Instagram đang dần trở thành Facebook?
Nhiều thay đổi gần đây khiến cho Instagram ngày càng giống với Facebook. Tương lai hợp nhất các nền tảng mạng xã hội đang đến gần.
Từ 15/5, ứng dụng nhắn tin Instagram Direct đã lặng lẽ biến mất. Đây là tính năng được thử nghiệm từ cuối 2017 nhằm cạnh tranh với Snapchat.
Thay đổi này cùng với việc ra mắt Instagram Checkout (tính năng cho phép mua bán trên Instagram) vào tháng 3 và nhiều động thái khác cho thấy Facebook đang hướng đến mục tiêu hợp nhất các nền tảng mạng xã hội do họ sở hữu.
Những động thái gần đây cho thấy Facebook đang chuẩn bị cho tương lai hợp nhất các nền tảng mạng xã hội lớn nhất toàn cầu.
Theo ý kiến của Chris Burns đăng trên Slash Gear, Facebook hiện đã quá lớn và bản thân nó gây ra không ít lo ngại. Facebook dính hàng loạt vụ bê bối bảo mật đầy tai tiếng. Vào tháng 4, Facebook, WhatsApp, Messenger và Instagram sập trên quy mô toàn cầu trong nhiều giờ liền.
Vì vậy, Chris Burns cho rằng việc tích hợp Instagram vào Facebook có thể dẫn đến sự sụp đổ của mạng xã hội ảnh này. Anh đã rời bỏ Facebook cách đây vài tháng, giờ tiếp tục xem xét ngưng dùng Instagram, thậm chí tương lai sẽ là ứng dụng nhắn tin WhatsApp, một nền tảng được Facebook mua lại từ năm 2014.
Video đang HOT
Với việc Facebook nắm trong tay lượng người dùng quá lớn nhưng không làm đủ trách nhiệm bảo mật, có ý kiến cho rằng nên chia nhỏ mạng xã hội này. Nhiều người cũng yêu cầu nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm CEO Mark Zuckerberg nên từ chức và tăng quyền kiểm soát của Hội đồng quản trị tập đoàn.
Theo Zing
14 minh chứng phơi bày sự thật đen tối về Facebook khiến bạn chẳng còn muốn dùng mạng xã hội này
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại bày tỏ quan điểm muốn chia nhỏ Facebook.
1. Lỗ hổng bảo mật. Một lỗ hổng trong hệ thống máy tính của Facebook đã khiến thông tin cá nhân của 30 triệu người dùng, bao gồm địa chỉ, địa điểm, tên, số điện thoại... - bị rò rỉ. Đây là scandal về bảo mật lớn nhất trong lịch sử Facebook.
2. Mật khẩu không được mã hóa. Mật khẩu của hàng triệu người dùng Facebook và Instagram từng được chứa ở định dạng kí tự thông thường trong nhiều năm liền. Những mậu khẩu kiểu này có thể được tìm thấy rất dễ dàng bởi Facebook.
3. Số điện thoại cho mục đích bảo mật hai lớp được dùng để quảng cáo. Số điện thoại được cung cấp cho Facebook để tăng cường bảo mật hai lớp lại được tái sử dụng cho mục đích chạy quảng cáo của công ty này. Để không bị ảnh hưởng, người dùng chỉ có thể tắt bỏ chế độ bảo mật hai lớp thông qua số điện thoại.
4. Thử nghiệm tâm lý. Facebook từng thừa nhận đã từng chạy thử nghiệm với hàng trăm nghìn người dùng để đánh giá cảm xúc của họ trên mạng xã hội. Người dùng, không hề được báo trước, sẽ được hiển thị một dòng tin tức (News Feed) được thay đổi bởi các nhà nghiên cứu theo hướng tích cực hơn hoặc tiêu cực hơn để đánh giá sự phản ứng.
Với nhiều tỷ người dùng và nhiều dịch vụ quan trọng, không ít người cho rằng Facebook quá mạnh để có thể bị quản lý.
5. Quảng cáo mang tính chất phân biệt. Facebook cho phép người dùng mua quảng cáo hướng đến những vấn đề có tính chất phân biệt và thu lợi tự đó.
6. Theo dõi những người không phải người dùng. Nếu một website có nhúng các tính năng của Facebook như nút "like", Facebook có thể theo dõi người dùng ngay cả khi họ không có tài khoản Facebook và chia sẻ dữ liệu với các nhà quảng cáo.
7. Những thương vụ dữ liệu với các nhà sản xuất thiết bị. Facebook cấp quyền truy suất đặc biệt tới dữ liệu người dùng cho hơn 60 nhà phát triển thiết bị khác nhau, như Samsung hay Apple.
8. Mark Zuckerberg từng thảo luận khả năng bán dữ liệu người dùng.
9. Ghi lại lịch sử cuộc gọi của người dùng Android. Facebook bị phát hiện thu thập lịch sử cuộc gọi và nhắn tin từ người dùng sử dụng ứng dụng của họ trên điện thoại Android. Dữ liệu bị thu thập bao gồm tên, số điện thoại và độ dài cuộc gọi.
Những scandal gần đây khiến Facebook đánh mất niềm tin ở người dùng.
10. Theo dõi người dùng. Facebook trong nhiều năm đã dùng một ứng dụng mang tên gọi Onavo để tìm hiểu thời lượng người dùng dành cho các ứng dụng đối thủ và những website họ ghé thăm. Những thông tin này đã được dùng để Facebook đưa ra quyết định thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỷ USD. Apple sau đó đã "tổng cổ" Onavo ra khỏi kho ứng dụng của mình.
11. Beacon. Một trong những chương trình quảng cáo đầu tiên của Facebook, Beacon, tự động thông báo cho bạn bè khi người dùng mua một món đồ nào đó, mà không cần xin phép trước.
12. 6,8 triệu hình ảnh của người dùng bị lộ. Một lỗi trên Facebook cho phép các nhà lập trình bên thứ ba truy cập được hình ảnh của người dùng, bao gồm cả những hình ảnh được được tải lên máy chủ Facebook nhưng không được chia sẻ ở dạng công khai.
13. Theo dõi những nội dung không được đăng tải. Trở lại thời điểm năm 2013, một nghiên cứu cho thấy Facebook đã theo dõi dữ liệu của nhiều bài đăng ngay cả khi người dùng quyết định không đăng tải chúng.
14. Quyền truy cập đặc biệt cho những ông lớn công nghệ. Facebook cho phép nhiều đối tác kinh doanh như Amazon hay Netflix quyền truy cập đặc biệt tới dữ liệu người dùng. Những công ty này có thể được tiếp cận với một chính sách bảo mật lỏng lẻo hơn qua đó tăng trưởng người dùng và tăng trưởng doanh thu quảng cáo.
Theo Sao Star
Facebook kiện công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội Rankwave Facebook mới đây cho biết hãng đang kiện Rankwave (Hàn Quốc), công ty chuyên phân tích dữ liệu mạng xã hội của người dùng cho mục đích tiếp thị. Facebook tin rằng Rankware đã sử dụng nguồn dữ liệu trái phép của công ty Theo CNET, Facebook đã đệ trình đơn kiện lên tòa án cấp cao California (Mỹ) ở hạt San Mateo...