Intel trì hoãn sản xuất chip Broadwell đến tận năm sau
Do một số vấn đề trong quá trình sản xuất, việc sản xuất chip 14 nanomet (nm) dành cho máy tính của Intel sẽ phải bị chậm trễ, và công ty cho biết vấn đề này sẽ sớm được cố định.
Thế hệ chip sắp tới của Intel là Broadwell sẽ được bắt đầu đi vào sản xuất trong quý đầu tiên của năm 2014 thay vì cuối năm nay, thông tin được CEO Brian Krzanich xác nhận trong cuộc họp báo cáo lợi nhuận quý 3. Đây là chip đầu tiên của Intel được sản xuất trên quy trình công nghệ 14 nm.
Theo Krzanich thì sự chậm trễ này là do các vấn đề khiếm khuyết trong việc bố trí mật độ bán dẫn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Vấn đề này đã được Intel phát hiện và công ty đang tiến hành thực hiện hoạt động sửa lỗi. Cũng theo vị CEO này thì hoạt động sửa lỗi không ảnh hưởng đến những cải tiến mà Intel mang đến cho chip Broadwell như dự kiến trước đó.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Intel cũng muốn mang lại cho khách hàng của mình một chip xử lý Broadwell mạnh mẽ nhất, và đó chỉ là một sự cố nhỏ trong lịch trình phát hành sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, hoạt động trì hoãn cũng không gây ảnh hưởng đến lịch trình ra mắt của chip kế nhiệm Broadwell là Skylake.
Theo Intel, Broadwell là chip xử lý có thể giúp nâng cao tuổi thọ pin cho máy tính, mở ra tương lai cho các thiết bị mỏng hơn, nhẹ hơn và nhanh hơn so với thế hệ chip hiện tại. Đây cũng là vấn đề rất được người dùng quan tâm, nhất là khi các thiết bị di động như tablet đang gây được sức hút lớn so với máy tính.
Theo nhà phân tích Patrick Wang của Evercore cho biết, việc trì hoãn phát hành chip Broadwell của Intel có thể giúp cho công ty này có thêm thời gian để giải quyết lượng chip tồn kho mà công ty đang cung cấp trên thị trường.
Theo Cnet
CPU sẽ được hàn chết lên bo mạch chủ bắt đầu từ chip Broadwell
Nguồn tin từ nhiều trang công nghệ nước ngoài cho biết, bắt đầu từ thế hệ CPU Core i đời thứ 5 - Broadwell, thì Intel sẽ dần chuyển qua sử dụng phương thức nhúng (embedded) cho các bộ vi xử lí này, thay cho các loại socket rời hiện nay.
Cụ thể, bắt đầu từ thế hệ Broadwell - dự kiến ra mắt năm 2014, Intel sẽ chuyển qua dùng BGA (ball grid array) thay cho LGA (land grid array), việc này có nghĩa rằng người dùng sẽ không thể thay thế, nâng cấp CPU mới cho máy tính của mình, bởi các CPU này sẽ được hàn chết trên bo mạch ngay từ khi bán ra. Hiện tại Intel đang có nền tảng Next Unit of Computing (NUC), chiếc máy tính nhỏ gọn trong lòng bàn tay cũng sử dụng phương thức tương tự.
Hiện Intel vẫn chưa lên tiếng chính thức về tin đồn này, tuy nhiên nếu việc này là thật, thì trong tương lai, những máy tính sau khi đã mua của người dùng sẽ không nâng cấp được CPU nếu sử dụng chip Broadwell của Intel.
Một số ý kiến cho rằng đây cũng là một bước đi đã tính toán kĩ của Intel, bởi thực ra số lượng người dùng nâng cấp CPU cho máy tính của mình những năm gần đây cũng không nhiều lắm. Nhưng số khác lại không tán thành, bởi phần đông người dùng đều có suy nghĩ rằng "máy tính nâng cấp được", nên việc hàn chết CPU lên bo mạch sẽ cản trở quyết định mua máy của họ.
Vào năm 2010, Intel từng tung ra CPU Pentium G6951 chạy trên socket LGA1156, và cho biết sẽ bán ra một mã số giúp nâng cấp cho con CPU này bằng phần mềm, tức là sau khi nhập code, Intel sẽ "mở khóa" cho nó thêm vài tính năng nữa.
Như vậy người dùng sẽ có chip G695x mạnh hơn mà không cần phải đổi CPU mới. Tuy nhiên, Intel chưa từng cho biết sẽ áp dụng cách này cho các CPU khác của mình, ví dụ Core i hoặc Celeron... Vì vậy, nếu 2 năm sau Intel chuyển qua dùng phương thức BGA trên các CPU Broadwell, thì biết đâu có thể họ cũng sẽ dùng cách nâng cấp CPU bằng phần mềm, giống như đã từng làm với Pentitum G6951. Chúng ta hãy cùng chờ xem trong năm 2014, Intel sẽ làm điều đó như thế nào.
Theo NLĐ/Arstechnica