Instagram và TikTok đang “ảnh hưởng tiêu cực” cuộc sống của GenZ?
Theo khảo sát mới đây của Bankrate, có đến một nửa số người dùng là GenZ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các nội dung trên mạng xã hội.
Cụ thể, ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và trí tuệ của người dùng, mục tiêu tiếp theo của các mạng xã hội được xác định chính vấn đề tài chính cá nhân của mỗi chúng ta.
Mạng xã hội ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến đời sống tinh thần của người dùng trên nhiều khía cạnh
Theo một khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu tài chính tiêu dùng Bankrate, cứ 3 người Mỹ trưởng thành thì sẽ có 1 người cảm thấy “xấu hổ” về tiềm lực tài chính của bản thân khi “lướt” mạng xã hội. Trong đó các cảm xúc chủ đạo sẽ bao gồm: ghen tị, lo lắng, xấu hổ và tức giận.
Đáng chú ý, mạng xã hội chính là nguyên nhân khiến người ta cảm thấy tiêu cực về túi tiền của bản thân nhiều hơn bất kỳ khía cạnh nào khác trong cuộc sống.
Xét trên độ tuổi thì GenZ và các thế hệ kế cận lại là nhóm bị mạng xã hội “dồn nén” nhiều nhất khi nhắc đến vấn đề tiền bạc. Trong đó có 47% người khảo sát ở thế hệ GenZ và 46% cá nhân thuộc thế hệ Millennials cho biết bản thân cảm thấy tự ti về mặt tài chính khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội.
Video đang HOT
Mạng xã hội, có thực sự đang kéo mọi người lại gần nhau hơn?
Ted Rossman, nhà phân tích cao cấp tại Bankrate cho biết: “Mạng xã hội bóp méo nhận thức của con người ta đến mức họ phải cố gắng hết sức để xây dựng một phiên bản phi thực tế của chính họ trên đó. Sẽ có ai đó đang gánh trên lưng một khoản nợ tín dụng khổng lồ chỉ để có được một kỳ nghỉ sang chảnh. Mục tiêu cuối cùng là để cạnh tranh với những hình ảnh hào nhoáng của bạn bè trên không gian ảo”.
Mạng xã hội bóp méo nhận thức của con người ta đến mức họ phải cố gắng hết sức để xây dựng một phiên bản phi thực tế của chính mình.
Ted Rossman
Không những ảnh hưởng đến người dùng về mặt tinh thần khi khiến người ta tự ti về khả năng tài chính của bản thân, các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok còn trực tiếp hủy hoại túi tiền của người dùng thông qua các bài đăng quảng cáo.
Theo khảo sát của Bankrate, có đến hơn 50% số người tham gia trả lời phỏng vấn cho biết có ít nhất một lần bấm vào mua hàng thông qua link đính kèm trên Instagram hay TikTok, thay vì tìm hiểu sơ về thông tin sản phẩm trước khi xuống tiền và cũng có đến 64% số người từng mua hàng thông qua các mạng xã hội hối hận về quyết định xuống tiền mua sắm.
Lý do cho sự vội vàng “chốt đơn” này phần lớn đến từ sự tiện lợi trong lựa chọn và thanh toán. Tất nhiên là còn có sự giúp sức của các KOL khi đính kèm đường link mua hàng vào bài đăng của mình nữa.
Mạng xã hội đang trở thành địa điểm “yêu thích” của các tín đồ mua sắm vì chốt đơn vừa nhanh vừa dễ
Tác giả của bài viết, Sarah Foster viết: “Những hình ảnh sản phẩm được đính kèm với link mua hàng thường gây tác hại trực tiếp đến khả năng tài chính của chúng ta thay vì mang trong mình những thông điệp tốt đẹp, như cái cách mà chúng xuất hiện trên các trang mạng xã hội”.
Thật vậy, có đến 73% người dùng thuộc thế hệ Z muốn xuất hiện “thật hoành tráng” trên các phương tiện truyền thông xã hội như TikTok hay Instagram, mục đích chỉ là để thể hiện mình là con người thành công. Tỉ lệ này ở thế hệ X và Millenials lần lượt là 71 và 70%.
Mạng xã hội đang hủy hoại cuộc sống của chúng ta về mọi mặt
Kết lại bài khảo sát, Foster nhận định: “Mạng xã hội trên thực tế chỉ là một cuốn lưu bút mà trong đó lưu trữ những hình ảnh đẹp nhất của chúng ta và nó vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người khác”. Bên cạnh đó, chuyên gia này còn ví các phương tiện truyền thông xã hội với các banner quảng cáo khổng lồ trên đường, tuy nhiên nó lại hoàn thành nhiệm vụ lôi kéo khách hàng một cách “hiệu quả” hơn rất nhiều.
Hối hận muộn màng của những YouTuber ăn tiền quảng cáo crypto
Một số người có ảnh hưởng trên mạng xã hội được trả hàng ngàn USD cho mỗi video quảng bá các dự án tiền số.
Ben Armstrong cảm thấy nội tâm day dứt khi anh nhận ra cần phải dừng công việc kinh doanh mà anh và nhiều người khác đã làm nhiều năm nay. Armstrong là một trong các người có ảnh hưởng liên quan đến tiền mã hóa (crypto) được xem nhiều nhất trên YouTube. Kênh của anh - BitBoy Crypto - thu hút hơn 1,5 triệu người theo dõi. Anh được các công ty tiền số trả tiền để giới thiệu sản phẩm mới cho người xem. Đó là một điều hối tiếc vì nó khiến chính khán giả của anh bị thiệt hại nặng nề.
Mùa thu năm 2020, Armstrong thông báo hợp tác với dự án tiền số DistX, gọi đây là đồng tiền số đáng tin cậy nhất. Ý tưởng của DistX là ngăn chặn nạn lừa đảo tiền mã hóa song cuối cùng, nó lại là một trò lừa không hơn không kém. Những người phát triển dự án đã chơi trò "rút thảm" - thổi giá lên cao rồi biến mất đột ngột, bỏ lại các nhà đầu tư ngây thơ. Đồng tiền này đã giảm 99% giá trị, chỉ còn chưa tới 1 xu.
Ben Armstrong trong một buổi ghi hình cho kênh YouTube BitBoy Crypto. (Ảnh: CNBC)
Armstrong cho biết, anh từng kiếm được hơn 30.000 USD cho một video quảng bá, bao gồm cả video quảng cáo DistX và dễ dàng kiếm hơn 100.000 USD/tháng chỉ từ quảng cáo. Dù vậy, hiện nay Armstrong thấy bản thân có trách nhiệm với những tổn thất của người theo dõi.
Anh ngừng công việc này từ tháng 1 nhưng ở ngoài kia, các KOL khác vẫn tiếp tục hoạt động trong thị trường béo bở. CNBC phát hiện có nhiều người như vậy. Hồi đầu năm, một người bí ẩn đã đăng danh sách 44 tài khoản YouTube chuyên quảng cáo cho tiền số cùng thù lao của họ. Một số nhận được tới 65.000 USD cho mỗi video.
Theo Armstrong, anh đã dùng tiền kiếm được từ quảng cáo cho DistX để bồi thường cho những người theo dõi mình sau khi đồng coin bị sập. Anh đặc biệt thấy tội lỗi vì đã quảng cáo dày đặc về nó trên kênh của mình.
DistX không phải dự án duy nhất anh quảng cáo đã giảm mạnh giá trị. Sau khi các dự án như Ethereum Yield, Cypherium và MYX Network thất bại, anh xóa các video quảng bá trên kênh.
Khi CNBC tiếp cận các KOL có trong danh sách, một số nói rằng thù lao bị thổi phồng, một số chia sẻ họ kiếm được tối thiểu 1.000 USD mỗi video. Không giống với Armstrong - người nói rõ video nào được tài trợ, vài KOL không tiết lộ điều đó trong video.
Joe Rotunda, Giám đốc bộ phận Hành pháp của Ủy ban Chứng khoán bang Texas, cho biết, ông nhìn thấy nhiều video quảng cáo trá hình cho các dự án lừa đảo. Ông và nhóm các nhà quản lý gần đây đệ trình các hành động chống lại hai sòng bạc trong metaverse. Câu lạc bộ sòng bạc Flamingo và Câu lạc bộ Sòng bạc Sand Vegas bị cáo buộc cố gắng lừa đảo các nhà đầu tư nhỏ lẻ bằng cách bán chứng khoán chưa đăng ký.
Ông và cộng sự đã phát hiện các hoạt động lừa đảo trên metaverse nhờ vào các video quảng cáo của KOL trên YouTube. Theo nhà chức trách, Câu lạc bộ Sòng bạc Flamingo đã tuyển dụng các nhân vật tham gia và trả tiền để quảng cáo sản phẩm trên kênh YouTube. Những tin nhắn trên một nền tảng chat phổ biến chỉ ra một trong các KOL đã "mang về rất nhiều nhà đầu tư nhờ các video của mình".
Các hoạt động quảng cáo khả nghi không chỉ diễn ra trên YouTube. Vào tháng 5, Ủy ban Đạo đức Hạ viện thông báo điều tra Thượng nghị sỹ Madison Cawthorn do nghi ngờ quảng bá tiền số bất hợp pháp. Ông đã mua từ 100.000 đến 250.000 USD đồng "Let's Go Brandon", chụp ảnh với đồng sáng lập của coin trên Instagram, đồng thời bình luận tích cực, khiến giá coin tăng thêm 75%. Ông đã bán coin ngay khi lập đỉnh, trong khi chỉ trong vài tuần, giá trị đồng coin giảm mạnh.
Armstrong chia sẻ, quyết định ngừng nhận tiền quảng cáo đã trút gánh nặng trên vai anh vì từ nay anh có thể đăng video thoải mái. Song, anh hiểu vì sao những người khác vẫn tiếp tục, đó là một cách tốt để xây dựng việc kinh doanh.
Ông Rotunda cho rằng, khi mối quan tâm đến tiền số và metaverse càng tăng, các vụ lừa đảo cũng tăng theo. Các nhà chức trách cần phải tập trung vào các giao dịch tài sản kỹ thuật số vì có nhiều tội ác chưa được phát hiện. "Thứ chúng ta thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", ông nói.
Cùng Fangirl công nghệ Lulu Chern trò chuyện về vivo T1 5G - smartphone gaming tầm trung vivo T1 5G là mẫu smartphone hướng đến đối tượng người dùng thích chơi game nhưng lại có mức giá tầm trung, liệu điều đó có ảnh hưởng hãy cùng nghe Lulu Chern - một fangirl công nghệ chia sẻ trải nghiệm. Lulu Chern ấn tượng gì đầu tiên khi cầm vivo T series? Bất cứ ai khi lần đầu chạm mặt một...