Instagram đang ngày càng nhàm chán, tẻ nhạt
Theo Financial Times, Instagram đang ngày càng trở nên nhàm chán và khả năng kiếm tiền của ứng dụng này có thể sẽ ngày càng trở nên kém đi.
Instagram đang ngày càng trở nên nhàm chán và khả năng kiếm tiền của ứng dụng này sẽ ngày càng trở nên kém đi.
Instagram, ứng dụng chia sẻ ảnh, từng là sự đầu tư thành công vượt bậc của Facebook. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ứng dụng này đã gặp phải vấn đề nhức nhối: sự tẻ nhạt. Điều này chắc chắn sẽ đặt ra mối đe dọa với khả năng kiếm tiền của Instagram.
Rất khó để biết liệu Instagram đã thay đổi hay người dùng của mạng xã hội này đã dần trưởng thành. Những người gắn bó lâu năm với ứng dụng này thuộc thế hệ Millennials (sinh năm 1981-1996) đang dần trưởng thành và bước đến tuổi trung niên. Việc tải ảnh tự chụp lên đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều nhưng họ không còn dư dả thời gian nữa.
Đôi khi, họ cũng xấu hổ khi đăng ảnh về cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội. Các bài đăng từ bạn bè của họ cũng dần ít đi, thay vào đó là những bài quảng cáo của nhiều thương hiệu. Những người có sức ảnh hưởng (Influencer) thời gian gần đây tràn ngập trên Instagram và là đối tượng đăng bài chính lên ứng dụng này.
Đại dịch Covid-19 dường như cũng ảnh hưởng đến Instagram. Khoe khoang cuộc sống cá nhân, động lực cho hầu hết các bài đăng trên ứng dụng đã không còn phù hợp với xu thế thời đại khi mà phần lớn các nhà hàng, địa điểm vui chơi giải trí bị đóng cửa.
Max Read, cựu tổng biên tập của Gawker, đã viết vào năm ngoái rằng ông rời Instagram vào đầu năm 2020 sau khi ứng dụng này trở nên nhàm chán một cách đáng lo ngại trong bối cảnh nhiều địa điểm bị cách ly, phong tỏa.
Sức hấp dẫn đang giảm dần của Instagram được phản ánh qua thời gian mà người dùng sử dụng nó. Ở Anh, thanh thiếu niên từ 18 – 24 tuổi đã dành 10,5 phút mỗi ngày vào Instagram vào tháng 9 năm ngoái. Con số này giảm khá mạnh so với 15 phút của năm 2019, theo báo cáo của Ofcom. Trong khi đó, nhóm đối tượng này hàng ngày vẫn dành hơn nửa giờ mỗi ngày để vào Tiktok và hơn 1h trên Youtube.
Instagram ra mắt vào năm 2010 bởi Mike Krieger và Kevin Systrom với công dụng chính là đăng ảnh. Nó nổi tiếng vì sự tích cực và là nơi ẩn náu tốt để thoát khỏi các cuộc tranh luận trên Facebook và Twitter. Vào mùa hè năm 2018, Instagram có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng khiến việc mua nó với giá 1 tỷ USD của Facebook 6 năm trước đó được coi là món hời lớn. Theo Wired, thành công của Instagram cũng gây ra sự bất bình trong nội bộ Facebook.
Tuy nhiên, theo thời gian, sự hoàn hảo của Instagram đang biến thành những thứ có thể gây hại. Mark Zuckerberg từng nói kết nối là trọng tâm của tất cả các sản phẩm của Facebook. Tuy nhiên, sự chú ý mới là động lực của người dùng. Người dùng Instagram bật camera lên để chụp ảnh, tải lên số lượng ảnh khá lớn. Sự phổ biến của những bức ảnh tự chụp đã dẫn đến sự gia tăng của phẫu thuật thẩm mỹ nhằm theo đuổi cái gọi là gương mặt ăn ảnh.
Video đang HOT
Nhìn lại vào năm 2018 – thời điểm được coi là đỉnh cao của Instagram thì những người sáng lập ra nó đã rời khỏi Facebook bởi không thể thống nhất về tương lai của ứng dụng. Facebook đã tận dụng cơ hội này để làm cho ứng dụng lộn xộn hơn với nhiều liên kết video, quảng cáo hơn và tất cả nhằm mục đích kiếm tiền. Thiết kế tối giản của Instagram thời kỳ đầu được thay thế bằng thứ trông giống ứng dụng riêng của Facebook hơn. Ứng dụng này đã không cung cấp bản cập nhật về số lượng người dùng trong 3 năm nay, cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Có lẽ những rạn nứt của Instagram và người dùng bắt đầu lộ ra vào tháng 1/2019, khi một bức ảnh về một quả trứng đã vượt qua bài đăng của Kylie Jenner để trở thành bài đăng được nhiều lượt yêu thích nhất trên ứng dụng này. Cùng năm đó, Tiktok đã thành công ở Mỹ và ở đó có đầy những trò đùa vui của một nhóm người trẻ sáng tạo. Tính năng Reels của Instagram cho đến nay vẫn không thể ngăn cản thành công của Tiktok.
Facebook cho chúng ta thấy rằng họ có kỹ năng kiếm được nhiều doanh thu hơn từ một nhóm người dùng ngay cả khi tác động văn hóa của ứng dụng giảm dần. Tăng trưởng người dùng ở Mỹ và Canada của ứng dụng này đang rất chậm nhưng doanh thu trung bình trên mỗi người dùng lại tăng gần 1/5 vào năm ngoái. Công ty này sẽ phải làm điều tương tự với Instagram nếu không muốn sự chán nản của người dùng khiến doanh thu giảm dần.
Instagram đã biến chất?
Instagram đang dần trở thành một Facebook thứ 2 với hàng loạt thuật toán và vô số quảng cáo.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả John Devo từ Techradar về sự thay đổi của Instagram so với thời kỳ đầu.
Instagram từng là nơi bạn có thể tìm được cộng đồng và khám phá ra niềm đam mê với nhiếp ảnh. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, tôi nhận thấy sự thay đổi khi nền tảng này chuyển sang sắp xếp ảnh trên bảng tin (news feed) bằng thuật toán.
Thay đổi này khiến ảnh được hiển thị đều liên quan đến những nhân vật hoặc vấn đề mà người dùng quan tâm. Đây là lý do các nhiếp ảnh gia không còn mặn mà với ứng dụng này mặc dù đây từng là nơi ươm mầm đam mê của họ.
Ứng dụng Instagram thời gian đầu.
Trước Instagram, các diễn đàn và nền tảng nhiếp ảnh như Flickr và Tumblr từng là nơi để kết nối những người yêu thích ảnh với nhau. Các cộng đồng này được điều hành bởi những quản trị viên hoặc thành viên của diễn đàn. Và hơn hết, không có bất kỳ sự can thiệp của các thuật toán như ngày nay.
Những thuật toán đằng sau Instagram
Instagram có tới hàng tỷ người dùng mỗi tháng, do đó việc kiểm soát một lượng lớn nội dung được đăng tải mỗi ngày là không thể. Theo Omnicore , có tới 95 triệu hình ảnh được chia sẻ mỗi ngày trên ứng dụng này.
Instagram đã sử dụng thuật toán thay cho yếu tố con người nhằm kiểm soát và quyết định nội dung nào sẽ được ưu tiên hiển thị. Cụ thể, chỉ những bài đăng có hình ảnh cá nhân hoặc các khoảnh khắc đặc biệt của bạn mới được Instagram ưu tiên hiển thị. Dường như thuật toán này đang "Facebook hóa" Instagram.
Người dùng phản ánh thuật toán mới của Instagram, yêu cầu ứng dụng mang lại tính năng hiển thị ảnh theo thứ tự thời gian.
Tôi đã thử đăng một ảnh cũ của mình trên Instagram với nội dung mừng sinh nhật của mình. Một điều bất ngờ chính là tấm ảnh này lại được nhiều tương tác nhất so với những gì tôi đã đăng trong suốt 12 tháng vừa rồi.
Các tác phẩm nghệ thuật của những nhiếp ảnh gia nay sẽ khó tiếp cận với người theo dõi của họ trên Instagram. Trung bình chỉ 5-10% người theo dõi tương tác và bình luận ở mỗi bài đăng của các nhiếp ảnh gia. Cụ thể, bạn sẽ nhận được tầm 150-300 tương tác cứ mỗi 3.000 người theo dõi mà bạn có, hoặc thậm chí là thấp hơn.
Theo Instagram, thuật toán của họ không có gì thay đổi, nếu bạn muốn có nhiều like thì hãy chăm chỉ tương tác với những tài khoản khác.
Một ứng dụng mua sắm và sao chép đối thủ
Instagram có vẻ ám ảnh với việc cạnh tranh trên thị trường bằng cách sao chép đối thủ. Bằng chứng là sau sự thành công của TikTok với tổng số lượt tải ứng dụng tăng đến 800% từ đầu 2018 đến cuối 2019. Không lâu sau đó, Instagram đã đáp lại bằng việc cho ra mắt chức năng Reels vào tháng 8/2020.
Cùng lúc đó, TikTok cho ra mắt hỗ trợ thương mại điện tử trên mỗi video của ứng dụng này. Ngày 10/12/2020, Instagram thông báo tính năng mua sắm được tích hợp vào Reels tương tự như những gì TikTok đã làm.
Tính năng mua sắm trên Instagram và tính năng stories Instagram từng sao chép của Snapchat. Ảnh: Techradar.
Facebook cũng đồng thời thêm các tính năng của Instagram vào nền tảng của mình. Các stories trên Instagram nay cũng có thể xuất hiện trên Facebook, và hơn thế nữa Facebook đang rục rịch thử nghiệm tính năng Reels.
Vẫn còn nhiều sự lựa chọn khác
Có vẻ Twitter và TikTok hưởng lợi từ những người dùng đang chán nản việc Instagram đang dần trở thành Facebook.
Twitter là một nền tảng phù hợp cho các nhiếp ảnh gia khi vẫn mang những giá trị như các diễn đàn nhiếp ảnh lúc trước. Ngoài ra, Twitter vừa cho ra mắt tính năng ảnh 4K trên ứng dụng điện thoại của nó.
Facebook cho phép người dùng chia sẻ chéo Reels từ Instagram.
Bên cạnh đó, những người sáng tạo nội dung video trên TikTok đang lấn sân sang Youtube với những video "how-to" đang rất được yêu thích.
Instagram cần thay đổi
Nếu có thể, Instagram nên cho người dùng lựa chọn việc hiển thị ảnh trên news feed giữa xuất hiện theo thứ tự thời gian hoặc theo tương tác giữa các tài khoản. Tiếp theo là các gói trả phí, với những gói này người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi quảng cáo của các bên thứ ba.
Ngoài ra, Instagram nên có các gói cao cấp hơn dành cho doanh nghiệp và người nổi tiếng đi kèm với những quyền lợi như bán hàng và quảng cáo.
Instagram xin lỗi vì sự cố xóa story người dùng Nền tảng mạng xã hội chia sẻ ảnh đã lên tiếng xin lỗi người dùng sau sự cố hàng loạt story bị xóa mất. Theo Makeuseof , đây không chỉ đơn giản là một sự cố thông thường, Instagram đã gặp phải lỗi ở thời điểm không thể tồi tệ hơn trong một ngày tổ chức sự kiện MMIWG, ngày dành cho các...