Indonesia tiếp tục hỗ trợ tiền mặt cho người dân vượt qua COVID-19
Ngày 4/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã khởi động chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân trên toàn quốc. Mục đích của việc cung cấp hỗ trợ là để giúp vượt qua ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Nguồn: AFP)
Ngày 4/1/2021, tại Cung điện Nhà nước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) đã trực tiếp khởi động chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân năm 2021 trên toàn quốc.
Theo ông Joko Widodo , Chính phủ Indonesia tiếp tục thông qua các Chương trình hy vọng gia đình, Chương trình lương thực cơ bản và Chương trình hỗ trợ xã hội tiền mặt để tiếp tục phân phối trợ cấp xã hội cho người dân bằng ngân sách nhà nước trong năm 2021, với một khoản ngân sách trị giá 110.000 tỷ rupiah đã được chuẩn bị để hỗ trợ cho tất cả người dân ở 34 tỉnh, thành phố.
Video đang HOT
Mục đích của việc cung cấp hỗ trợ này là để giúp cộng đồng vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Chính phủ Indonesia hy vọng sự hỗ trợ này có thể làm giảm bớt khó khăn cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có thể là động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc gia bằng cách tăng cường sức mua của người dân.
Ông Jokowi cũng khuyên người dân nên sử dụng hợp lý số tiền viện trợ. Ông lưu ý, đối với những người dân mua hàng tạp hóa, nên mua nhu yếu phẩm cơ bản để giảm gánh nặng cho gia đình trong đại dịch COVID-19, ưu tiên đáp ứng nhu cầu cơ bản, không sử dụng tiền để mua thuốc lá.
Còn theo bà Tri Rismaharini, Bộ trưởng Bộ Xã hội Indonesia, chương trình Hy vọng gia đình (PKH) được nhắm mục tiêu cho 10 triệu gia đình thụ hưởng (KPM) với tổng ngân sách là 28.700 tỷ rupiah, bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em mầm non, trẻ em đi học, người khuyết tật và người già.
Hỗ trợ này được cung cấp theo 4 giai đoạn trong một năm, vào các tháng Một, tháng Tư, tháng Bảy và tháng Mười thông qua chuyển khoản tại các ngân hàng. Còn Chương trình lương thực sẽ hỗ trợ cả thực phẩm và tiền mặt cho 18,8 triệu gia đình với tổng ngân sách là 45.120 tỷ rupiah. Người thụ hưởng sẽ nhận được 200.000 rupiah và sẽ được phân phối từ tháng 1-12/2021 thông qua tài khoản tại các ngân hàng.
Đối với Chương trình hỗ trợ xã hội tiền mặt sẽ áp dụng cho khoảng 10 triệu gia đình, với ngân sách 3.000 tỷ rupiah, trong đó mối gia đình sẽ nhận được 300.000 rupiah tiền mặt được trao trong bốn tháng liên tục, từ tháng 1-4/2021./.
Indonesia tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung
Công ty đường sắt cao tốc Indonesia - Trung Quốc (KCIC) đã tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia.
Indonesia vừa quyết định tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung do Trung Quốc đảm nhiệm. Ảnh: TheInsiderStories
Dự án trên do KCIC thuộc sở hữu của nhà nước, cùng công ty PT Wijaya Karya và China Railways triển khai và đã bị đình chỉ do nhiều vấn đề. Sau khi được tái khởi động, dự án sẽ xây dựng 11 cấu trúc đường hầm với tổng chiều dài hơn 1,8 km chạy qua tuyến đường bộ cao tốc thu phí Jakarta-Cikampek ở phía Đông Jakarta, kết nối 1.741 trụ đường trên cao và lắp đặt hơn 12.000 thanh ray cao tốc.
Liên quan đến dự án chiến lược quốc gia này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định tích hợp tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung với tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Surabaya.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Budi Karya Sumadi cho biết các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tham gia vào dự án ước tính có tổng trị giá 63.600 tỷ rupiah (4,51 tỷ USD) này. Theo Quy định số 18/2020 của Tổng thống về Kế hoạch phát triển quốc gia trung hạn giai đoạn 2020-2024, nhà nước sẽ chi trả 21.600 tỷ rupiah trong tổng kinh phí xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này.
Với tổng chiều dài 142,3 km, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 và sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ 3 giờ hiện nay xuống còn 40 phút. Trong khi đó, với tổng chiều dài 435 km, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Surabaya dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2023 và hoàn thành vào cuối năm 2024.
Kể từ năm 2015, Chính phủ Indonesia đã nỗ lực thúc đẩy xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung. Năm 2016, Indonesia và Trung Quốc đã thành lập liên doanh để xây dựng và vận hành tuyến đường sắt này. Được khởi công vào tháng 1/2016, dự án đã nhiều lần bị trì hoãn do các vấn đề từ kinh phí đến thu hồi, giải phóng mặt bằng./.
Tổng thống Indonesia tuyên bố không thỏa hiệp với Trung Quốc ở vùng biển Natuna Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở vùng biển Natuna trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu chiến Indonesia trong một lần trạm trán ở vùng biển Natuna hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters "Liên quan đến Natuna, sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào,...