Intel Lab – Trưởng thành từ các sai lầm
Mọi người thường thích nói về thành công hơn thất bại, về quyết định đúng hơn sai lầm. Nhưng cuộc sống thật không chỉ có toàn hoa hồng. Đôi khi bạn vấp ngã và đôi lúc bạn tiến rất nhanh. Nhận biết được đâu là sai lầm để từ đấy không vấp phải nó lần nữa, là một trong các bí mật về thành công của Intel, đặc biệt là Intel Lab.
Justin Rattner, giám đốc của Intel Labs kiêm giám đốc công nghệ của tập đoàn đa quốc gia Intel, trao đổi với tạp chí TechRadar về việc hãng này đã học tập từ các sai lầm như thế nào.
Học cách té để đứng tốt hơn
“Có một công việc đóng vai trò quan trọng đối với các hãng nghiên cứu công nghệ. Đó chính là ngăn cản những công nghệ kém tiến ra thị trường. Vì các thất bại về sản phẩm – ít nhất trong ngành công nghiệp của chúng tôi – là rất đắt đỏ”.
“Một bộ vi xử lý phổ thông thường mất hơn 500 triệu USD để phát triển ra nó, trong khi xây dựng một nhà máy sản xuất chip tốn gấp 10 lần như thế. Cho nên chúng ta đang nói về một khoản đầu tư tầm cỡ 5 tỷ USD. Do vậy nếu một sản phẩm gặp lỗi vì một quyết định công nghệ sai lầm xảy ra đâu đó trong giai đoạn phát triển công nghệ, thì đó sẽ thực sự là một vấn đề lớn. Và dĩ nhiên, các thất bại có thể và vẫn hay xảy ra. Đôi khi chúng không được công bố, nhưng đôi khi lại rất nổi tiếng”.
Rattner chợt bật cười khi nói ra điều này. Có lẽ vì ông đang nhớ lại thế hệ chip Pentium 4 cuối cùng – Prescott – vốn cực nóng và ngốn điện. Điều này đã buộc Intel phải thay đổi lại quan điểm phát triển chip của mình để chuyển hướng sang mảng di động với chip Pentium M Banias rồi sau đấy là kiến trúc Core. Gần đây Intel cũng có một sai lầm tương đối nổi tiếng khác là vấn đề các cổng SATA trên thế hệ chipset 6 có thể dẫn tới sự suy giảm hiệu năng sau thời gian dài sử dụng.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng một phòng nghiên cứu thế kỷ 21 phải là nơi có khả năng thấy được vai trò cần loại bỏ các công nghệ ‘xấu’ của mình. Chúng tôi gọi đây là các ’sai lầm ngắn hạn’ và chúng được xem là một phần quan trọng để dẫn tới các thành công về lâu dài cho Intel, cùng với các yếu tố khác mà chúng tôi thực hiện trong lĩnh vực cải tiến mới”.
“Việc anh càng sớm giữ được các phí tổn của sai lầm thì anh sẽ càng hạn chế được hậu quả của nó. Vì chúng sẽ tăng lên theo hàm số mũ khi anh càng tiến gần hơn tới giai đoạn phân phối sản phẩm. Nên chúng tôi thà mất khoảng 1 hay 10 triệu USD sai sót trong phòng lab còn hơn mất 1 tỷ hay nhiều tỷ ở trong nhà máy”.
“Trong phòng lab, chúng tôi đặt ra câu hỏi làm sao để thành công ngoài thị trường khi tạo ra được các tính năng có thể đến với người tiêu dùng và đứng từ phía người tiêu dùng để xem một sản phẩm có thể thành công hay không”.
Chia đôi con đường
Nhớ lại quá khứ, Rattner cho biết trong 15 năm đầu của Intel, hãng này tránh dùng thuật ngữ “nghiên cứu” trừ phi nó có liên quan trực tiếp tới việc phát triển sản phẩm. Việc này có nguyên do vì ngay cả các sáng lập viên của Intel, gồm cả Gordon Moore, cũng gặp vấn đề trong việc định ra lộ trình nghiên cứu bán dẫn tại chính công ty mình. Phải đến tận giữa các năm 1980 thì một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu mới được thành lập.
“Nhóm đấy phải nói cực kỳ bé nếu anh nhìn Intel như một nhà dẫn đầu công nghệ bán dẫn. Rất nhiều cải tiến về chip mang tính cách mạng của Intel được tạo ra bởi nhóm này. Điều duy nhất chia rẽ họ là cách làm sao họ đưa các phát minh của mình ra khỏi phòng lab và đi vào nhà máy sản xuất. Chìa khoá của việc này là sự phân chia đường đi”.
“Câu hỏi là ‘chúng tôi sẽ cải thiện tốc độ giới thiệu công nghệ được bao nhiêu để nó chuyển thành sản phẩm’? Sự thật chính là khác biệt về mặt thời gian hoàn thiện các công nghệ từ giai đoạn nghiên cứu cho đến giai đoạn phát triển thành sản phẩm”.
“Vấn đề khó là làm sao chuyển việc phát triển công nghệ thành một phần của vòng đời sản phẩm. Việc nghiên cứu hoàn toàn có khả năng tiêu diệt công nghệ trước khi nó tiến được đến đâu đó, rất giống như việc chúng phải trải qua ‘thung lũng chết’. Những công nghệ ví như ảo hoá, chúng tôi đã bỏ lên bỏ xuống vài lần rồi cũng quyết định đưa ảo hoá thành một phần trong loạt sản phẩm thế hệ kế tiếp”.
Rattner cho biết không có một bộ phận chọn lựa con đường cụ thể tại Intel. Chỉ có rất nhiều nhóm tìm đường riêng tại đây và nhiệm vụ của họ là trong một deadline cho sẵn, mỗi nhóm phải tìm ra một công nghệ cho sản phẩm tương lai. Tất nhiên, công nghệ đó phải đảm bảo 100% sự thành công. Thách thức là làm sao gom các công nghệ trên cho phù hợp vào con chip mới. “Mặc cho có cách lo lắng đó, thì sự mở rộng nhiều nhóm nghiên cứu công nghệ vào nhiều lĩnh vực này chính là một nhân tố thành công chính cho công ty của chúng tôi”, Rattner kết.
Theo genk
Tăng tốc PC với giải pháp ReadyCache
Với giá thành 60 USD.
Nâng cấp lên SSD là một lời khuyên hàng đầu trong hôm nay cho người dùng PC nếu họ muốn một trải nghiệm tốt hơn về mặt tốc độ đáp ứng. Tuy vậy với giá thành còn khá đắt đỏ, trang bị một chiếc SSD dung lượng cao để đủ sức thay thế chiếc HDD phổ thông vẫn còn xa tầm với của nhiều người. Bên cạnh đó không hẳn ai cũng muốn bỏ đi chiếc HDD cũ của mình. Do vậy mà SanDisk vừa tung ra dòng sản phẩm ReadyCache mới có tính năng tương tự SSD nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều.
ReadyCache thực chất cũng là SSD, song dung lượng hiện chỉ đạt 32 GB. Sản phẩm này sẽ không thay thế chiếc HDD đang có trên PC của bạn mà chỉ hoạt động như một bộ đệm nhằm tăng tốc độ đọc dữ liệu, đặc biệt các file thường xuyên dùng như file hệ thống hoặc dữ liệu bạn thường truy cập. SanDisk hứa hẹn tốc độ khởi động máy sẽ tăng gấp 4 lần so với chỉ dùng HDD và tăng gấp 12 lần khi khởi động ứng dụng, mang lại cho bạn một cảm giác "tức thời" hơn so với trước đây.
Vì là giải pháp bộ đệm, ReadyCache sẽ hoạt động song song với chiếc HDD hiện có trên máy của bạn. Lần đầu sử dụng, bạn sẽ cần chạy ứng dụng ExpressCache (dành cho Windows 7) để chương trình nhận biết các file thường dùng trên HDD nhằm chuyển chúng sang ReadyCache. Các lần chạy sau, Windows sẽ nạp các file đấy từ ReadyCache. Song giải pháp của SanDisk còn khác biệt so với các hãng SSD khác ở chỗ: nó có thể làm việc cùng lúc với nhiều chiếc HDD. Giả dụ bạn có một HDD cài Windows 7, một HDD dùng Ubuntu, một HDD chỉ để chứa dữ liệu, ReadyCache đều đáp ứng tất cả.
Ngoài ra vì là giải pháp bộ đệm, dữ liệu của bạn vẫn được bảo toàn trên chiếc HDD cũ. Bạn sẽ không lo ngại việc bị mất dữ liệu nếu chiếc ReadyCache được đưa sang máy khác. Chỉ cần tháo và cắm. Yêu cầu gần như duy nhất cho ReadyCache là bạn có một cổng SATA "dư" trên mainboard hệ thống và cáp nguồn dành cho nó.
ReadyCache hiện được phân phối tại Newegg và Amazon với giá 60 USD, thời gian bảo hành 3 năm.
Theo TTVN
Chip Streamroller: "Thần hộ mệnh" cho tham vọng lật đổ Intel của AMD Hai năm trước đây, nhà sản xuất chip x86 lớn thứ hai thế giới đã công bố thông tin về kiến trúc Bulldozer ("xe ủi") của mình trước thế giới tại Hot Chips 22. Hai năm sau, hãng này tiếp tục công bố thế hệ kiến trúc mới có tên Streamroller ("xe lu") tại Hot Chips 24. Liệu chiếc "xe lu" mới của...