Indonesia rà soát lại phi đội máy bay lỗi thời sau tai nạn
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cam kết rà soát lại phi đội máy bay lỗi thời của không quân và hiện đại hóa quốc phòng, sau vụ tai nạn của phi cơ quân sự làm hơn 140 người thiệt mạng.
Phần đuôi của chiếc Hercules C-130B vỡ nát sau vụ tai nạn ở Medan. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, không quân Indonesia đã tạm ngừng hoạt động của 8 chiếc Hercules C-130B hiện có cho đến khi các nhà điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân vụ tai nạn.
“Phải có một sự đánh giá về độ tuổi của các máy bay và hệ thống quốc phòng”, ông Widodo viết trên Twitter cuối ngày hôm qua.
Chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130B có tuổi đời 51 năm lao xuống một khu dân cư ở thành phố Medan hôm qua, ngay sau khi cất cánh từ một căn cứ không quân. Phi công được cho là đã đề nghị quay lại sân bay vì phát hiện sự cố kỹ thuật nhưng không kịp.
Theo gia đình các nạn nhân, một số hành khách đã trả tiền mua vé cho chuyến bay dù đây là máy bay quân sự.
Video đang HOT
“Anh trai tôi đã mua vé lên máy bay Hercules”, một thân nhân nói và cho biết anh mình là một dân thường. “Anh ấy đã trả khoảng 800.000 rupiah (60 USD)”.
Những người khác nói rằng người thân của họ thậm chí chi tới một triệu rupiah để mua vé. Tuy nhiên, người đứng đầu không quân Indonesia Agus Supriatna bác bỏ thông tin trên.
“Những gì chúng tôi lo ngại là có thể có một số người cho hành khách lên máy bay mà không được phép, đó là việc chúng tôi đang điều tra”, ông nói.
Truyền thông địa phương cho hay ít nhất 141 thi thể đã được chuyển đến một bệnh viện gần hiện trường, trong đó có khoảng 20 người dân trên mặt đất.
Ông Widodo tuyên bố đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng về nguyên nhân của vụ tai nạn và “tái cấu trúc toàn diện” việc quản lý và mua sắm vũ khí.
“Chúng ta không nên chỉ mua vũ khí mà còn phải tiến tới hiện đại hóa hệ thống vũ khí của chúng ta”, ông nói trên truyền hình hôm nay. “Công nghiệp quốc phòng của chúng ta cần có sự gắn kết, từ sản xuất, điều hành đến bảo dưỡng”.
Theo Mạng lưới An toàn Hàng không, có 10 vụ tai nạn gây chết người liên quan đến máy bay quân đội hoặc cảnh sát Indonesia đã xảy ra trong thập kỷ qua.
Không quân Indonesia hiện đã mất 4 chiếc C-130. “Hercules đã già cỗi, nhiều hệ thống khác của chúng ta cũng đã lỗi thời. Trên cương vị quốc hội, chúng tôi sẽ ủng hộ việc bổ sung ngân sách cho quân đội nâng cấp”, ông Pramono Anung, một nghị sĩ và ủy viên ủy ban quốc phòng của quốc hội Indonesia nói.
Dù Indonesia chiếm gần một phần năm chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Nam Á vào năm ngoái, nhưng tính theo phần trăm của GDP, con số này vẫn là thấp nhất trong khu vực.
Ông Widodo, người nhậm chức vào năm ngoái, cho biết ông dự định tăng gấp đôi ngân sách quân sự lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhật - Trung sắp thỏa thuận tránh đối đầu quân sự
Nhật và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận xác định quy trình liên lạc giữa tàu hải quân và phi cơ quân sự hai nước khi chạm trán bất ngờ, để giảm nguy cơ đối đầu.
Tàu hải giám Haijian 51 của Trung Quốc và một tàu tuần duyên Nhật Bản trong một lần chạm trán gần quần đảo hai nước có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi đã thống nhất một số phần vào ngày 19/6 tại Bắc Kinh. Chúng tôi tin rằng việc thực hiện cơ chế này là cần thiết, do đó sẽ tiếp tục đàm phán", Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu trong cuộc họp báo hôm nay.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đang lớn mạnh và Nhật Bản tính mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ (SDF) ra các vùng biển trong khu vực như Biển Đông, dẫn đến khả năng chạm trán tăng cao.
Những quy tắc liên lạc sẽ được áp dụng ở hải phận và không phận quốc tế, dù Trung Quốc muốn thỏa thuận bao gồm cả các vùng lãnh hải, tờ Mainichitrước đó đưa tin.
Nhật Bản coi Biển Đông là vùng biển quốc tế trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ nơi này. Bắc Kinh cũng đang xây các đảo nhân tạo tại những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà nước này chiếm đóng.
Tokyo hồi đầu tuần điều phi cơ P3-C bay qua các khu vực Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông trong đợt diễn tập tìm kiếm và cứu hộ với Manila. Trung Quốc lên án hoạt động này, gọi đây là "sự xen ngang" của Nhật Bản.
Như Tâm
Theo VNE
Vụ MH370 mất tích: Rà soát được 1/3 khu vực khoanh vùng Việc tìm kiếm máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines có số hiệu MH370 đã đi được 1/3 chặng đường, chính quyền Malaysia hôm nay 30.1 cho biết. Họ tin rằng máy bay đang nằm trong khu vực được khoanh vùng (khoảng 60.000 km2), theo Reuters. Một cuộc họp báo vụ máy bay mất tích MH370 tại thủ đô Kuala Lumpur- Ảnh:...