Intel xây nhà máy 19 tỷ USD tại Đức
Intel sẽ xây nhà máy tại Magdeburg (Đức), nằm trong kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất bán dẫn, giảm lệ thuộc vào công xưởng châu Á.
Công ty của Mỹ cho biết dự định xây ít nhất hai nhà máy bán dẫn trị giá 17 tỷ EUR, hay 19 tỷ USD, tại thành phố Magdeburg. Trong vòng một thập kỷ, Intel sẽ chi gần 90 tỷ USD cho các nhà máy mới tại Đức, cùng những dự án khác tại Pháp, Ireland, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha. Nhà máy Magdeburg dự kiến tuyển dụng 3.000 nhân sự chính thức và 7.000 công nhân xây dựng.
Động thái của Intel nhằm phản ứng lại trước tình trạng thiếu hụt bán dẫn do đại dịch Covid-19 khơi mào khiến các hãng công nghệ, xe hơi tại châu Âu và Mỹ lâm vào khốn đốn. Khủng hoảng chuỗi cung ứng nhấn mạnh sự phụ thuộc của khách hàng vào các nhà sản xuất chip tại Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, đặc biệt đối với những sản phẩm hiện đại nhất.
Patrick Gelsinger, người vừa nhậm chức CEO Intel năm 2021, đặt ra mục tiêu nâng thị phần của Mỹ trong bức tranh sản xuất bán dẫn toàn cầu lên khoảng 30% trong 10 năm tới, từ 12% của hiện tại. Ông cũng bày tỏ mong muốn thị phần châu Âu tăng từ 9% lên khoảng 20% trong cùng kỳ.
Theo ông Gelsinger, Intel lùi thông báo vài tuần vì cuộc chiến Nga – Ukraine. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với các lãnh đạo Đức và châu Âu, công ty quyết định tiếp tục kế hoạch đầu tư. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách của EU giới thiệu kế hoạch trị giá 17 triệu USD cho ngành chip đến năm 2030.
Tại Mỹ, các nhà lập pháp đang tranh luận về gói hỗ trợ 52 tỷ USD cho ngành bán dẫn. Ông Gelsinger cho rằng ưu đãi của chính phủ vô cùng quan trọng trong việc đưa chi phí xây dựng nhà máy về mức tương đồng với châu Á. Intel đang có nhà máy tại Ireland, Israel, Arizona, Oregon và New Mexico (Mỹ).
Video đang HOT
Đức là ứng cử viên “nặng ký”, một phần vì tập trung đông đảo các nhà sản xuất ô tô – những khách hàng quan trọng của nhà sản xuất chip. Quốc gia này cũng không xa lạ với lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Một trung tâm sản xuất lớn trong nước là Dresden, nơi Infineon, GlobalFoundries và Bosch vận hành nhà máy.
Ngoài ra, Intel chi thêm 12 tỷ EUR để tăng gấp đôi không gian sản xuất tại Leixlip (Ireland). Tại Italy, công ty đang đàm phán xây dựng nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip. Tại Pháp, Intel sẽ xây trung tâm nghiên cứu và phát triển, tập trung vào các lĩnh vực như điện toán hiệu suất cao. Tại Ba Lan, hãng mở rộng phòng thí nghiệm.
Intel đã hoạt động tại EU trong 30 năm và tuyển dụng khoảng 10.000 người.
Nhà Trắng phản đối Intel tăng cường sản xuất chip ở Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây từ chối kế hoạch tăng cường sản xuất chip của Intel Corp tại Trung Quốc vì lo ngại về an ninh.
Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết Intel đã đề xuất sử dụng một nhà máy ở Thành Đô, Trung Quốc, để sản xuất các tấm silicon. Việc sản xuất này có thể sẽ được tiến hành vào cuối năm 2022, nhằm giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung chip toàn cầu. Intel đồng thời cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ của liên bang để tăng cường nghiên cứu và sản xuất ở Mỹ.
Kế hoạch của Intel nhấn mạnh những thách thức của tình trạng thiếu chip vốn đã gây khó khăn cho ngành công nghệ và ô tô, khiến các công ty mất hàng tỉ USD doanh thu và buộc các nhà máy phải tăng thêm công nhân. Tuy nhiên, sau khi được trình bày về kế hoạch mở rộng sản xuất chip ở đại lục, quan chức chính quyền ông Biden đã ra sức ngăn cản. Washington đang cố gắng giải quyết các khó khăn ngành bán dẫn, nhưng cũng đang đưa việc sản xuất các thành phần quan trọng trở lại Mỹ.
Intel đang chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản tài trợ 52 tỉ USD cho nghiên cứu và sản xuất trong nước
Trong một tuyên bố, Intel cho biết vẫn giữ thái độ mở đối với "các giải pháp khác giúp chúng tôi đáp ứng nhu cầu cao về chất bán dẫn cần thiết cho sự đổi mới và nền kinh tế". "Intel và chính quyền ông Biden có chung mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đang diễn ra trong toàn ngành, và chúng tôi đã tìm ra một số phương pháp tiếp cận với chính phủ Mỹ. Trọng tâm của chúng tôi là mở rộng đáng kể hoạt động sản xuất chất bán dẫn hiện có, và thực hiện kế hoạch đầu tư hàng chục tỉ USD vào các nhà máy chế tạo wafer mới ở Mỹ, châu Âu".
Sự việc xảy ra khi Nhà Trắng đang tranh luận về việc liệu có nên hạn chế một số khoản đầu tư chiến lược vào Trung Quốc hay không. Theo Cố vấn An ninh Quốc gia của Mỹ Jake Sullivan, chính quyền đang xem xét cơ chế sàng lọc đầu tư ra nước ngoài và đang làm việc với các đồng minh về điều này. Được biết, ông Biden cũng chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15.11.
Một đại diện của Nhà Trắng từ chối bình luận về giao dịch hoặc đầu tư cụ thể, nhưng cho biết chính quyền "rất tập trung vào việc ngăn chặn Trung Quốc sử dụng công nghệ, bí quyết và đầu tư của Mỹ để phát triển năng lực hiện đại" có khả năng góp phần vào việc vi phạm nhân quyền, hoặc hoạt động đe dọa an ninh quốc gia.
Giống như các công ty sản xuất chip khác, Intel đang háo hức chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản tài trợ 52 tỉ USD cho nghiên cứu và sản xuất trong nước. Đề xuất được gọi là Đạo luật CHIPS đã kéo dài ở Hạ viện trong nhiều tháng. Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đưa ra gói hỗ trợ này như một cách để cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn tình trạng khan hiếm nguồn cung chip trong dài hạn.
Intel tạm bỏ qua kế hoạch ở Trung Quốc
Một người quen thuộc với vấn đề tiết lộ, sau khi thảo luận với chính quyền ông Biden, Intel hiện không có kế hoạch bổ sung sản xuất ở Trung Quốc vào lúc này. Tuy nhiên, tình huống như vậy có thể phát sinh một lần nữa, và chính quyền Mỹ có thể cần phải quyết định quy tắc đi kèm với khoản tiền tài trợ.
Một số nhà lập pháp của đảng Cộng hòa cho rằng nên có ràng buộc với khoản tiền hỗ trợ. Họ đã thúc đẩy để ngăn các công ty nhận tài trợ và sau đó vẫn tăng cường sự hiện diện ở Trung Quốc. Mục đích của dự luật CHIPS là "đảm bảo ít phụ thuộc hơn vào các chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương, bao gồm cả chất bán dẫn", theo tuyên bố của Nhà Trắng.
Tình trạng thiếu hụt chip không chỉ là vấn đề của ngành, mà đã trở thành vấn đề chính trị lớn. Các nhà sản xuất ô tô đang mất hơn 200 tỉ USD doanh thu vì thiếu chip, và công nhân tại nhiều nhà máy đã vận động các chính trị gia phải làm điều gì đó để giải quyết vấn đề này. Ngay cả những công ty khổng lồ với chuỗi cung ứng được tinh chỉnh cũng không miễn nhiễm. Apple dự kiến sẽ bỏ lỡ doanh thu hơn 6 tỉ USD trong quý này vì không thể có đủ linh kiện. Giám đốc điều hành của Intel Pat Gelsinger đang cố gắng đối phó với mức độ giám sát ngày càng cao của công chúng và chính phủ xung quanh ngành công nghiệp chip.
Lĩnh vực kinh doanh trị giá 400 tỉ USD đã trở thành chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ - Trung, buộc các công ty hoạt động tại quốc gia châu Á trong ngành bán dẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn.
Mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc
Ngành chip có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Nước này tiêu thụ chất bán dẫn nhiều nhất thế giới, đồng thời đóng vai trò là trung tâm lắp ráp cho hầu hết các thiết bị điện tử trên toàn cầu. Để đảm bảo về hậu cần và giữ cho Bắc Kinh hài lòng, các nhà sản xuất chip, bao gồm cả Intel, đã đặt nhà máy sản xuất ở đại lục. Song, họ cũng phải đối mặt với hạn chế của chính phủ Mỹ khiến họ không thể xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc.
Intel đang cố gắng vượt qua các nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn của thế giới, bao gồm Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC), Samsung Electronics. Để làm được điều đó, hãng chip Mỹ phải tăng nhu cầu sản xuất và cần có khả năng hỗ trợ các khách hàng Trung Quốc nếu không sẽ bị mất phần lớn thị trường.
Trước đây, các nhà máy của Intel chỉ sản xuất chip theo thiết kế của riêng mình, chủ yếu là bộ xử lý sử dụng trong máy tính cá nhân. Nhưng trước sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các sản phẩm do TSMC và Samsung sản xuất, Intel phải thay đổi chiến lược. Hãng này đã mở hai nhà máy mới gần một địa điểm hiện có ở bang Arizona (Mỹ) và dự định sẽ xây dựng thêm nhà máy ở châu Âu.
Intel muốn đoạt ngôi vương của TSMC, Samsung vào năm 2025 Intel cho biết sẽ sản xuất bán dẫn hiện đại nhất thế giới vào năm 2024 và giành lại ngôi vương từ tay TSMC, Samsung vào năm tiếp theo. Intel vừa đạt thỏa thuận sản xuất chip di động cho Qualcomm bằng công nghệ mới, đánh dấu thắng lợi đầu tiên của công ty Mỹ trên thị trường gia công chip (foundry). Intel,...