Intel được bán chip cho Huawei
Chính quyền Trump đã cấp giấy phép đặc biệt cho Intel, đảm bảo công ty này vẫn được tiếp tục giao thương với Huawei.
Hôm nay (23/9), phát ngôn viên của Intel chia sẽ hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới đã được chính phủ Mỹ cấp giấy phép giao dịch với Huawei, nhờ đó có thể bán cho công ty Trung Quốc này một số sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, đại diện Intel không tiết lộ cụ thể những sản phẩm này là gì.
Một cửa hàng của Huawei ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tuyên bố của Intel cho thấy họ đã có quyền bán sản phẩm cho Huawei. Tuần trước, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn của Trung Quốc ( SMIC) – công ty vốn sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất chip – cũng đã lập hồ sơ yêu cầu chính phủ Mỹ cấp giấy phép để tiếp tục cung cấp sản phẩm cho Huawei. Trước đó, hãng sản xuất chip Hàn Quốc, SK Hynix, cũng nộp đơn xin nhưng bị Washington từ chối.
Tháng 5/2019, Huawei bị liệt vào “Danh sách thực thể” của Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ muốn mua hay bán sản phẩm và công nghệ cho Huawei, buộc phải có sự cho phép đặc biệt từ Chính phủ Mỹ.
Chính quyền Trump lập luận rằng Huawei đe dọa an ninh quốc gia và có thể cung cấp dữ liệu của công dân Mỹ cho chính phủ Trung Quốc. Huawei phủ nhận điều này và biện minh rằng hãng rơi vào tầm ngắm của Mỹ chỉ vì lý do địa chính trị, thay vì những quan ngại về quyền riêng tư hay bảo mật.
Đầu tháng 9 vừa rồi, chính phủ Mỹ lại siết chặt thêm hạn chế với cho các doanh nghiệp Mỹ chuyên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho Huawei. Theo đó, đại diện đến từ Trung Quốc không thể mua bất kỳ loại chip nào được sản xuất bằng công nghệ Mỹ.
Trung Quốc đầu tư 2,2 tỷ USD cho công ty sản xuất chip trong nước để 'cứu' Huawei
Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei
SMIC - tập đoàn sản xuất chip đến từ Trung Quốc
Tập đoàn sản xuất chip SIMC vừa nhận được một khoản đầu tư khổng lồ lên đến 2,2 tỷ USD từ nhà nước Trung Quốc. Khoản đầu tư này được tiết lộ ngay sau khi Mỹ công bố những hạn chế mới đối với công ty công nghệ Huawei. Những hạn chế mới mà Mỹ đưa ra càng gây thêm khó khăn cho Huawei khi mà giờ đây các công ty sản xuất chip sử dụng công nghệ, phần mềm của Mỹ trong việc sản xuất cũng sẽ phải xin giấy phép trước khi hợp tác với Huawei.
Theo những thông báo từ SMIC, họ sẽ nhận được một khoản đầu tư từ quỹ "Big Fund", đây là quỹ tiền do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ các công ty chip trong nước. Khoản đầu tư này sẽ đưa vốn đăng ký của công ty từ 3,5 tỷ lên thành 5,5 tỷ USD. Tuy vậy, quyền sở hữu cổ phần của SMIC cũng giảm từ 50,1% xuống còn 38,5%.
Thông thường, nhà máy của SMIC có công suất sản xuất 6000 chip 14nm mỗi tháng. Trong thời gian tới SMIC dự kiến sẽ đặt mục tiêu cao hơn là 35.000 sản phẩm/1 tháng. SMIC đã bắt đầu sản xuất số lượng lớn chip 14nm vào cuối năm ngoái. Theo những số liệu thu thập được từ tuần trước, các giám đốc điều hành của công ty cho biết các đơn đặt hàng chip 14nm chiếm 1,3% doanh thu quý 1 năm 2020 của công ty.
TSMC đối thủ của SMIC đã sản xuất thành công chip 7nm và đang trên đường phát triển chip 5nm. Hiện tại những con chip cao cấp của Apple, Huawei và Qualcomm đều dựa vào những quy trình 7nm và 5nm.
Những quy định mới của Bộ Thương mại Hoa Kỳ tác động trực tiếp vào mối quan hệ giữa TSMC và Huawei bằng cách cắt đứt quyền sử dụng các công cụ sản xuất chip do Hoa Kỳ sản xuất. SMIC cũng phụ thuộc rất nhiều vào các công nghệ sản xuất chip của Mỹ nên nhiều khả năng công ty này cũng sẽ bị ảnh hưởng do các quy định mới mà Mỹ đưa ra.
Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC Không chỉ là một bước tiến lớn của SMIC, mà một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã tiến thêm một bước nữa trong việc tự chủ hoạt động sản xuất chip. Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC),...