[Infographic] M2A1 105mm “Cụ” pháo binh 80 tuổi vẫn chinh chiến tốt
Đây là loại pháo có lịch sử tham chiến dày dạn nhất thế giới trong các loại pháo binh. Ra đời từ những năm 1920, tiếp tục được hoàn thiện trong những năm 1930 và sản xuất với số lượng rất lớn để dùng trong các cuộc chiến. Chúng được sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến Triều Tiên, cuộc chiến Việt Nam và những vùng xung đột khác nhau trên thế giới.
Chính tại trận Điện Biên Phủ, lựu pháo M2A1 được sử dụng bởi cả hai bên tham chiến. Pháp được cho là đã bắn tới 111.000 quả đạn, trong khi bên Việt Nam sử dụng hết 22.000 quả đạn.
Uy lực vừa phải, độ tin cậy cao, khả năng cơ động tốt nên pháo M2A1 luôn là ưu tiên chọn lựa trong các cuộc tấn công của quân đội một số nước trước đây.
Ngày nay, các biến thể cải tiến của nó vẫn được tin dùng để tạo nên sức mạnh pháo binh quân đội.
Biến thế mới nhất của loại pháo này mang tên EVO-105 được Hàn Quốc phát triển. Nó chính là khẩu pháo M2A1 gắn trên xe KM500 để biến thành pháo tự hành.
Hàn quốc cũng trang bị những công nghệ mới nhất của họ như khả năng kiểm soát hỏa lực INU, cảm ứng của xe và định vị GPS, tầm bắn được nâng lên tới 18km. Khả năng cơ động cũng rất ấn tượng khi có thể chạy tới 88km/h.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng phát triển pháo tự hành dựa trên M2A1. Pháo sau khi được tháo càng đã gắn lên xe vận tải quân sự xe vận tải việt dã 3 cầu chủ động Ural-375D (6×6), đây là loại xe có khung gầm cao, khả năng việt dã ấn tượng, tốc độ tối đa lên tới 76km/h. Nhờ được gắn lên xe tải nên kíp vận hành đã giảm xuống còn 5 pháo thủ.
Với những cải tiến này, lựu pháo M2A1 vẫn sẽ có chỗ đứng trong lực lượng pháo binh cho dù đã ra đời cách đây hơn 80 năm.
Video đang HOT
Cùng xem thông số của pháo này qua inforgraphic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Cuộc chiến Biển Đen: Hạm đội Nga có những phương án nào?
Xin giới thiệu tiếp với bạn đọc bài một bài của Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm pháo binh và tên lửa Nga...
Đại tá hải quân, tiến sỹ khoa học quân sự Konstantin Sivkov về các cuộc chiến tranh giả định giữa Hải quân Nga với "các đối phương tiềm năng", - nhưng lần này là trên Biển Đen phía Nam nước Nga.
Cũng xin nói thêm là K.Sivkov tốt nghiệp Trường cao đẳng Hải quân Liên Xô mang tên Popov, tốt nghiệp Học viện Hải quân, Học viện Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang. ừng nhiều năm phục vụ trong Hải quân Liên Xô và Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga.
Konstantin Sivkov
Quan hệ (giữa Nga) với Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đang rất căng thẳng. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với A rập Xê- út và Các tiểu vương quốc A rập, với sự hỗ trợ ngầm của Mỹ, đang công khai chuẩn bị xâm nhập Syria.
Mỹ và Anh, căn cứ vào những gì được chứng kiến, cũng có thể đưa lực lượng bộ binh vào Syria. Trong những điều kiện như vậy, xác xuất xảy ra một cuộc xung đột quân sự Nga- Thổ là rất lớn. Nhiều khả năng hơn cả là quy mô của nó chỉ hạn chế ở một cuộc xung đột vũ trang, mặc dù không thể loại trừ khả năng leo thang thành một cuộc chiến tranh cục bộ.
Sở dĩ nói như vậy vì hiện khó có thể tìm ra kẻ nào muốn đặt Nga đứng ở tình thế phải lựa chọn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân - nước Nga hiện đại không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn nếu không sử dụng vũ khí giết người hàng loạt.
Trong cuộc xung đột như vậy, xuất phát từ các đặc điểm quân sự - địa lý, vai trò chủ chốt sẽ thuộc về Hạm đội Biển Đen (HĐ BĐ) của Nga và Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến trường đối đầu chủ yếu sẽ là Biển Đen. Dĩ nhiên, sẽ xuất hiện câu hỏi: Hạm đội Nga (Hạm đội Biển Đen) có thể làm được những gì và liệu nó có thể giải quyết được các nhiệm vụ được giao để bảo vệ lợi ích của Nga ở Biển Đen hay không?
1. Hạm đội biển Đen có những gì?
Để làm rõ điều này, chúng ta sẽ đánh giá thành phần tác chiến của Hạm đội Biển Đen. Đến cuối năm 2015 (theo các số liệu từ các nguồn công khai), HĐ BĐ có 7 tàu ngầm và 41 tàu nổi. Không quân của HĐ BĐ - 34 máy bay và gần 40 máy bay lên thẳng các loại.
Lực lượng tàu ngầm có 7 tàu ngầm, trong đó có 4 chiếc dự án 636.3 đang trực chiến. Dự tính đến cuối năm 2016 sẽ tăng cường thêm cho HĐ BĐ 2 tàu cũng thuộc dự án này.
Lực lượng tàu nổi chủ yếu của HĐ BĐ là 01 tàu tuần dương mang tên lửa dự án 1164 " Matxcova", 01 tàu chống ngầm cỡ lớn dư án 1134B " Kerch", 03 tàu tuần tiễu: 02 chiếc dự án 1135 và 01 chiếc dự án 01090 (hiện đại hóa của dự án 61). Đến cuối năm 2016, theo kế hoạch, HĐ BĐ cũng sẽ được bổ sung 03 chiếc tàu tuần tiễu dự án 11356.
Các tàu cỡ nhỏ của HĐ BĐ có 02 tàu đệm khí mang tên lửa cỡ nhỏ dự án 1239 "Sivuch", 02 tàu tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234 và 2 tàu dự án 21631, 08 tàu chống ngầm cỡ nhỏ dự án 1124M, 06 tàu quét mìn trên biển, 05 tàu quét mìn quanh căn cứ và cơ động, 07 tàu đổ bộ cỡ lớn (3 tàu dự án 1171 và 4 tàu dự án 775) và 06 tàu hộ vệ mang tên lửa (05 tàu các dự án 1241.1 và dự án 1241.7, 01 tàu dự án 206MR).
Không quân hải quân của HĐ BĐ có 16 máy bay cường kích (theo phân loại của Hải quân, trên thực tế - máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật-ND) Su-24M (đang được tái trang bị bằng vũ khí dùng cho Su-30SM), 04 (theo các số liệu khác -07) thủy phi cơ chống ngầm Be-12, 01 máy bay tác chiến điện tử An-12PP và 04 máy bay trinh sát Su-24MR.
Lực lượng máy bay lên thằng của HĐ BĐ có 30 chiếc máy bay lên thẳng chống ngầm Hải quân Ka-27PL và 08 máy bay lên thẳng tác chiến điện tử cải hoán từ Mi-8.
Trong thành phần của lực lượng trên bờ thuộc HĐ BĐ có lữ đoàn pháo binh tên lửa độc lập với biên chế gồm một trung đoàn tên lửa cơ động bờ trang bị tên lửa tầm xa " Redut", 02 trung đoàn tên lửa cơ động tầm gần với tên lửa "Rubez" và 01 tiểu đoàn pháo binh cơ động - tổ hợp pháo 130 ly "Bereg".
Lực lượng lính thủy đánh bộ của HĐ BĐ có 01 trung đoàn độc lập.
Tình trạng kỹ thuật của đội tàu nổi HĐ BĐ đến thời điểm hiện tại có thể đánh giá là tốt. Không những thế, do gia tăng căng thẳng với NATO và Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng, có thể cho rằng Nga sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp để đưa vào trực chiến một khối lượng tàu chiến tối đa có thể.
Theo_Báo Đất Việt
[Infographic] M270 MLRS - Uy lực pháo phản lực phóng loạt tiêu chuẩn NATO Các dàn pháo phản lực của Mỹ luôn nổi tiếng về độ chính xác so với các đối thủ cùng loại trên thế giới. M270 MLRS hiện được coi là pháo phóng loạt tiêu chuẩn NATO uy lực nhất hiện nay do Mỹ chế tạo. Nó được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối...