Instagram TV khó ‘đấu’ lại YouTube vì sao?
Các KoLs, YouTuber hay những creator hiện vẫn sử dụng nền tảng YouTube để đăng tải các video nhiều hơn so với sử dụng Instagram TV, rõ ràng Instagram đang ‘hụt hơi’ khi muốn đối đầu YouTube.
Sau 8 tháng ra mắt, IGTV vẫn chưa thu hút được người dùng như mong đợi.
Instagram mạng xã hội chuyên đăng tải hình ảnh từng “làm mưa làm gió” trên toàn cầu khi cập nhật tính năng Story (Câu chuyện) – người dùng sẽ đăng tải những hình ảnh, đoạn video ngắn chỉ tồn tại trong 24 giờ – tính năng story sau đã được ứng dụng lên cả ứng dụng Facebook và Messenger.
Một phần nhờ tính năng trên mà Instagram đã thu hút đến 500 triệu người dùng trên toàn cầu hàng ngày và 800 triệu người dùng hàng tháng như hiện nay. Tuy nhiên vào năm 2018, Instagram đã đưa thêm một tính năng mới lên mạng xã hội là Instagram TV (IGTV). Cụ thể tính năng này đã được công bố vào tháng 6 năm 2018 và được định vị là đối thủ cạnh tranh với YouTube của Google.
Tính năng này là một trung tâm cho các video dài hơn được đăng trên Instagram. Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tính năng này, nhưng nó chủ yếu nhắm vào những người nổi tiếng và những người kiếm tiền từ phương tiện truyền thông xã hội. Để có thể đăng clip dài đến 1 tiếng trên IGTV, người dùng bắt buộc phải có 10.000 người theo dõi trở lên, trong khi người dùng thông thường chỉ có thể đăng video dài tối đa 10 phút.
Nhưng 8 tháng kể từ khi “ra đời”, IGTV vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc như Story đem lại trong quá khứ. Debra Aho Williamson, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu eMarketer cho biết: “IGTV không phải là một thành công vang dội như Story. Đó là điều khá rõ ràng”.
Video đang HOT
Theo Apptopia, một công ty theo dõi các ứng dụng di động, ước tính rằng IGTV có khoảng 1,75 triệu người dùng hàng tháng, đây là tỉ lệ khá thấp so với con số 800 triệu người dùng Instagram hàng tháng.
Vậy đâu là lý do khiến IGTV “hụt hơi” như vậy sau gần 1 năm ra mắt? Câu trả lời ở đây chính là tính năng kiếm tiền. Khác với YouTube các Youtuber, KOLs, Creator có thể kiếm tiền từ lượt xem, quảng cáo chạy trên video của mình, IGTV đến nay vẫn chưa đem lại nguồn thu nào cho người dùng. Đây chính là mấu chốt khiến những người làm nội dung chưa “mặn mà” lắm với IGTV mà tập trung kiếm tiền từ các nền tảng khác.
Lauren Riihimaki, một YouTuber được biết đến với cái tên LaurDIY đang sở hữu một tài khoản Instagram với hơn 5 triệu người theo dõi, nhưng đến nay mới chỉ đăng duy nhất một video IGTV.
“Vấn đề là hầu hết những creator đang phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức, thời gian cho việc tạo một video thu hút người xem. Chính vì lẽ đó, tính năng kiếm tiền của YouTube cho phép chúng tôi gỡ vốn đầu tư và kiếm thêm thu nhập. Trong khi đó, Instagram vẫn chưa triển khai kiếm tiền cho IGTV” – Lauren cho biết.
Nhưng không phải ai cũng đồng quan điểm này, creator Marques Brownlee lại cho rằng Instagram có rất nhiều tiềm năng và nếu ngoài sự lựa chọn YouTube, anh sẽ chọn IGTV để đăng video.
Bởi theo Marques, Instagram hiện không phải là một nguồn thu nhập chính, mà là nơi anh đến để xây dựng lượng khán giả của mình và chia sẻ thêm nội dung hậu trường các video chính trên YouTube.
Đồng tình với Marques, Denzel Dion một YouTuber có hơn 1 triệu lượt theo dõi trên cả YouTube và Instagram cho rằng, IGTV là nơi để anh đăng tải những video đơn giản với thời lượng không quá 1 phút. Đây là các video được dựng và quay bằng điện thoại, nó đơn giản hơn nhiều so với các video được sản xuất chuyên nghiệp mà anh đăng lên YouTube.
“Tôi muốn tận hưởng cảm giác vui vẻ khi chia sẻ những clip ngắn lên IGTV, tôi không quan tâm đến việc kiếm tiền từ nó. Nó tạo cho tôi một động lực để đăng tải một cách tự nhiên, thoải mái” – Denzel cho biết.
Người phát ngôn của Instagram cho biết, Instagram nhận ra khả năng kiếm tiền là quan trọng và họ sẽ bắt đầu thử nghiệm thẻ nội dung mang nhãn hiệu Instagram trên IGTV vào tháng tới, đây là cách để những người có ảnh hưởng tiết lộ quan hệ đối tác trả tiền với các thương hiệu – cách chính của cá nhân Instagram kiếm tiền.
Jim Squires, Trưởng phòng kinh doanh của Instagram cho biết những người của công chúng có thể kiếm tiền bằng cách làm việc với các giao dịch nội dung được tài trợ với các thương hiệu.
Instagram đã thực hiện một số cập nhật khác cho tính năng IGTV kể từ khi ra mắt, như cho phép các video IGTV nằm ngang, vốn là chuẩn mực trên các nền tảng như YouTube, thay vì chỉ hỗ trợ video dọc. Nó cũng được khuyến khích người dùng kiểm tra IGTV bằng cách xem trước các video đó trên trang “Khám phá” và nguồn cấp dữ liệu chính.
Nhưng nhìn chung, Ryan Detert – CEO của Influential, một nền tảng kết nối những người của công chúng với các thương hiệu để kiếm tài trợ, lại cho rằng “rất ít” các ngôi sao truyền thông xã hội mà công ty của ông hợp tác đang quảng cáo nội dung IGTV của họ cho các thương hiệu. “Kể từ khi tính năng Story được phát hành, thu hút theo cấp số nhân với các chiến dịch quảng bá thương hiệu mà chúng tôi thực hiện. Còn IGTV thì chưa thể làm được như vậy. Nhưng tôi tin rằng, một ngày nào đó, nó có thể thu hút người dùng như Story” – Detert cho biết.
Theo vanhoadoanhnghiepvn
Google có hơn 10.000 nhân viên chống khủng bố trên YouTube
Báo cáo mới nhất từ Reuters cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2019, Google đã xem xét thủ công hơn 1 triệu video bị tình nghi khủng bố trên YouTube.
Các nhân viên Google đã xem xét thủ công 1 triệu video trên YouTube
Theo Engadget, trong số đó, Google phát hiện 90.000 video vi phạm chính sách khủng bố của mình. Điều đó có nghĩa khoảng 9% trong số 1 triệu video đã bị xóa, cho thấy công việc của Google là cực kỳ khó khăn.
Google đã chia sẻ những con số này với Quốc hội Mỹ. Công ty cũng cho biết họ có hơn 10.000 nhân viên chịu trách nhiệm đánh giá nội dung và chi hàng trăm triệu USD cho những nỗ lực đó hằng năm. Google, Facebook, Twitter và Microsoft đã được yêu cầu tiết lộ ngân sách chống khủng bố của họ, nhưng các công ty đều khá kín tiếng về điều đó, vì vậy con số "hàng trăm triệu đô la" của Google được xem là lời bộc bạch đầu tiên của công ty về vấn đề này.
Được biết, vụ xả súng ở New Zealand và được hung thủ truyền phát trực tuyến lên Facebook đã gây ra áp lực cho các nền tảng truyền thông xã hội trong việc giám sát nội dung. Kể từ sau vụ việc, chính phủ Úc đã ra điều luật buộc các công ty truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm về việc xóa nội dung bạo lực và EU đang xem xét các luật yêu cầu xóa nội dung khủng bố trong 1 giờ sau khi có thông báo.
Để đáp ứng các tiêu chuẩn như vậy, Google có thể sẽ cần một hệ thống gắn cờ video chính xác hơn.
Theo Thanh Niên
YouTube lên tiếng xin lỗi cộng đồng LGBTQ Giám đốc điều hành YouTube, bà Susan Wojcicki đã gửi lời xin lỗi đến cộng đồng những người đồng tính luyến ái (LGBTQ) vì các phản ứng của công ty với những trò đùa kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Susan Wojcicki vẫn có những động thái cứng rắn bảo vệ chính sách công ty dù đã xin lỗi cộng đồng LGBTQ...