Indonesia tăng cường hải không quân đối phó Trung Quốc, nhưng chậm hơn Việt Nam
Indonesia có vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn ở Biển Đông, trong đó có nhiều mỏ khí đốt, nhưng đối mặt với mối đe dọa “lưỡi bò” TQ, nên phải tăng cường quân sự.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 22 tháng 10 dẫn mạng Bình luận Âu-Á Mỹ ngày 20 tháng 10 đăng bài viết của nhà nghiên cứu cấp cao Felix, Viện nghiên cứu chính sách ngoại giao, đã tiến hành phân tích về trạng thái và xây dựng quân sự tương lai của Indonesia. Theo bài viết, mặc dù mọi người rất ít chú ý tới “tranh chấp trên biển” giữa Indonesia với Trung Quốc, nhưng hoan toan không phai không có.
Để ứng phó với tình hình bất ngờ trên biển, Hải quân và Không quân Indonesia đã bắt đầu tiến hành hiện đại hóa một cách vững chắc. Về phía hải quân, Hải quân Indonesia đã đặt mua 3 tàu ngầm tấn công diesel-điện Type 209/1400 của Hàn Quốc, đặt mua 2 tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan, ngoai ra cũng đã bắt đầu tiếp nhận tàu tấn công nhanh – KCR-40 và cỡ khá lớn KCR-69. Hai loại tàu tấn công này đều có thể dùng để tác chiến tên lửa chống hạm duyên hải.
Về phía không quân, năm 2012, Không quân Indonesia đã tiếp nhận 24 máy bay chiến đấu F-16C/D cũ của Mỹ. Không quân Indonesia đã đưa ra chương trình 670 triệu USD, tiến hành tân trang và nâng cấp đối với F-16C/D, trang bị hệ thống radar mới, làm cho chúng có năng lực tấn công trên biển tốt hơn.
Sau khi tất cả 24 máy bay chiến đấu F-16C/D được bàn giao xong, Indonesia còn có kế hoạch nâng cấp F-16A/B kiểu cũ lên tiêu chuẩn mới nhất, thay thế may bay chiên đâu F-5E/F đã biên chế từ lâu. Ngoài ra, Indonesia đã đồng ý tham gia chương trình KF-X của Hàn Quốc, nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu thế hệ mới, dự tính sau năm 2020 có thể đưa vào hoạt động.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Nhiều năm qua luôn chung sông hoa binh
Theo bài báo, Trung Quốc va các nước láng giềng châu Á tồn tại rât nhiều tranh chấp trên biển, như tranh chấp đảo Senkaku, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (do Trung Quốc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược gây ra).
Hiện nay, khi đề cập đến các nước tồn tại “tranh chấp biển” với Trung Quốc, mọi người rất ít đề cập đến Indonesia, nhưng họ hoan toan không phai không có “tranh chấp trên biển” với Trung Quốc.
Là một quốc gia quần đảo, Indonesia có vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn ở Biên Đông, trong đó bao gồm nhiều mỏ khí đốt duyên hải cỡ lớn của nước này, một phần nằm trong phạm vi mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp).
Trung Quốc luôn tuyên bố có tất cả quyền lợi ở phạm vi “lãnh thổ” nước họ, bao gồm phần chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia (yêu sách đường lưỡi bò của họ lộ rõ lòng tham vô đáy, bấp chấp pháp luật).
Hải quân và Không quân Trung Quốc không thể điều động và duy trì binh lực ở Biển Đông (để chiếm đóng và xâm lược). Cho nên Indonesia cũng đang “làm nhạt” mâu thuẫn với Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Indonesia thậm chí không thừa nhận tồn tại bất cứ tranh chấp nào với Trung Quốc để tránh đáp trả của Trung Quốc.
Nhưng cùng với sự lớn mạnh của Hải quân và Không quân Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian gần đây, tình hình đã bắt đầu thay đổi. Trong 10 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng căn cư hai quân cỡ lớn mới ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, hiện nay Hải quân Trung Quốc triển khai rất nhiều tàu khu trục, tàu hộ vệ và tàu ngầm động cơ hạt nhân mới nhất, thậm chí tàu sân bay Liêu Ninh cũng từng đậu ở đó khi xuống Biển Đông diễn tập lần đầu tiên vào năm 2013.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Một loạt hành động của Trung Quốc càng làm cho quan chức Indonesia thêm lo ngại. Tháng 3 năm 2013 và tháng 2 năm 2014, Hải quân Trung Quốc từng tiến hành diễn tập đổ bộ (bất hợp pháp) ở bãi ngầm James, cách vùng biển của Indonesia chỉ 150 km.
3 tháng sau, Trung Quốc va Việt Nam xảy ra “tranh chấp” xung quanh giàn khoan dầu khí của Trung Quốc (hạ đặt bất hợp pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Ngoài ra, mùa hè năm 2013, Trung Quốc cũng đã đẩy nhanh xây dựng (bất hợp pháp) đối với một số đảo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Video đang HOT
Về lịch sử, Indonesia luôn thông qua khuôn khổ của ASEAN để theo đuổi mục tiêu chinh sach ngoai giao của họ, nhưng gần đây bắt đầu thể hiện nhiều toan tính hơn. Năm 2010, xuất phát từ mối quan tâm đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình, Indonesia gửi công hàm lên ủy ban của Liên hợp quốc, hy vọng thúc đẩy Trung Quốc làm rõ tuyên bố chủ quyền của họ.
Để thể hiện thực lực của mình, vào tháng 10 năm 2013, Không quân Indonesia đa tiên hanh diễn tập thường niên ở quần đảo Natuna. Diễn tập hầu như đã sử dụng tất cả máy bay tác chiến hiện có, bao gồm 5 may bay chiên đâu F-16A/B, 6 may bay chiên đâu Su-30MK/MK2 va máy bay huấn luyện/máy bay tấn công hạng nhẹ Hawk 109/209. Tình huống diễn tập là Indonesia phải đoạt lại đảo này từ tay của kẻ thù. Trung Quốc hoàn toàn không quan tâm đến cuộc diễn tập này.
Manh mối “tranh chấp” bắt đầu lộ ra
Đầu năm 2014, Trung Quốc đa đưa ra hộ chiếu mới và bản đồ chính thức, đã thể hiện phạm vi tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông (bất hợp pháp) trong bản đồ đứt đoạn của họ.
Trước đó, bản đồ chính thức đều thể hiện phạm vi tuyên bố chủ quyền trên biển (bất hợp pháp) trong một khung vuông độc lập. Rất nhiều nhà quan sát Đông Nam Á cho rằng, bản đồ mới đã tăng cường tuyên bố chủ yếu (vô giá trị) của Trung Quốc.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Không chỉ Philippines va Việt Nam, Indonesia cũng đã bày tỏ quan ngại của họ. Sau khi hộ chiếu, bản đồ xuất hiện, thành viên Tiểu ban chiến lược quốc phòng Bộ Điều phối Chính trị, Luật pháp và An ninh Fakhruddin đã trả lời phỏng vấn về vấn đề đảo Natuna.
Ông cho rằng: “Cách làm của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Indonesia, vì vậy chung tôi đã đến Natuna, kiểm tra tình hình chiến lược của Quân đội Indonesia ở đó, đặc biệt là năng lực, cường độ và triển khai của nó để đề phòng xuất hiện các tình huống bất ngờ ở khu vực này”.
Sau đó không lâu, Indonesia tuyên bố Lục quân chuẩn bị điều tiểu đoàn bộ binh đến đảo này. Hải quân cũng sẽ tăng cường hạ tầng ở Pontianak, khu vực lân cận đảo Natuna; Không quân cũng sẽ xây dựng kho chứa máy bay và mở rộng đường băng ở căn cứ không quân Ranai, chuẩn bị triển khai vĩnh viễn một phi đội máy bay chiến đấu ở đó.
Bô Ngoai giao Indonesia đã nhanh chóng “làm nhạt” những phát biểu của ông Fakhruddin. Tuy quan chức Indonesia ngày càng lo ngại thái độ tự tin của Trung Quốc trong vấn đề “chủ quyền”, nhưng hiện vẫn rất kiềm chế, bởi vì Jakarta vẫn hy vọng thu lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa giữ quan điểm này. Ông nhấn mạnh: “Giữa Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp lãnh thổ”. Trên thực tế, Indonesia luôn nỗ lực đầu tư nghề cá đóng hộp ở đảo Natuna. Tuyên bố của ông Marty Natalegawa hoàn toàn không sai: Trung Quốc hoàn toàn không tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ của Indonesia, nhưng họ lại đòi cả một phần “vùng đặc quyền kinh tế” (bất hợp pháp).
Nhưng, khi thăm Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2014, Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia Moeldoko cho biết: “Chúng tôi là một quốc gia có chủ quyền, chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình, chúng tôi sẽ thực thi tất cả các hành động cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình”.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Ngoài ra, tháng 4 năm 2011, Đại tướng Moeldoko cũng đăng bài viết dài trên tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ cho rằng: “Về việc Trung Quốc đưa một phần phạm vi Natuna vào phạm vi lãnh hổ của họ, Indonesia hoàn toàn không cảm thấy thất vọng.
Quân đội Indonesia quyết định tăng cường binh lực ở Natuna. Chúng tôi cũng cần chuẩn bị máy bay chiến đấu đề đề phòng tình hình căng thẳng của vùng biển quan trọng thế giới này xảy ra bất trắc”.
Tuy nhiên, năng lực bảo vệ chủ quyền Biển Đông của Hải quân và Không quân Indonesia kém xa so với tăng trưởng sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở khu vực này.
Trên thực tế, Không quân va Hải quân Indonesia kém hơn Lục quân. Trong 400.000 binh sĩ tại ngũ của Indonesia, có 3/4 ở Lục quân. Trong số còn lại, có 20.000 binh sĩ thuộc Thủy quân lục chiến. Chỉ có 18,5% binh sĩ thuộc Hải quân và Không quân.
Ngoài ra, phần lớn trang bị chiến đấu của Indonesia đều cần tiến hành nâng cấp. Thời gian hoạt động của phần lớn tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Indonesia đều trên 25 năm, rất nhiều đều tồn tại vấn đề bảo dưỡng nghiêm trọng.
Tình hình của Không quân cũng chẳng khác mấy. Việc cấm vận vũ khí từ năm 1999 đến năm 2005 làm cho tình hình trở nên gay go hơn, do thiếu thốn linh kiện, phần lớn hạm đội kiểu Mỹ đều đã bỏ đi. Không quân cuối cùng chuyển sang tìm kiếm máy bay chiến đấu mới của Nga. Nhưng, 10 năm qua chỉ mua 16 may bay chiên đâu Su-27SK/SKM và Su-30MK/MK2.
Indonesia đã bắt tay xây dựng hải không quân
Tư năm 2010 trở đi, Indonesia luôn xây dựng vững chắc Hải quân và Không quân của họ. “Kế hoạch quốc phòng chiến lược năm 2010 của họ cam kết nâng cấp quân đội lên thành lực lượng mạnh hơn, bảo vệ quốc gia không bị bên ngoài đe dọa.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Tuy Lục quân vẫn là chủ lực của nước này, nhưng Hải quân và Không quân cũng đã nhận được nhiều vốn hơn, có thể thông qua mua sắm quân sự xây dựng một “lực lượng cơ bản tối thiểu”. Lực lượng này có thể gọi là “hải quân nước xanh”, bao gồm một “lực lượng tấn công” (110 tàu chiến), một “lực lượng tuần tra” (66 tàu chiến) và một “lực lượng chi viện” (98 tàu chiến). Căn cứ vào kế hoạch, Không quân sẽ bao gồm 10 phi đội may bay chiên đâu, đến năm 2025 trang bị tổng cộng 180 may bay chiên đâu.
Hải quân va Không quân đều đã bắt đầu tiến hành hiện đại hóa một cách vững chắc. Hải quân đã đặt mua 3 tàu ngầm tấn công diesel-điện Type 209/1400 của Hàn Quốc, mua 2 tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan, bổ sung 4 tàu hộ vệ cỡ nhỏ. Hải quân đã bắt đầu tiếp nhận tàu tấn công nhanh nội địa – KCR-40 và KCR-60 (khá lớn). 2 loại tàu tấn công này đều có thể dùng để tác chiến tên lửa chống hạm duyên hải.
Tương tự, Không quân cũng đã bắt đầu xây dựng lại lực lượng. Năm 2012, Không quân đã tiếp nhận 24 may bay chiên đâu F-16C/D nghỉ hưu của Mỹ. Không quân đã xây dựng một chương trình 670 triệu USD, tiến hành tân trang va nâng cấp đối với F-16C/D, trang bị hệ thống radar mới, làm cho nó có năng lực tấn công trên biển tốt hơn.
Chiếc may bay chiên đâu đầu tiên đã đến căn cứ không quân Roesmin Nurjadin của Indonesia vào tháng 7 năm 2014. Sau khi hoàn thành bàn giao tất cả 24 máy bay F-16C/D, Indonesia còn có kế hoạch nâng cấp F-16A/B kiểu cũ lên tiêu chuẩn mới nhất. Đến khi đó có thể thay thế máy bay chiến đấu F-5E/F đã biên chế từ lâu.
Về lâu dài, Indonesia đã đồng ý tham gia chương trình KF-X của Hàn Quốc, nghiên cứu phát triển may bay chiên đâu thế hệ mới, dự tính sau năm 2020 có thể đưa vào hoạt động.
Tháng 10 năm 2014, Indonesia tổ chức duyệt binh quy mô lớn nhân ngày thành lập quân đội
Nhưng, hoạt động hiện đại hóa quân sự của Indonesia hoàn toàn không nhanh như Philippines va Việt Nam mà là tương đối chậm. Tuy Hải quân sẽ tiếp nhận 3 tàu ngầm mới, nhưng Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia, Đô đốc Marsetio cho biết, Hải quân ít nhất cần 12 tàu ngầm mới có thể bảo vệ thích hợp vùng biển của Indonesia.
Có một số người còn lo ngại Hải quân phải chăng duy trì được quy mô hạm đội hiện có, dù sao các tàu chiến cũ đang gần hết hạn sử dụng. Mục tiêu của Không quân vẫn là hơn 100 may bay chiên đâu. Ngoai ra có bài báo cho biết, việc nâng cấp quân sự do Indonesia tuyên bố trước đây thì hiện vẫn không hề khởi động.
Trong hoạt động bầu cử năm 2014, Tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, ông sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 1,5% GDP, tăng gần 70% so với mức hiện nay. Nhìn vào “Kế hoạch quốc phòng chiến lược năm 2010 của Chính phủ, điều này phải đi một con đường dài.
Nhưng cam kết của ông Joko Widodo có thay đổi. Sau bầu cử, ông tuyên bố, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ông là: Kinh tế, hạ tầng cơ sở va phúc lợi xã hội của Indonesia. Quốc phòng không hề nằm trong danh sách các vấn đề quan trọng hàng đầu.
Rõ ràng Indonesia đã xem xét lại phương pháp bảo vệ chủ quyền Biển Đông của họ, họ đã tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Mỹ, thậm chí bắt đầu khôi phục quan hệ với Australia – mối quan hệ vốn xấu đi vì vấn đề tình báo. Indonesia có thể vẫn không sẵn sàng thừa nhận “tranh chấp” Biển Đông, nhưng nếu Trung Quốc vẫn trỗi dậy nhanh chóng và manh động như 5 năm qua, thì Indonesia ngày càng khó tự bảo vệ, buộc phải áp dụng hành động.
Theo Giáo dục
Xem Không quân Ấn Độ duyệt binh hoành tráng
Không quân Ấn Độ đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn kỷ niệm 82 năm thành lập lực lượng vào ngày hôm qua (8/10).
Cuộc duyệt binh có sự tham gia của nhiều loại máy bay chiến đấu, vận tải, trực thăng hiện đại với những màn bay biểu diễn đẹp mắt. Trong ảnh là Phi đội bay Sarang trang bị trực thăng Dhruv nhào lộn trên không.
Không quân Ấn Độ có 170.000 quân thường trực và hơn 1.400 máy bay, được coi là một trong những lực lượng không quân hàng đầu của thế giới.
Biên đội máy bay cường kích Jaguar biểu diễn trên không.
Vận tải cơ chiến lược lớn nhất Không quân Ấn Độ C-17 Globalmaster được hộ tống bởi 2 tiêm kích Su-30MKI.
Cận cảnh đội tiêu binh của Không quân Ấn Độ biểu diễn tung súng tại buổi duyệt binh.
Binh lính duyệt binh đi đều qua chiếc vận tải cơ khổng lồ C-17.
Binh lính Không quân Ấn Độ duyệt binh trên đường băng của một căn cứ không quân, gần đó có trưng bày các tiêm kích phục vụ trong lực lượng không quân nước này gồm MiG-21 Bison và Mirage 2000.
Lực lượng Không quân Ấn Độ có nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ quốc gia trước các mối đe dọa và trợ giúp trong thảm họa thiên nhiên tại các khu vực bị ảnh hưởng. Trong ảnh là phi đội trực thăng Mi-17 bay diễu qua lễ đài với lá cờ không quân.
Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ Marshal Arup Raha trên chiếc xe jeep dẫn đầu đoàn diễu hành.
Màn biểu diễn của lính dù với các cánh dù hợp thành 3 màu cờ quốc kỳ Ấn Độ.
Theo Kiến Thức
Ukraine rầm rộ duyệt binh với hàng nghìn lính cùng vũ khí Để chuẩn bị cho ngày lễ Quốc kháng vào sáng mai, quân đội Ukraine hôm nay đã tiến hành tổng duyệt lần cuối đội hình duyệt binh với hàng nghìn lính cùng nhiều vũ khí. đang rầm rộ duyệt binh với hàng nghìn binh sĩ cùng nhiều khí tài quân sự hiện đại của quân đội để kỷ niệm 23 năm Ngày Độc...