Indonesia tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung
Công ty đường sắt cao tốc Indonesia – Trung Quốc (KCIC) đã tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia.
Indonesia vừa quyết định tái khởi động dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung do Trung Quốc đảm nhiệm. Ảnh: TheInsiderStories
Dự án trên do KCIC thuộc sở hữu của nhà nước, cùng công ty PT Wijaya Karya và China Railways triển khai và đã bị đình chỉ do nhiều vấn đề. Sau khi được tái khởi động, dự án sẽ xây dựng 11 cấu trúc đường hầm với tổng chiều dài hơn 1,8 km chạy qua tuyến đường bộ cao tốc thu phí Jakarta-Cikampek ở phía Đông Jakarta, kết nối 1.741 trụ đường trên cao và lắp đặt hơn 12.000 thanh ray cao tốc.
Liên quan đến dự án chiến lược quốc gia này, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã quyết định tích hợp tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung với tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Surabaya.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Budi Karya Sumadi cho biết các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tham gia vào dự án ước tính có tổng trị giá 63.600 tỷ rupiah (4,51 tỷ USD) này. Theo Quy định số 18/2020 của Tổng thống về Kế hoạch phát triển quốc gia trung hạn giai đoạn 2020-2024, nhà nước sẽ chi trả 21.600 tỷ rupiah trong tổng kinh phí xây dựng tuyến đường sắt cao tốc này.
Với tổng chiều dài 142,3 km, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021 và sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ 3 giờ hiện nay xuống còn 40 phút. Trong khi đó, với tổng chiều dài 435 km, tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Surabaya dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2023 và hoàn thành vào cuối năm 2024.
Kể từ năm 2015, Chính phủ Indonesia đã nỗ lực thúc đẩy xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung. Năm 2016, Indonesia và Trung Quốc đã thành lập liên doanh để xây dựng và vận hành tuyến đường sắt này. Được khởi công vào tháng 1/2016, dự án đã nhiều lần bị trì hoãn do các vấn đề từ kinh phí đến thu hồi, giải phóng mặt bằng./.
Tổng thống Indonesia tuyên bố không thỏa hiệp với Trung Quốc ở vùng biển Natuna
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở vùng biển Natuna trên Biển Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu chiến Indonesia trong một lần trạm trán ở vùng biển Natuna hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters
"Liên quan đến Natuna, sẽ không có bất kỳ thỏa hiệp nào, bởi vùng biển này nằm trong chủ quyền lãnh hải quốc gia của chúng ta", tờ Asia Nikkei Review dẫn phát biểu của ông Widodo trong phiên họp nội các hôm 7/12 ở Phủ Tổng thống Indonesia.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia gia tăng trong vài tuần trở lại đây, sau khi nhiều tàu cá của Trung Quốc được hai tàu hải cảnh, kiểm ngư của nước này hộ tống tiến vào vùng biển phía bắc quần đảo Natuna. Indonesia sau đó điều hai tàu chiến đến khu vực này để đối phó.
Bắc Kinh không đưa ra yêu sách chủ quyền với quần đảo Natuna, nhưng khẳng định vùng biển phía bắc của khu vực này là một phần trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Indonesia không phải là một bên tranh chấp ở biển Đông, nhưng trong những năm gần đây liên tục phải đối diện với thách thức lớn vì hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển Natuna.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Indonesia đã gửi công hàm tới Bắc Kinh, cực lực phản đối hoạt động mới nhất của các tàu Trung Quốc ở vùng biển Natuna. Đến ngày 7/12, Ngoại trưởng Retno Marsudi tái khẳng định quan điểm này, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nhất là các điều khoản quy định EEZ.
"Indonesia sẽ không bao giờ thừa nhận 'đường 9 đoạn' mà Trung Quốc đưa ra. Đường ranh giới mà Indonesia sử dụng để hoạch định EEZ phù hợp với UNCLOS. Điều chúng tôi mong muốn là Trung Quốc - với tư cách là bên tham gia ký kết UNCLOS, cần tuân thủ những điều khoản có trong công ước này", bà Marsudi phát biểu trước báo giới ở Jarkata.
ASEAN 2020: Indonesia kêu gọi thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và sự khoan dung Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gửi đi một số thông điệp và quan điểm về chủ nghĩa đa phương và khoan dung tôn giáo trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 11, diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 15/11. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN Tổng...