Intel ra mắt laptop, máy tính bảng giá rẻ
Intel tiết lộ hai mẫu máy laptop và máy tính bảng với giá khá rẻ dành cho lĩnh vực giáo dục. Đặc biệt, cả hai thiết bị này đều đi kèm với thiết bị ngoại vi và phần mềm hấp dẫn phục vụ học tập và công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, cả laptop Clamshell EF10MI2 (một phần của chương trình Classmate PC) và máy tính bảng ECS TR10CD1 Education Android cỡ 10-inch không được bán trực tiếp bởi Intel. Thay vào đó, chúng sẽ được phân phối thông qua các đối tác (chưa được nêu tên) để cung cấp cho các trường học.
Intel lần đầu tiên ra mắt chương trình Classmate PC vào năm 2007 khi mà Intel cùng Microsoft công bố mang máy tính tới các quốc gia đang phát triển. Cùng năm đó, Intel đã tham gia chương trình one Laptop Per Child nhằm phát triển các máy tính có giá rẻ cho học sinh. EF10MI2 mới nhất của Intel hoạt động trên hệ điều hành Microsoft Windows 8, và dự định sẽ ra mắt tiếp phiên bản hoạt động trên Windows 7 và phiên bản Linux. Phiên bản Windows 8 được dự kiến phát hành trong tháng này tại Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông…
Trong khi đó, các đối thủ như Google cũng đã thiết kế dòng máy Chromebooks như một thiết bị tính toán giá rẻ.
Intel chưa tiết lộ về giá của laptop và máy tính bảng này nhưng laptop sử dụng bộ xử lý Intel Celeron N2805 và N2806, trong khi máy tính bảng dựa trên nền tảng Atom Clover Trail tốc độ 1,2GHz Z2520.
Tuy nhiên điều thú vị là Intel đã nỗ lực tích hợp sẵn cả phần mềm và thiết bị ngoại vi thực sự hữu ích cho các thiết bị mới. Chẳng hạn, cả hai đều đi kèm camera phóng to cho phép học sinh sử dụng máy tính bảng và laptop để phám phá thế giới bên ngoài. Máy tính bảng được trang bị hai ứng dụng Education Lab Camera và Education Media Camera – gồm các công cụ sử dụng kính núp tích hợp sẵn để chụp ảnh và sau đó chỉnh sửa và chia sẻ chúng.
Laptop của Intel cũng gồm đồ họa AirRage, gói phân tích dữ liệu dành cho các nhà khoa học và toán học, phần mềm diệt virus McAfee…
Theo VNE
Sửa lỗi máy tính "bỗng nhiên tỉnh giấc" khi đang ngủ
Nhiều máy tính thường gặp lỗi tự khởi động lại khi đang ở chế độ ngủ mặc dù người dùng không ấn nút nguồn. Dưới đây là các phương pháp giúp bạn xác định và sửa lỗi này.
Nếu thường xuyên sử dụng chế độ ngủ (sleep mode) trên máy tính, hẳn bạn đã từng gặp phải trường hợp máy bỗng nhiên khởi động lại, mặc dù trước đó bạn đã kích hoạt sleep mode và không hề chạm vào nút nguồn.
Video đang HOT
Tình trạng này gây ra nhiều phiền nhiễu, khó chịu cho chúng ta. Thử tưởng tượng vào ban đêm khi bạn đã đi ngủ, việc máy tự động bật sẽ làm cho bạn tốn thêm ít tiền điện. Mặc dù có thể sau một khoảng thời gian không đụng đến, PC lại tự động sleep trở lại và số điện bị tiêu tốn không đáng là bao, nhưng hiện tượng này có thể sẽ ảnh hưởng tới cả phần cứng và phần mềm trong máy. Rất may, cách giải quyết hiện tượng này cũng không phải quá khó. Bạn có thể làm theo các hướng dẫn dưới đây để khắc phục tình trạng nêu trên.
Truy tìm thủ phạm
Trước khi thực hiện các thiết lập để khắc phục lỗi tự khởi động lại nói trên, bạn nên tìm hiểu xem đâu là căn nguyên gây ra lỗi. Nguyên nhân của hiện tượng trên có thể xuất phát từ phần mềm hoặc phần cứng của máy. Chẳng hạn như các thiết lập cho con chuột, bàn phím...đã vô tình làm máy tự khởi động lại khi bạn chạm vào con chuột, bàn phím...Thật may đó là việc truy tìm nguyên nhân này có thể thực hiện dễ dàng bằng cách sau:
Bạn mở command line (cmd) trên Windows. Có nhiều cách để mở cmd như bạn mở nút Start trên Windows (từ Windows 7 trở xuống) rồi nhập "cmd" (không có dấu ngoặc kép) vào trường tìm kiếm "search programs and file" ở dưới cùng sau đó ấn Enter để mở cmd.
Nhập dòng lệnh sau vào giao diện của cmd:
powercfg -lastwake
Lúc này thiết bị gần đây nhất làm cho máy tính của bạn "thức giấc" có thể sẽ bị "điểm mặt chỉ tên". Nói có thể là bởi trong một số trường hợp, dòng lệnh này không có tác dụng. Trong các trường hợp này, bạn có thể thay bằng dòng lệnh dưới đây để biết tất cả phần cứng nào (có thể) đã đánh thức PC của mình.
powercfg -devicequery wake_armed
Dù câu lệnh này không giúp tìm ra đích xác thủ phạm, nhưng ít ra nó cũng sẽ giúp bạn khoanh vùng được nguyên nhân từ đó tiết kiệm được thời gian cho việc khắc phục lỗi. Ngoài ra thì các dòng lệnh này chỉ hữu ích trong trường hợp phần cứng là nguyên nhân gây ra lỗi trên. Nếu nguyên nhân xuất phát từ phần mềm, nó sẽ không có tác dụng.
Tắt các phần cứng khiến máy tự khởi động lại
Sau khi xác định được rằng phần cứng như bàn phím, chuột...là nguyên nhân gây ra hiện tượng PC khởi động lại, bạn có thể thay đổi các settings của các phần cứng này để sửa lỗi. Bạn mở Device Manager trên máy (tìm hiểu về Device Manager trên Windows tại đây). Tại cửa sổ Device Manager, bạn tìm đến thiết bị đã làm cho máy tính "thức giấc" mà dòng lệnh ở trên đã liệt kê, click đúp để mở Properties của chuột, bàn phím...truy cập vào thẻ Power Management. Tại đây bạn sẽ thấy ô "Allow this device to wake the computer" như hình ảnh bên dưới. Bạn bỏ chọn ở ô này và kể từ giờ về sau, phần linh kiện này sẽ không thể làm máy bạn "bỗng nhiên tỉnh giấc" được nữa.
Thông thường chuột và bàn phím là 2 thành phần khiến cho máy dễ gây ra lỗi trên nhất. Do đó sau khi mở Device Manager thì bạn cần tìm đến mục "Mice and other pointing devices" để vô hiệu hóa chuột. Ngoài ra nếu trước đây bạn đã từng cắm các chuột khác vào máy, thì trong Device Manager sẽ hiển thị danh sách các mẫu chuột đó. Bạn cần chọn đúng vào mẫu chuột mà hiện tại mình đang sử dụng thì mới có thể thấy thẻ Power Management.
Ngoài chuột, bạn có thể mở rộng ra các linh kiện khác nữa như bàn phím, gamepad, Human Interface Device, Universal Serial Bus...để xác định xem có thành phần nào có nguy cơ gây ra lỗi hay không.
Can thiệp vào phần cứng mạng
Hầu hết các bo mạch chủ và adapter mạng đều có 1 tính năng là "wake on LAN" giúp người dùng bật máy tính từ xa. Tuy nhiên, nếu bạn không cần tới tính năng này, bạn có thể tắt nó để đỡ gây phiền nhiễu.
Bạn quay lại Device Manager, tìm đến phần Network Adapters. Tại đây bạn sẽ thấy danh sách các adapter mạng tích hợp cùng bo mạch chủ, hoặc nếu bạn gắn card mạng rời thì nó cũng sẽ được liệt kê ở đây.
Bạn click vào từng adapter mạng trong danh sách này vả bỏ chọn ở phần "Allow this device to wake the computer" giống như đã làm với chuột, bàn phím...ở trên.
Tắt Scheduled Tasks
Nếu các biện pháp trên vẫn không hiệu quả, nguyên nhân có thể nằm ở phần mềm chứ không phải phần cứng. Đặc biệt, trường hợp 1 ứng dụng nào đó đang "đánh thức" máy dậy để thực hiện 1 tác vụ nào đó (Scheduled Tasks) là rất dễ xảy ra.
Để tắt Scheduled Tasks, trong Windows bạn tìm đến Power Options (Bạn cũng có thể truy cập Power Options bằng cách vào Control Panel>Hardware and Sound>Power Options). Ở menu hiện ra bạn click "Change plan settings" phía bên phải đối diện với chế độ "power plan" mà bạn đang dùng. Ở menu tiếp theo click vào "Change advanced power settings". Bạn cuộn trỏ xuống tìm tới nhánh Sleep, mở rộng nhánh này, sau đó tiếp tục mở rộng nhánh con Allow Wake Timers, đổi settings hiện ra sang Disable. Như vậy là xong.
Tắt Scheduled Maintenance trong Windows 8
Windows 8 có thể khởi động máy tính của bạn từ chế độ ngủ để cài các bản update hoặc thực hiện việc "bảo trì". Nếu máy bạn bị khởi động lại thường xuyên, đây có thể không phải là nguyên nhân, nhưng nếu thỉnh thoảng bạn gặp lỗi tự khởi động lại, tính năng này của Windows 8 chính là thủ phạm.
Để sửa lỗi, bạn tìm tới Action Center trong Windows và mở ra, click vào Maintenance, tìm vào phần Automatic Maintenance. Nếu tính năng này đang bật, bạn sẽ thấy có dòng thông báo "Windows automatically schedules maintenance activities to run on your computer". Bạn click vào "Change maintenance settings" và bỏ chọn ở mục "Allow scheduled maintenance to wake up my computer at the scheduled time". Ngoài ra bạn cũng có thể thiết lập thời gian bảo trì vào 1 thời điểm hợp lý và không làm ảnh hưởng tới các công việc, sinh hoạt khác của mình.
Tạm kết
Các phương pháp trên đây đã "bao phủ" hầu như toàn bộ các nguyên nhân khiến máy tự khởi động lại từ chế độ ngủ. Nếu các bạn biết có các phương pháp khắc khắc phục tình trạng này, hãy để lại lời nhắn ở phần bình luận để chia sẻ với mọi người nhé!
Theo PLXH/Makeuseof
Toshiba công bố dòng SSD Vertex 460 hiệu năng cao, giá tốt Vertex 460 sử dụng bộ điều khiển độc quyền Barefoot 3 (BF3) M10 của OCZ, đi kèm với bộ nhớ flash NAND 19nm multi-level cell (MLC) của Toshiba cho hiệu năng tốt và mức giá hợp lý. Trong cùng ngày công bố hoàn tất thương vụ mua lại OCZ, hãng công nghệ Nhật Bản Toshiba cũng nhanh chóng tung ra dòng SSD Vertex...