Intel phát triển chip Core i9-9990XE với khả năng xử lý ‘khủng’
Chip Core i9-9990XE vừa được Intel phát triển tuy chỉ có 14 nhân 28 luồng nhưng xung nhịp lại cực cao, khoảng 4-5GHz và khả năng xử lý vô cùng khủng khiếp.
Nếu chip Core i9-9980XE với giá 1.979 USD không đủ mạnh đối với bạn thì sắp tới đây Intel sẽ tung ra chip Core i9-9990XE với mức giá và khả năng xử lý “khủng khiếp” hơn nữa. Tuy nhiên, bạn phải đấu giá mới có được nó vì bình thường không thể mua được chip này và Intel cũng không đưa ra mức giá niêm yết chính thức cho sản phẩm – theo trang tin ArsTechnica.
Intel vừa “nhá hàng” chip Core i9-9990XE có mức xung nhịp cực cao và khả năng xử lý vô cùng khủng khiếp.
Hiện tại, chip Core i9-9980XE sở hữu đến 18 nhân 36 luồng và có xung nhịp dao động ở mức 3-4,5GHz, tiêu tốn 165W điện. Trong khi đó, chip Core i9-9990XE sẽ có ít hơn, chỉ 14 nhân 28 luồng (tương đương với dòng chip 9940X) nhưng lại có xung nhịp cao hơn rất nhiều – khoảng 4-5GHz, giúp cho nó có được khả năng xử lý “khủng” hơn hẳn, cùng mức tiêu thụ điện nhiều hơn hẳn, lên đến 255W.
Video đang HOT
Cũng theo ArsTechnica, bộ xử lý mới này vẫn sẽ sử dụng socket LGA2066 và chipset X299 ở hiện tại. Thực tế, bộ xử lý Core i9-9990XE đã được Intel “nhá hàng” từ giữa năm ngoái khi họ trình diễn một cỗ máy 28 nhân đã được ép xung, luôn chạy xung nhịp 5GHz trên tất cả các nhân.
ArsTechnica cho rằng, mức giá của con chip này có thể cao hơn so với 9980XE, nhưng hiện vẫn chưa rõ con số cụ thể. Theo nguồn tin mà ArsTechnica có được, Intel sẽ không bán chip này qua các kênh bán lẻ thông thường và cũng sẽ không có mức giá niêm yết. Thay vào đó, hãng sẽ thực hiện đấu giá trực tuyến khi bán ra con chip này. Các cuộc đấu giá sẽ được tổ chức hàng quý và chỉ có 3 hệ thống đấu giá trong lần đầu.
Với cách bán chip khác thường này, có thể thấy được rằng Intel sẽ không thể sản xuất chip này với số lượng nhiều, thậm chí là vài trăm đơn vị cho mỗi quý – một số chuyên gia nhận định. Ngoài ra, bên cạnh cách thức “bán hàng kỳ lạ” đối với dòng chip mới, chip Core i9-9990XE này cũng sẽ không nhận được bảo hành chính hãng từ Intel.
Bởi vậy nên những ai có ý định bằng mọi cách để thắng đấu giá, nhằm sở hữu một con chip 5GHz như đã nói ở trên cũng nên cẩn trọng hơn, bởi nếu có sự cố xảy ra đối với chip này, mọi thứ có thể sẽ dần tan biến ngay trước mắt bạn đấy! – trang ArsTechnica khuyến cáo.
Theo pc word
Steve Jobs là người 'giúp' Qualcomm thu phí bản quyền chip iPhone
Trong phiên tòa xét xử vụ kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) với Qualcomm, Apple tiết lộ thêm chi tiết về chương trình thu phí bản quyền giữa công ty với Qualcom.
Theo PhoneArena, xuất hiện tại phiên tòa, COO Apple Jeff Williams cho biết đồng sáng lập kiêm CEO Apple Steve Jobs là người đã đồng ý trả cho Qualcomm một khoản phí bản quyền trị giá 7,5 USD cho mỗi điện thoại để đảm bảo chip modem mà ông cần cho iPhone. Jobs phải làm điều này vì Apple là một tên tuổi mới trong ngành và ông cần một chip modem có thể tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
Apple đã phải chấp nhận trả phí bản quyền cho Qualcomm kể từ năm 2007 - Ảnh: Reuters
Mặc dù Apple đã sử dụng chip modem Infineon từ 2007 đến 2010 nhưng họ vẫn phải trả tiền bản quyền cho Qualcomm do các bằng sáng chế mà Infineon (được Intel mua vào năm 2010) sử dụng. Từ năm 2011 đến 2016, các mẫu iPhone chỉ chứa chip modem Qualcomm trước khi cả Qualcomm và Intel cung cấp chip modem cho iPhone 2017. Nhưng đến năm 2018, cuộc chiến giữa Apple và Qualcomm đã dẫn đến việc Intel trở thành đối tác cung cấp chip modem độc quyền cho iPhone 2018.
Williams nói rằng 7,5 USD nghe có vẻ không nhiều (iPhone có giá trung bình 793 USD), nhưng nếu con số này nhân với hàng trăm triệu iPhone bán ra mỗi năm, nó sẽ tương đương với con số hàng tỉ USD. Đó là lý do giúp Qualcomm thu về 5,16 tỉ USD doanh thu cấp phép trong năm tài chính gần đây nhất bất chấp việc Apple đã không thanh toán phí bản quyền trong 12 tháng đó. Vào năm 2015, Qualcomm có doanh thu phí bản quyền lên đến 7,9 tỉ USD.
Ông Williams được FTC mời làm nhân chứng khi cơ quan này muốn trình bày các trường hợp nhằm chống lại hành vi độc quyền của Qualcomm. Cốt lõi của vụ kiện bắt nguồn từ chính sách "không giấy phép, không chip" của Qualcomm, vốn yêu cầu các nhà sản xuất phải trả tiền cho giấy phép trước khi được mua chip từ hãng. Qualcomm nói rằng họ cần thu phí cấp phép để tài trợ cho hoạt động R&D nhằm tiếp tục cải thiện công nghệ có sẵn cho ngành công nghiệp di động.
Vụ kiện dự kiến kéo dài 10 ngày và nếu FTC thắng thế, nó có thể thay đổi cách Qualcomm kinh doanh. Người tiêu dùng có thể hưởng lợi với giá smartphone thấp hơn nếu nhà sản xuất chip buộc phải thay đổi cách bán chip cho các nhà sản xuất điện thoại.
Theo Thanh Niên
Samsung, Huawei tự sản xuất phần lớn chip modem Hai nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới tự cung ứng phần lớn chip modem, vốn giúp thiết bị kết nối với mạng dữ liệu không dây. Theo Reuters, đây là bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa chống độc quyền có liên quan đến nhà sản xuất chip Qualcomm. Phiên tòa giữa Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và...