Intel: Hoạt động cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm khiến Intel thiệt hại hàng tỷ đô, phải rút lui thị trường
Intel và nhiều công ty khác đang bày tỏ sự bất mãn về chính sách cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm khi hãng chip nước Mỹ vẫn đang hàng ngày thu lợi từ hoạt động này.
Hồi đầu năm nay, Apple đã buộc phải sử dụng modem chip 5G của Intel trên các model iPhone 5G dự kiến ra mắt vào năm sau. Thời điểm đó, Apple và Qualcomm đang trong cuộc chiến bản quyền nên không thể đi chung một con đường.
Tuy nhiên sau đó, Apple và Qualcomm đã bất ngờ giảng hòa và Apple nhiều khả năng sẽ chọn mua chip 5G của Qualcomm thay thế cho Intel. Bên cạnh đó, Intel cũng bất ngờ tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua phát triển modem chip 5G.
Apple dĩ nhiên biết tình thế hiện tại và sự phụ thuộc của hãng vào Qualcomm nên Apple đã chủ động mua lại mảng kinh doanh modem chip của Intel với giá 1 tỷ đô. Nhiều nguồn tin cũng khẳng định, Apple sẽ đưa modem chip đầu tiên tự sản xuất lên modem iPad Pro vào năm 2021, sau đó modem chip thế hệ thứ hai sẽ được tích hợp trên iPhone 2022.
Sẽ không có gì để nói nếu thương vụ trên đem tới lợi ích cho đôi bên nhưng Intel khẳng định, các chính sách bất hợp pháp của Qualcomm đã buộc hãng phải bán rẻ mảng kinh doanh modem chip cho Apple và chấp nhận chịu một khoản lỗ lớn.
Trang Reuters dẫn tuyên bố của Intel cho biết, họ đã phải chịu một khoản lỗ tỷ đô vì giao dịch trên. Hãng khẳng định, việc họ phải bán đi mảng kinh doanh modem chip là do những yêu cầu cấp phép bất hợp pháp của Qualcomm.
Hồi đầu năm nay, Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Qualcomm đã gặp nhau tại tòa trong phiên xét xử kéo dài 10 ngày do thẩm phán Lucy Koh chủ trì. Phía FTC đã đưa ra các bằng chứng về cách bán chip của Qualcomm là hành vi hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường chip.
FTC cũng đưa ra cách tính tiền bản quyền của công ty dựa trên giá của một chiếc smartphone thay vì tính dựa trên các thành phần linh kiện do Qualcomm cung cấp. Chính sách cấp phép bằng sáng chế tiêu chuẩn (SEP) của Qualcomm cũng được FTC đề cập đến. Đây là những bằng sáng chế quan trọng mà các đối thủ, các hãng sử dụng công nghệ của Qualcomm sẽ cần có để đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thẩm phán Koh sau đó đã đưa ra phán quyết ủng hộ FTC. Và phía Qualcomm nhiều khả năng sẽ phải nhận một bản án từ tòa phúc thẩm cho đến khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Video đang HOT
Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì phán quyết của Koh sẽ buộc nhà sản xuất chip phải đàm phán lại hợp đồng hiện tại với các nhà sản xuất smartphone. Nhưng nếu Qualcomm kháng cáo thành công, bản hợp đồng với các nhà sản xuất khác vẫn sẽ được giữ nguyên.
Không chỉ có Intel cáo buộc Qualcomm mà nhiều nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng xe hơi đã nộp tài liệu chống lại hoạt động cấp phép của Qualcomm lên tòa phúc thẩm ở San Francisco. Nhà sản xuất phanh xe hơi của Đức Continental AG cho biết, họ đã phải bỏ mối quan hệ hợp tác với Samsung và MediaTek chỉ vì hoạt động cấp phép của Qualcomm.
Continental AG tuyên bố, Qualcomm và các chủ sở hữu bằng sáng chế khác đã từ chối cấp phép công nghệ của họ cho các nhà sản xuất chip và thay vào đó, cấp bằng sáng chế cho các hãng sản xuất xe hơi với giá hàng chục ngàn đô.
Các hãng cung cấp phụ tùng, linh kiện xe hơi cho biết, người tiêu dùng chính là những người chịu ảnh hưởng cuối cùng từ chính sách cấp phép của Qualcomm khi phải chấp nhận mua xe với giá cao hơn.
Hiện tại các bên đã tích cực gây sức ép với tòa án để được hưởng phán quyết có lợi.
Theo VN Review
Mỹ mất 50 tỉ USD vì Huawei, Trung Quốc thiệt 35 tỉ USD vì thuế
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch chi hàng chục tỉ USD cho các nguồn cung cấp công nghệ ở châu Âu trong 5 năm tới sau khi bị Mỹ liệt vào danh sách đen.
Huawei khẳng định rằng sẽ có những hậu quả đối với các công ty Mỹ như Qualcomm, Intel, Micron và Google. Huawei vẫn thường chi hơn 10 tỉ USD mỗi năm cho các chất bán dẫn, phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo dưỡng cho điện thoại thông minh và thiết bị mạng của mình.
Huawei giải thích rằng quyết định nêu trên là kết quả trực tiếp của việc Washington cấm các công ty Mỹ bán công nghệ cho tập đoàn này.
Hàng hóa chuẩn bị xuất khẩu tại Liên Vân Cảng - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Đầu năm nay, Washington đã lập danh sách đen các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và hạn chế các doanh nghiệp trong danh sách này kinh doanh với các công ty Mỹ. Về phần mình, Huawei đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng họ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc.
Ông Ernest Lin Zhang, nhân vật phụ trách hoạt động doanh nghiệp của Tây Âu tại Huawei cho biết công ty này đang tăng cường mua sắm tại Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu để bảo đảm các dây chuyền sản xuất không bị phá vỡ.
Ông nói thêm rằng lệnh cấm của Mỹ ít ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thiết bị 5G trong khi Huawei không còn có bất kỳ sản phẩm nào của Mỹ nữa.
Giữa tháng 10 vừa qua, Huawei cho biết họ đã cung cấp hơn 400.000 ăng ten 5G cho khoảng 60 khách hàng trên khắp thế giới, hơn một nửa trong số đó ở châu Âu.
Ngoài ra, ông Lin Zhang nhấn mạnh rằng Huawei đặt mục tiêu thiết lập một đám mây lưu trữ không giới hạn ở châu Âu, cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu trực tuyến mà không cần phải thông qua các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ.
Hiện Huawei đang cung cấp thiết bị cho các nhà điều hành cung cấp loại dịch vụ này, như tập đoàn Orange của Pháp và Telefonica ở Tây Ban Nha.
Tại cửa hàng Huawei ở Thâm Quyến - Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, một công trình nghiên cứu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), công bố hôm 5-11, cho thấy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã cắt giảm hơn 1/4 số hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ trong nửa đầu năm nay, tương đương 35 tỉ USD, và đã đẩy giá cả tiêu dùng ở Mỹ tăng lên.
Theo đó, trị giá số hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc chịu thuế quan đã giảm xuống còn 95 tỉ USD trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, so với 130 tỉ USD cùng kỳ năm 2018.
"Nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc đang gây tổn hại về kinh tế cho cả hai nước. Thiệt hại về phía Mỹ chủ yếu liên quan đến giá tiêu dùng tăng cao, còn tổn thất ở phía Trung Quốc liên quan đến tổn thất xuất khẩu đáng kể"- bản báo cáo xác định.
Lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thuế quan của Mỹ là máy móc văn phòng và thiết bị viễn thông nhập khẩu từ Trung Quốc, giảm 15 tỉ USD.
Theo thời gian, quy mô tổn thất xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng cùng với mức thuế tăng lên. Từ đó, theo nghiên cứu, các quốc gia khác sẽ nhảy vào lấp đầy phần lớn khoảng trống mà Trung Quốc để lại.
Đài Loan hưởng lợi lớn nhất từ hiện tượng "chuyển hướng thương mại", với 4,2 tỉ USD xuất khẩu bổ sung sang Mỹ trong nửa đầu năm 2019, chủ yếu là thiết bị văn phòng và viễn thông.
Ngoài ra, Mexico đã xuất khẩu sang Mỹ thêm 3,5 tỉ USD, chủ yếu là thiết bị nông nghiệp và vận tải và máy móc điện.
Thêm vào đó, Liên minh châu Âu đã tăng cường cung cấp thêm hàng hóa trị giá 2,7 tỉ USD, phần lớn thông qua xuất khẩu máy móc bổ sung.
Tuy nhiên, không phải tất cả tổn thất thương mại của Trung Quốc đều đã được các nền kinh tế khác giành được, hàng tỉ USD thương mại đã bị thiệt hại hoàn toàn.
Bắc Kinh và Washington đang vướng vào một cuộc chiến tranh thương mại trong suốt 16 tháng qua mặc dù có nhiều hy vọng rằng một thỏa thuận ban đầu giúp xoa dịu căng thẳng có thể được ký kết trong tháng này.
Nếu như thỏa thuận thất bại, gần như tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ - trị giá hơn 500 tỉ USD - đều có thể bị ảnh hưởng.
Theo người lao động
Qualcomm nối lại đơn bán hàng cho Huawei Trong diễn biến mới nhất, CEO Qualcomm Steve Mollenkopf vừa xác nhận công ty của ông hiện đã nối lại giao dịch với Huawei. Qualcomm sẵn sàng nối lại các hoạt động giao dịch với Huawei Theo GSMArena, kể từ khi Huawei bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, một số đối tác quan trọng của hãng như Qualcomm...