Instagram và Tiktok đang khiến ngày càng nhiều bé gái phải đi khám tâm lý vì sợ già
Ngành mỹ phẩm đang marketing dựa trên nỗi sợ, khiến ngày càng nhiều bé gái hủy hoại sức khỏe và tiền bạc từ quá sớm.
Cô bé Zac Mathias, người Connecticut-Mỹ mới 18 tuổi nhưng đã có cuộc sống gắn liền với thẩm mỹ. Mỗi tuần của cô tràn ngập những lịch hẹn đi tiêm collagen, tái tạo da, điều trị laser trẻ hóa hay những buổi trị liệu chống lão hóa khác.
Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn tất cả và giờ đây Mathias chỉ cầu mong những ứng dụng chụp ảnh, quay phim có thể giúp mình trẻ hơn trên mạng xã hội.
Với giới trẻ ngày nay, ngoài đẹp thì tươi trẻ còn là thước đo cho mọi chuẩn mực trên mạng xã hội. Hậu quả là nếu bạn không trẻ đẹp thì sẽ chẳng ai quan tâm, không có nhiều like share.
Body Shaming (miệt thị ngoại hình) là cụm từ chỉ hành động dùng ngôn ngữ để bình luận, chê bai ngoại hình của người khác, khiến người khác cảm thấy khó chịu, bị xúc phạm. Đôi khi nó còn là suy nghĩ miệt thị chính bản thân khi thấy mình đi ngược lại với những chuẩn mực của xã hội.
Vậy nhưng Mathias thì không chịu thừa nhận điều này. Những buổi làm đẹp đắt đỏ của cô bé luôn được gắn liền với các ý nghĩa “cao thượng” hơn là nạn Body Shaming.
“Việc chống lão hóa không phải mục tiêu chính khi tôi thực hiện các buổi trị liệu da. Đó chỉ là thói quen giúp tôi cảm thấy hạnh phúc hơn. Chăm sóc da luôn là thời gian để tôi chăm sóc lại bản thân và giúp xả stress”, Mathias trần tình.
Hãng tin CNN cho biết câu chuyện của cô bé Mathias chẳng phải cá biệt khi giới trẻ ngày nay bị nghiện những sản phẩm chống lão hóa và chăm sóc sắc đẹp. Khảo sát năm 2012 của NPD Group cho thấy chưa đến 20% số nữ giới 18-24 tuổi quan tâm đến lão hóa da mặt.
Thế nhưng khảo sát của The Benchmaking Company năm 2018 cho thấy con số này đã tăng lên hơn 50% và phần lớn phụ nữ muốn được dùng một sản phẩm chống lão hóa hay chăm sóc sắc đẹp nào đó hàng ngày.
Thậm chí nhiều bạn trẻ dù chưa đến tuổi lão hóa nhanh cũng đã tiếp xúc với các công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất khi mạng xã hội bùng nổ nạn Body Shaming.
Vào năm 2020, cộng đồng chăm sóc da lớn nhất của Reddit với 1,3 triệu thành viên đã ngập tràn những bài viết cho vị thành niên về cách chăm sóc da và chống lão hóa. Trên Tiktok, nhiều bạn trẻ bày tỏ nỗi lo sợ về sự lão hóa nhanh cũng như quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ làm đẹp.
Sự bùng nổ mạng xã hội khiến các bé gái bị đánh giá về sắc đẹp từ sớm
Theo CNN, thực tế nỗi sợ lão hóa ngày càng lớn trong giới trẻ ngày nay không hoàn toàn do mạng xã hội và Body Shaming khi nhiều doanh nghiệp lớn cố tình tận dụng chúng để kinh doanh.
Hưởng lợi từ nỗi sợ già, xấu
Giới khoa học đã chỉ ra rằng, khi con người cảm thấy bản thân có khả năng bị tổn thương hay phải chịu đau đớn, họ sẽ cảm nhận được mối đe dọa và thể hiện sự sợ hãi. Các dấu hiệu căng thẳng có thể ảnh hưởng tới não bộ.
Video đang HOT
Bộ vi xử lý cảm xúc gửi những tín hiệu báo động tới trung tâm chỉ huy não bộ, ngay lập tức quyết định hành vi của một cá nhân. Chính lý thuyết khoa học thú vị và quan trọng này đã tạo nên những thông điệp marketing đánh vào tâm lý lo lắng của người tiêu dùng, ngày càng trở nên phổ biến trong quảng cáo.
Điều này cũng tương tự như trong ngành làm đẹp khi các hãng kinh doanh tận dụng mạng xã hội, nạn Body Shaming một cách gián tiếp để thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm hơn.
Dù không chê bai thẳng nhưng những quảng cáo, những bài viết hay việc trả tiền để mọi người liên tục nói về lão hóa sớm đã khiến giới trẻ ngày nay lo sợ thái quá. Câu chuyện khá dễ hiểu khi những dự báo cho thấy tổng doanh số ngành sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa toàn cầu sẽ đạt hơn 88 tỷ USD vào năm 2026, một thị trường vô cùng béo bở.
“Sản phẩm chống lão hóa hiện đã không chỉ còn cho người già mà hiện còn được cho là một quá trình đầu tư sắc đẹp từ khi còn trẻ”, Giám đốc Clare Vera của WGSN nhận định.
Bằng việc dùng những lý thuyết khoa học và công nghệ, nhiều bạn trẻ ngày nay đang tích cực quảng bá các sản phẩm chống lão hóa cho trẻ vị thành niên, điều hiếm khi xảy ra cách đây 10 năm.
Ám ảnh về sắc đẹp khiến các bé gái dùng mỹ phẩm từ quá sớm
Bé Kennedy Hack Juman mới 15 tuổi sống tại Florida-Mỹ nhưng đã vô cùng nhuần nhuyễn về các lý thuyết chăm sóc gia, chống lão hóa thông qua các bài video trên Youtube.
“Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào tôi cũng đọc kỹ từng thành phần, thế rồi kiểm tra nguồn gốc, tác dụng của chúng cũng như các bài đánh giá trên mạng”, bé Juman nói.
Dù còn vị thành niên nhưng Juman đã rất sành sỏi khi dùng hàng loạt sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cũng như khuyến khích các bạn trẻ chăm lo da mặt từ sớm.
“Không phải tôi làm thế vì sợ mọi người chê, chủ yếu là vì tôi không muốn có nếp nhăn trên mặt. Cũng có thể là tiêu chuẩn xã hội khiến tôi không thích các nếp nhăn. Thế nhưng không sao cả, tôi sẽ cố gắng chống nếp nhăn khi nào còn có thể”, bé Juman thừa nhận.
Tốn kém
Cô Christina Mendoza, 25 tuổi đến từ Bay Area-Mỹ dùng dịch vụ chống lão hóa đã 2 năm nay. Liệu pháo điện tích da mà cô đang dùng có giá khoảng 495 USD, chưa kể đến sản phẩm gel đi kèm để dưỡng ẩm cùng các chi phí khác.
Đắt đỏ là vậy nhưng cô Mendoza lại rất hạnh phúc vì mình đã “đầu tư” cho sắc đẹp từ sớm.
Giáo sư Robert Pogue Harrison của trường đại học Stanford cho rằng những sản phẩm hay dịch vụ chống lão hóa dành cho giới trẻ ngày nay chẳng khác gì một chiến lược kinh doanh tinh vi. Bởi dù vị thành niên có lão hóa da đến mấy thì họ cũng chưa cần đến các trị liệu đắt đỏ như vậy.
“Giới trẻ là những khách hàng còn non kinh nghiệm và họ dễ dàng bị dao động. Do đó họ sẽ dễ bị chi phối bởi bản năng làm đẹp và các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra hơn”, Giáo sư Harrison cho biết.
Mỹ phẩm không chỉ tốn kém mà còn tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe cho bé gái
Đồng quan điểm, chuyên gia chăm sóc da mặt Charlotte Palermino đã 33 tuổi cho biết Internet ngày nay lan truyền vô số những thông tin sai lệch về sắc đẹp và chống lão hóa chỉ nhằm thúc đẩy doanh số.
“Tôi chẳng dùng sản phẩm chống lão hóa cho đến khi đã qua 30. Thế mà giờ đây các bạn trẻ lo lắng về điều đó khi mới 19 tuổi. Rõ ràng mạng xã hội đang làm điên đảo mọi thứ”, Chuyên gia Palermino ngao ngán.
Giáo sư Harrison cho biết mối lo lão hóa chưa bao giờ thực sự là vấn đề với giới trẻ kể cả sau thời kỳ Thế chiến II. Thậm chí nhiều người còn muốn lớn nhanh để có thể tự do vào đời. Thế nhưng mạng xã hội và nạn Body Shaming đã làm thay đổi tất cả.
“Thậm chí đến cả nam giới trẻ giờ đây cũng sợ lão hóa, nhưng phụ nữ vẫn là đối tượng bị tác động hơn cả. Chúng tôi được tuyên truyền rằng đẹp và trẻ là 2 thứ song hành với nhau”, Chuyên gia Pamerlino cảm thán.
Di chứng
Mặc dù rủi ro sức khỏe, tính mạng khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa là thấp nhưng về lâu dài, chưa có bằng chứng khoa học nào đảm bảo việc dùng thời gian dài sẽ không đem lại các hậu quả khác.
Trong khoảng 1989-2003, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ phát hiện có 36 trường hợp tác dụng phụ do sản phẩm làm đẹp gây ngộ độc thần kinh. Ngoài ra những trường hợp dị ứng nhẹ hoặc chẳng có tác dụng cải thiện là mấy thì không ai quan tâm. Nhiều bạn trẻ cho rằng có thể là họ chưa dùng đúng loại hoặc chưa đủ nhiều.
Dùng mỹ phẩm quá sớm sẽ để lại nhiều di chứng
“Lão hóa không phải vấn đề với giới trẻ cách đây 5-10 năm”, Chuyên gia tâm lý John Duffy tại Chicago-Mỹ cho biết.
Thế nhưng mọi chuyện đã khác khi ngày càng nhiều bạn trẻ phải đi khám tâm lý vì ám ảnh lão hóa sớm và sắc đẹp của mình. Nhiều người thậm chí còn cảm thấy tuyệt vọng về tương lai chỉ vì mình không đẹp đúng chuẩn.
“ Instagram, Tiktoh hay những mạng xã hội đã tạo ấn tượng sai lầm rằng lão hóa là một thứ đáng xấu hổ cần phải tránh bằng mọi giá”, Chuyên gia Duffy nhận định.
Bác sĩ tư vấn da liễu Anjali Mahto tại London-Anh cho biết sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có tác dụng nhất định nhưng can thiệp thái quá sẽ có phản ứng ngược, nhất là ở vị thành niên.
Vị chuyên gia này cho biết sai lầm lớn nhất của các bạn trẻ là cho rằng họ đang có “vấn đề” gì đó cần phải chữa trị, một điều thường thấy của kiểu marketing dựa trên nỗi sợ.
“Nếu bạn 22 tuổi và có nếp nhăn trên khóe mắt thì chẳng có gì phải lo sợ cả, đó hoàn toàn bình thường… Những liệu pháp như tiêm botox chỉ là marketing thôi, nó sẽ trôi và bạn sẽ phải tiêm lại mỗi 4 tháng chứ chẳng chống lão hóa gì đâu. Khi tôi chứng kiến những Tiktok ngập tràn quảng cáo rằng độ tuổi thích hợp để tiêm botox là 23 tuổi thì tôi gần như muốn phát điên”, Bác si Mahto cho biết.
Doanh thu YouTube gây thất vọng
Mảng quảng cáo của YouTube trong quý I đạt kết quả thất vọng, trong khi các dự án mạo hiểm của Alphabet có doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.
Trong quý I, doanh thu của Alphabet đạt 68,01 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn dự báo từ nhà phân tích (68,11 tỷ USD). Trong khi đó, doanh thu quảng cáo tăng từ 44,68 tỷ USD lên 54,66 tỷ USD.
Tuy nhiên, doanh thu quảng cáo của YouTube lại gây thất vọng với 6,87 tỷ USD, thấp hơn mức 7,51 tỷ USD do nhà phân tích dự đoán. Kết quả cho thấy thị trường quảng cáo kỹ thuật số bị ảnh hưởng do lo ngại lạm phát, cùng nhiều lý do khác như thay đổi chính sách quyền riêng tư trên iOS, gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, đối thủ cạnh tranh lớn...
YouTube ghi nhận doanh thu thất vọng trong quý I.
Ruth Porat, Giám đốc Tài chính Alphabet nói rằng YouTube trải qua "mức tăng trưởng khiêm tốn" trong mảng quảng cáo trực tiếp (direct response advertising). Bà nói thêm xung đột Nga - Ukraine cũng tác động đến tình hình kinh doanh của YouTube.
"Tác động trực tiếp đến từ quyết định tạm dừng phần lớn hoạt động kinh doanh tại Nga từ tháng 3... Ngay từ đầu, đã có sự sụt giảm trong chi tiêu của nhà quảng cáo, đặc biệt trên YouTube khu vực châu Âu", Porat cho biết.
"Tuy mảng kinh doanh từ dịch vụ tìm kiếm và đám mây của Alphabet cho kết quả tốt trong quý I, hoạt động kinh doanh của YouTube kém hơn dự báo từ nhà phân tích do sự cạnh tranh từ các nền tảng chia sẻ video như TikTok, một số dịch vụ giải trí như Disney ", Paul Verna, nhà phân tích của Insider Intelligence nhận định.
Một trong những giải pháp tăng trưởng của YouTube là Shorts, tính năng chia sẻ video ngắn tương tự TikTok, Snap và Instagram Reels. CEO Sundar Pichai cho biết Shorts thu hút 30 tỷ lượt xem mỗi ngày, gấp đôi so với quý IV/2021 và gấp 4 lần quý I/2021. Tuy nhiên, tính năng này chưa thể tạo ra nhiều doanh thu cho YouTube.
Mảng kinh doanh dịch vụ đám mây của Alphabet đạt mức tăng trưởng 44%, cao hơn dự báo của giới phân tích trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp ngừng sử dụng trung tâm dữ liệu tự phát triển. Tuy nhiên, bộ phận này ghi nhận mức lỗ 931 triệu USD, giảm nhẹ so với 974 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.
Other Bets, bộ phận tập hợp các dự án dành cho công nghệ tương lai có doanh thu tăng gần gấp đôi sau một năm, từ 198 triệu USD lên 440 triệu USD. Tuy nhiên, khoản lỗ của Other Bets cũng tăng nhẹ lên 1,15 tỷ USD.
Other Bets gồm một số dự án công nghệ sinh học và xe tự lái Waymo.
Các bộ phận khác của Alphabet gồm phần cứng, Play Store và doanh thu YouTube không đến từ quảng cáo đạt tổng cộng 6,81 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi công bố kết quả kinh doanh quý I, giá cổ phiếu Alphabet giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 5/2021. Ban lãnh đạo công ty đã ủy quyền mua lại lượng cổ phiếu tương đương 70 tỷ USD, cao hơn so với 50 tỷ USD của năm ngoái và 25 tỷ USD trong năm 2019.
Mua lại 70 tỷ USD cổ phần giúp Alphabet đẩy nhanh kế hoạch hoàn trả vốn cho cổ đông, giá trị sẽ dựa vào tình hình thị trường và cổ phiếu. Trong năm 2021, Apple là công ty mua lại nhiều cổ phiếu nhất, xếp sau là Alphabet và Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook.
Quên Apple Store đi, giờ là thời của Meta Store Công ty mẹ Facebook mở cửa hàng vật lý, bán thiết bị phần cứng. Tờ CNN đưa tin, công ty mẹ Facebook và Instagram đang tiến vào một lĩnh vực mới trong mảng bán lẻ cửa hàng vật lý. Vào ngày thứ 2, Meta đã thông báo về sự ra đời của Meta Store - nỗ lực đầu tiên của công ty để...