Instagram muốn lập tự điển về emoji
Thời nay, khi trò chuyện trên Instagram, người dùng có thể gửi các biểu tượng emoji cho nhau.
Instagram tò mò về thói quen dùng emoji của các nước – Ảnh: Instagram
Trong lúc thói quen dùng emoji trên Instagram đang ngày càng phổ biến, ứng dụng này quyết định triển khai dự án sử dụng máy tính để phát hiện ý nghĩa chính xác của mọi emoji có thể.
Tại một số nước, các khuôn mặt cười màu vàng nho nhỏ xuất hiện với tần suất thường xuyên trên các dòng chia sẻ (post).
Emoji lần đầu tiên đánh dấu sự đổ bộ mạnh mẽ trên các thiết bị di động là vào tháng 10.2011, khi Apple bổ sung chúng vào bàn phím ảo iOS, và Android lập tức theo sát.
Đến nay, gần như đến phân nửa các nhận xét và chú thích trên Instagram đều chứa những biểu tượng này, kích thích các nhà quản trị website này lập nên kế hoạch khám phá mọi emoji trên thế giới.
Và kết quả là Instagram quyết định đã đến lúc tìm hiểu nghĩa của chúng cũng như tại sao người dân các nước lại sử dụng chúng.
Instagram cũng công bố dữ liệu về các nước thích dùng emoji nhất. Theo đó, đến 63% các post ở Phần Lan có kèm theo emoji, kế đến là Pháp và Anh. Còn tại Tanzania, chỉ có khoảng 20% các post chứa đựng những khuôn mặt cười, hay khóc nấc, theoQuartz.
Phi Yến
Theo Thanhnien
18 tuổi trở thành "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam qua vòng sát hạch
Nguyễn Tô Tâm An lọt vào top 4 cuộc thi sát hạch ông đồ, trở thành người trẻ nhất Việt Nam trong giới thư pháp.
Tại buổi công bố kết quả cuộc thi sát hạch ông đồ lần 2 sáng 5/2, nhà thư pháp Lê Quốc Việt, thành viên ban giám khảo đã công bố top 4 bài tốt nhất vượt qua gần 100 ông đồ. Trong số này có thí sinh Nguyễn Tô Tâm An (sinh năm 1997).
Chia sẻ với phóng viên, "ông đồ" Nguyễn Tô Tâm An cho biết, An đam mê chữ Hán và theo học cha từ rất nhỏ. Bản thân "ông đồ" trẻ cũng rất bất ngờ khi nhận được kết quả này.
Video đang HOT
"Ông đồ" trẻ nhất Việt Nam, Nguyễn Tô Tâm An
Hiện tại, "ông đồ" 18 tuổi này đang theo học lớp 12, tiếng Pháp, chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội. Tâm An cho biết, nếu lên đại học, chắc chắn An sẽ dành nhiều thời gian nghiên cứu về thư pháp và chữ Hán.
Niềm vui nhân đôi với gia đình Tâm An khi cả bố em là ông Nguyễn Học cũng vượt qua kỳ thi sát hạch ông đồ.
Ông Học cho biết, Tâm An còn trẻ nên dù có "suất" vào Văn Miếu viết chữ nhưng gia đình không để em ngồi lều riêng như những ông đồ khác. Tâm An sẽ ngồi cùng cha để học hỏi về thư pháp.
Theo ông Lê Quốc Việt, Tâm An là người trong thế hệ trẻ có sở thích tìm hiểu, học hỏi về chữ Hán. Ông và các chuyên gia khác đánh giá Nguyễn Tô Tâm An là "ông đồ" trẻ nhất trong giới thư pháp hiện nay.
Ông Việt cho rằng, dù vượt qua kỳ thi sát hạch để vào Văn Miếu viết chữ trong dịp Tết Nguyên đán nhưng Tâm An còn trẻ, không nên va vấp vào tiền.
"Thay vì va vấp vào tiền, Tâm An nên xây dựng cái danh trước sau đó học để thỏa mãn thú chơi tao nhã. Tâm An là một thế hệ mới yêu thích thư pháp do đó cần được giáo dục về văn tự, hiểu đúng về giá trị chữ Hán", ông Lê Quốc Việt nói.
Ngoài hai cha con "ông đồ" trẻ nhất Việt Nam dự thi, sáng nay còn có hơn 80 ông đồ đến từ các câu lạc bộ thư pháp ở Hà Nội cùng nhau thi sát hạch để được viết chữ ở hồ Văn, Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Bất chấp thời tiết mưa phùn, rét buốt, hơn 80 người viết đã có mặt ở Văn Miếu từ sáng sớm. Ông đồ đủ mọi lứa tuổi, từ cụ già râu tóc bạc phơ cho đến những "anh đồ", "chị đồ" tuổi đôi mươi đều mang bút nghiên ứng thí.
Những hình ảnh "ông đồ" cầm bút nghiên đi thi sát hạch:
Theo ban giám khảo, mục đích tổ chức cuộc thi là nhằm xây dựng Văn Miếu
trở thành điểm đến tin tưởng nhất của những người yêu thích thư pháp, người dân xin chữ đầu năm.
Người thi sẽ phải viết chữ trên giấy xuyến chỉ trong vòng 15 phút sao cho như một bức tranh chữ, đúng từ điển, không tự chế chữ, đảm bảo giám khảo đọc được.
50 đề thi chủ yếu xoay quanh chủ đề mùa xuân, đạo đức giáo dục, danh ngôn... Đối với chữ Hán - Nôm, đề thi sẽ có 1 -2 chữ ít sử dụng để kiểm tra kiến thức của người thi.
Để đảm bảo công bằng, các bài thi đều sử dụng một loại giấy xuyến chỉ và mực của ban tổ chức, bút người viết tự mang theo
Việc thi tuyển để đảm bảo chất lượng ông đồ cho chữ ở Văn Miếu được nhiều câu lạc bộ thư pháp ủng hộ
Cuộc sát hạch này cũng giúp người viết đánh giá trình độ thực tế của mình để tiếp tục rèn luyện
Ngoài yêu cầu viết chữ đúng từ điển, cân đối, các ông đồ còn phải đề lạc khoản, đóng triện sao cho hài hòa
Cuộc sát hạch này còn thu hút khá nhiều các "anh đồ" trẻ tham gia thử sức. Anh Lê Việt Quý (21 tuổi, CLB thư pháp Đà Nẵng) chia sẻ: "Tôi tham dự cuộc thi với mong muốn giao lưu, đồng thời tự đánh giá năng lực của bản thân. Lần đầu đi thi nên tôi viết hơi run".
"Bà đồ" Lê Anh Tuyết, CLB thư pháp Hương Nam cũng dự thi phần thư pháp Quốc ngữ
Theo quy chế thi, người viết không được xem từ điển, điện thoại tra từ dưới mọi hình thức và hỏi chữ người bên cạnh. Ai vi phạm sẽ bị đánh dấu xem xét huỷ bài thi. Tuy nhiên, nhiều ông đồ vẫn bất chấp quy chế, xem từ điển ngay trong phòng thi.
Những người vi phạm quy chế bị đánh dấu mực tàu ở góc bài viết
Những người chưa đến lượt thi sốt ruột ngó vào bên trong
Kết thúc giờ thi, người viết tụ nhau lại để bàn về chữ viết đúng sai
Ban giám khảo công bố kết quả, chỉ có 36/71 tác phẩm đạt yêu cầu, số còn lại bị đánh giá là viết yếu, bố cục sai, không thẩm mỹ, đặc biệt nhiều bài mắc lỗi sơ đẳng như sai chữ.
Theo Dân Việt
23 từ có nghĩa hoàn toàn khác ở ĐH Oxford Từ việc được tuyển thẳng vào đại học đến rác rưởi. Không từ nào có ý nghĩa cả. Chia tay "selfie", làm quen với từ mới cho mọi chúng ta 1. "Bod" Nghĩa thông thường: Boday (cơ thể) Nghĩa trong trường Oxford: thư viện Bodleian Library. Thư viện này có nét giống với ngân hàng Gringotts trong Hary Porter nhưng là thư viện...