự phản đối từ chính quyền. Trong số những người chỉ trích gay gắt nhất có Thượng nghị sĩ John Kennedy, một nghị sĩ đảng Cộng hòa ở Louisiana, ông cho rằng các nhà khai thác nước ngoài như Intelsat nên chỉ được thanh toán giới hạn ở mức 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Vào tháng 1 năm 2020, FCC đã cảnh báo rằng họ sẽ hạn chế thanh toán cho Intelsat và chủ sở hữu chính khác đang nắm giữ phổ tần số trong băng tần C. Đến tháng 2 năm 2020, công ty quản lý quỹ phòng hộ của David Tepper, Appaloosa Management đã kêu gọi Intelsat từ chối kế hoạch của FCC đưa ra. Tuy nhiên, phần còn lại sẽ phụ thuộc vào quyết định của Bộ Ngân khố Mỹ.
Theo nhà phân tích Negisa Balluku của Bloomberg Intelligence cho biết, Intelsat có thời hạn đến ngày 29 tháng 5 để nói với FCC rằng liệu họ có chấp nhận thanh toán để nhanh chóng giải phóng phổ tần hay không. Việc nộp đơn xin phá sản cho Intelsat cơ hội để yêu cầu một thẩm phán nếu có bất kỳ tranh chấp nào với FCC.
Theo quy định phá sản của Mỹ, các cuộc đấu pháp lý thường được tạm dừng cho đến khi công ty có cơ hội tổ chức lại.
Vào tháng 4, Intelsat đã bỏ qua một khoản thanh toán lãi và bắt đầu nói chuyện với các nhà đầu tư, bao gồm các bên liên quan hiện có, về các lựa chọn tài chính. Công ty cần phải chi 1,5 tỷ đến 2,5 tỷ USD để chuẩn bị cho việc bán phổ tần băng C của họ. Nhưng đến 31/12/2019, công ty chỉ có khoảng 800 triệu USD tiền mặt.
Những kẻ ngược dòng 'ăn nên, làm ra' nhờ Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhưng vẫn có không ít công ty lại 'ăn nên làm ra'.
Dù là một cơn khủng hoảng trên toàn thế giới nhưng dịch Covid-19 cũng đang tạo ra lực đẩy cho những chuyển biến đang diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu.
Dịch đã đưa thế giới đến một trạng thái chưa từng có trước đây. Một nửa thế giới ngồi ở nhà, các cuộc họp trực tuyến, , giao hàng tự động nở rộ. Virus SARS-CoV-2 như một lực đẩy đối với nền kinh tế số, khiến thế giới phải tái định hình phương thức tiêu dùng, tương tác và cung ứng. Một thế giới hậu Covid-19 sẽ hướng đến tự động hóa nhiều hơn, số hóa mạnh mẽ hơn.
Có thể thấy, nhiều nền kinh tế đột ngột rơi vào suy thoái, nhiều doanh nghiệp lâm vào phá sản... do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vẫn có không ít công ty lại "ăn nên làm ra" từ chính đợt dịch bệnh bùng phát này. Đó là những công ty cung cấp dịch vụ trên nền tảng số.
Doanh nghiệp công nghệ đạt doanh thu "khủng"
Theo số liệu từ App Store và Google Play Store, đứng đầu trong danh sách các ứng dụng được tải về nhiều nhất trong tháng 3-4 là ứng dụng họp trực tuyến Zoom, bất chấp những lo ngại về bảo mật của ứng dụng, đưa khối tài sản của nhà sáng lập và CEO của Công ty công nghệ Zoom tăng 112% lên mức gần 7,6 tỷ USD.
Khi mọi người buộc phải làm việc và giao tiếp xã hội từ xa, các công cụ thích hợp trước đây như Zoom hay nhóm ứng dụng của Google, Microsoft đột nhiên trở nên "ăn khách", hỗ trợ hàng triệu tương tác của các doanh nghiệp và cá nhân mỗi phút. Có thể coi chủ của những ứng dụng này đang là người thắng cuộc nhờ dịch Covid-19, với mức doanh thu "khủng".
Mặt khác, trong khi lao động tại nhiều ngành nghề mất việc vì đại dịch, Amazon vẫn tuyển thêm 175.000 nhân viên chỉ trong 2 tháng qua, khi nhu cầu mua sắm tăng lên đột biến. Nhờ vậy, Chủ tịch tập đoàn đã bổ sung vào khối tài sản khổng lồ của mình thêm 24 tỷ USD.
Đại dịch đã giúp kinh doanh trực tuyến phát triển nở rộ, trở thành mảnh đất màu mỡ của các tập đoàn công nghệ. Google mới đây đã mở cửa hàng trực tuyến Google Shopping để cạnh tranh với nhiều nền tảng thương mại số khác. Facebook cũng quyết định đầu tư 5,7 tỷ USD vào hệ thống bán lẻ trực tuyến tại Ấn Độ.
cũng còn được coi như "mùa làm ăn" của các công ty công nghệ giám sát khi hàng loạt chính phủ thực hiện biện pháp cách ly xã hội. Nhiều quốc gia sử dụng các công nghệ giám sát để đảm bảo người dân thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng, chống sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Hiện việc giám sát diễn biến dịch Covid-19 dựa vào thông tin cá nhân vẫn còn nhiều vấn đề với quyền riêng tư. Song, tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam (Bluezone) đang nỗ lực tìm hướng đi mới bằng cách triển khai dịch bệnh không dựa trên dữ liệu vị trí của người dùng. Thay vào đó phát triển các ứng dụng áp dụng công nghệ kết nối Bluetooth trên smartphone.
Dịch Covid-19 làm đảo lộn nền kinh tế thế giới, khiến hàng loạt doanh nghiệp khốn đốn, thậm chí phá sản nhưng cũng mở ra cơ hội cho những "kẻ ngược dòng". Đó là những người biết tranh thủ thời cơ, tìm ra hướng đi mới, tích cực chuyển đổi mô hình để tồn tại và phát triển ngay trong đại dịch./.
Đấu giá một keycap, nhóm chơi phím cơ Việt Nam kêu gọi được 50 triệu Đồng cho quỹ chống COVID-19 Đây có lẽ là miếng nhựa đắt giá nhất và ý nghĩa nhất từ trước đến nay! Ai cũng biết phím cơ là một thú chơi đắt tiền, phí 'nhập môn' rẻ thì vài triệu Đồng, đắt thì lên tới hàng chục triệu Đồng. Năm ngoái, nhóm máy tính Việt Nam VGS (Vietnam Gaming Setup) đã làm mọi người phải sốc khi đấu...