Indonesia, Nga ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 3 tháng qua
Ngày 9/6, Indonesia và Nga thông báo đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới trong 24 giờ qua ở mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia ngày 8/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, Indonesia ghi nhận thêm 7.725 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ hôm 26/2, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1,87 triệu ca. Quốc gia Đông Nam Á này cũng có thêm 170 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 52.162 ca.
Tương tự, Nga ghi nhận thêm 10.407 ca mắc COVID-19, số ca nhiễm trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 3, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 5.156.250 ca. Nga cũng có thêm 399 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 124.895 ca.
Cùng ngày, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này đã phát hiện biến thể Delta (được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ) là dòng biến thể phổ biến nhất trong số các ca mắc các biến thể virus SARS-CoV-2 đáng lo ngại (VoC) trong cộng đồng của nước này.
Trong thông báo qua thư điện tử, Bộ Y tế Singapore cho biết tính đến ngày 31/5, nước này ghi nhận 449 ca mắc VOC trong cộng đồng, trong đó có 428 ca mắc biến thể Delta và 9 ca mắc biến thể Beta (được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi). Singapore lần đầu tiên ghi nhận ca mắc biến thể Delta trong cộng đồng là vào đầu tháng 5.
Hồi tháng trước, Singapore đã siết chặt các biện pháp hạn chế đối với các cuộc tụ tập đông người do số ca mắc COVID-19 gia tăng, trong đó có cả những ca liên quan tới biến thể Delta. Chỉ riêng trong tháng 5, Singapore có 476 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Kể từ đó đến nay, số ca bệnh đã giảm xuống, với chỉ 2 ca trong ngày 9/6 – mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3. Sau ngày 13/6, Singapore có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế trong bối cảnh chương trình tiêm chủng đại trà của nước này được triển khai với tiến độ khẩn trương.
Đến nay, Singapore ghi nhận tổng cộng trên 62.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 34 ca tử vong.
EU tài trợ cho dự án chuẩn bị và ứng phó với đại dịch y tế ở Đông Nam Á
Ngày 2/6, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell và Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Dato Lim Jock Hoi đã chính thức khởi động dự án "Chuẩn bị và ứng phó với đại dịch y tế ở Đông Nam Á".
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Darul Imarah, tỉnh Aceh, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, với kinh phí 20 triệu euro do EU tài trợ, dự án trên sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện nhằm tăng cường điều phối khu vực trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và tăng cường năng lực của các hệ thống y tế ở Đông Nam Á, trong đó đặc biệt chú ý đến các nhóm dễ bị tổn thương.
Tính đến nay, Nhóm châu Âu - bao gồm EU, các quốc gia thành viên và các tổ chức tài chính - đã cung cấp hơn 800 triệu euro để hỗ trợ ASEAN ứng phó với đại dịch COVID-19. Sự hỗ trợ được trao cho các cơ sở y tế và nhân viên y tế, cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân và chất khử trùng, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ thể chế.
Nhóm châu Âu cũng đóng góp tài chính cho cơ chế COVAX - sáng kiến toàn cầu nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 công bằng đối với mọi người, trong đó có người dân ASEAN. Khoản đóng góp ban đầu đã được nâng lên gấp đôi vào ngày 19/2 vừa qua, đưa Nhóm châu Âu trở thành một trong những nhà tài trợ chính cho COVAX với hơn 2,47 tỷ euro.
Indonesia kéo dài và mở rộng lệnh hạn chế cộng đồng Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 3/5, Chính phủ Indonesia đã quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ (PPKM) tới ngày 17/5, đồng thời mở rộng ra 30/34 tỉnh và thành phố trên khắp cả nước. Chủ tịch Ủy ban xử lý COVID-19 và Phục hồi kinh tế quốc gia (KPC-PEN) Airlangga Hartarto cho...