Indonesia – Mỹ tuần tra hàng hải chung
Jakarta và Washington nhất trí thực hiện 15 lượt tuần tra chung tại vùng lãnh hải Indonesia mỗi năm.
Các tàu chiến của hải quân Indonesia. Ảnh: Antaranews
“Tuần tra chung sẽ được tiến hành khi các tàu tuần tra Mỹ đi qua lãnh hải của chúng ta”, Tempo dẫn Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Susi Pudjiastuti hôm qua cho biết. Bà hé lộ các tàu tuần tra Mỹ sẽ thực hiện 15 cuộc tuần tra một năm.
Nữ bộ trưởng cho rằng nước này phải nắm lấy cơ hội tuần tra chung với Mỹ. “Hợp tác sẽ đem lại lợi ích cho chúng ta”, bà nói và giải thích hoạt động giúp tiết kiệm chi phí cho Indonesia, đồng thời tàu Mỹ được trang bị các hệ thống tân tiến.
Thoả thuận đạt được sau khi bà Susi dự cuộc họp song phương với Cục quản lý Khí tượng và Hải dương Mỹ (NOAA) ở Washington D.C hồi tuần trước.
Trọng Giáp
Theo VNE
Dù gây khó hiểu, ông Duterte vẫn được tin tưởng!
Việc ông Duterte trở thành Tổng thống giống như một làn gió mới thổi vào chính trường Philippines.
"Thương hiệu" mang tên Duterte
Video đang HOT
Ngay từ khi mới bắt đầu tham gia tranh cử, ông Rodrigo Duterte đã trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi liên tục có các phát ngôn táo bạo gây sốc, thậm chí có phần tục tĩu, trước đông đảo giới truyền thông và dân chúng Philippines.
Phát ngôn táo bạo như trở thành dấu ấn "thương hiệu" mang tên Duterte. Từ việc buông những lời cợt nhả trong vụ nữ tu sĩ người Australia bị tù nhân cưỡng hiếp và giết chết đến việc yêu cầu "Đại sứ Mỹ và Đại sứ Australia ngậm miệng lại" khi các nhà ngoại giao này bình luận về các phát ngôn nhiều tranh cãi của ông trong thời gian tranh cử. Từ các quan chức ngoại giao cao cấp đến người dân Philippines và cả Giáo hoàng, không ai tránh khỏi việc bị Duterte nói những lời khiếm nhã.
Phát ngôn táo bạo như trở thành dấu ấn "thương hiệu" mang tên Duterte. (Nguồn: AP)
Ngày 13/9/2016, ông Duterte đã nói với các quan chức quân sự ở Manila rằng, ông sẽ không cho phép lực lượng chính phủ tuần tra chung trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông với các thế lực nước ngoài, đồng thời khẳng định xem xét khả năng mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.
Trước đó, ông Duterte tuyên bố muốn "đuổi" tất cả đặc nhiệm Mỹ ra khỏi phía Nam Philippines, nơi họ đang làm công tác huấn luyện binh sĩ Philippines chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf. Ông Duterte còn lên án binh sĩ Mỹ đã châm ngòi căng thẳng với dân Hồi giáo địa phương. Ông nói, "sẽ không bao giờ có hòa bình" với sự hiện diện của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết họ vẫn chưa nhận được lệnh chính thức.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc ông Duterte có những phát ngôn "quay lưng" với Mỹ và "bắt tay" với Trung Quốc có thể là cách Philippines "ra giá" với Mỹ và tranh thủ hạ nhiệt Trung Quốc sau phán quyết.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc khó có thể nhượng bộ với Philippines trên Biển Đông, nhất là về vấn đề ngư trường quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough. Nếu tiếp tục xích lại gần Trung Quốc, bất chấp vấn đề chủ quyền, lãnh hải, ông Duterte sẽ gặp phải sự phản đối của dư luận trong nước. Do vậy, nhiều nhà phân tích tin rằng trong dài hạn, ông Duterte sẽ vẫn tập trung duy trì quan hệ sâu sắc với Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích quan ngại những phát ngôn gây sốc của Tổng thống Duterte có thể làm "rạn nứt" quan hệ đồng minh Philippines - Mỹ. Tom Pepinsky, giáo sư chuyên về Đông Nam Á tại đại học Cornell cho rằng trong trung và dài hạn, Mỹ và Philippines sẽ xích lại gần nhau. Nhưng trong ngắn hạn, cách dùng từ của tân Tổng thống Duterte chắc chắn sẽ làm thất bại những nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng liên minh chống lại Trung Quốc tại Biển Đông.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Lauro Baja cũng đưa ra cảnh báo: "Chúng ta đang gửi đi một thông điệp nhầm lẫn đến Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh khác thông qua những hành động và tuyên bố của ông Duterte".
Về phía Mỹ, Washington vẫn coi Manila là trụ cột quan trọng trong chính sách tái cân bằng của mình nên Nhà Trắng vẫn tỏ ra kiềm chế trong phản ứng trước những phát biểu giật gân của Tổng thống Duterte. Tuy nhiên, không thể phủ định thái độ "ác cảm" của báo giới phương Tây trước những hoạt động được phương Tây cho là "vi phạm nhân quyền" của ông Duterte.
Tóm lại, một lập trường thiếu nhất quán trong đối ngoại của tân Tổng thống Duterte sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của Philippines trong vấn đề Biển Đông và buộc các nước khác phải có điều chỉnh chính sách nhất định, nhất là khi Philippines sẽ là nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017.
Vẫn được lòng dân!
Bất chấp những tính cách mạnh mẽ và có phần không phù hợp với hình ảnh của một chính khách thông thường, ông Duterte vẫn thắng cử và trở thành Tổng thống thứ 16 của Philippines.
Trong lần thăm dò ý kiến gần đây nhất được tiến hành bởi Pulse Asia hôm 20/7, có tới 91% người dân Philippines bày tỏ tin tưởng vào vị Tổng thống mới này. Kết quả ủng hộ của người dân tăng mạnh so với 39% cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông Duterte trong đợt tranh cử tháng 5 vừa qua.
Đối với hàng chục triệu người dân Philippines đang sống trong nghèo đói, những bộ quần áo thường ngày ông Duterte hay mặc, xuất thân từ thành phố Davao khiêm nhường và cách nói không kiểu cách khiến ông Duterte trở nên gần gũi với tầng lớp bình dân hơn là giới tinh hoa.
Người dân Philippines đã chán ngán tình trạng tội phạm (92% số quận của Manila bị ảnh hưởng bởi ma túy) và khoảng cách giàu - nghèo trong nước nên mong có sự thay đổi lớn trong tình hình hiện tại.
Ông Duterte luôn gần gũi với tầng lớp bình dân hơn là giới tinh hoa Philippines. (Nguồn: AP)
Trong quá trình tranh cử, ông Duterte cam kết đập tan tham nhũng, xóa bỏ nghèo đói và sự bất bình đẳng đang ngày càng lan rộng bất chấp đà tăng trưởng kinh tế nhanh của Philippines dưới thời kỳ Tổng thống Benigno Aquino nắm quyền lực.
Giáo sư chuyên về Đông Nam Á Tom Pepinsky, đại học Cornell cho rằng, "Điều Duterte đại diện cho và giúp ông trở nên nổi tiếng không phải ở danh hiệu &'kẻ trừng phạt' trong chiến dịch truy quét tội phạm ma túy mà là nhờ hình ảnh chính phủ hiệu quả, có trật tự mà ông đã tạo dựng được khi còn là thị trưởng thành phố Davao".
Bằng những biện pháp quyết liệt và những quy định hà khắc, có phần cực đoan, trong 22 năm làm thị trưởng Davao với chính sách không khoan nhượng với tội phạm, ông đã thành công biến Davao từ nơi được mệnh danh là "thủ đô của tội phạm" thành một trong những "thành phố bình yên nhất ở Đông Nam Á".
Trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 5 vừa rồi, ông Duterte là hy vọng duy nhất cho kỳ vọng này của họ. Do vậy... hình ảnh của ông trong mắt người dân Philippines không hề bị ảnh hưởng.
Khi được hỏi, người dân Philippines rất bảo vệ Tổng thống của mình và cho rằng ông thường bị "hiểu lầm" hoặc những câu nói của ông thường bị báo chí phương Tây "cắt câu lấy chữ". Đồng thời, khi được hỏi về lời kêu gọi tiêu diệt tội phạm ma túy của Duterte, những người ủng hộ ông Duterte cho rằng "Tổng thống đang làm điều đúng đắn" hoặc "Có thể họ xứng đáng bị như vậy".
Đối với nhiều người dân Philippines, ông Duterte là một vị Tổng thống đáng tin, thuộc phái hành động và thực hiện được những điều ông đã cam kết. Trong 4 ngày đầu tiên sau khi ông nhậm chức, đã có 30 người được cho là buôn bán ma túy bị cảnh sát hoặc ủy ban trật tự tiêu diệt.
Theo Times, chỉ trong 2 tháng qua, có khoảng 2.400 người chết trong chiến dịch truy bắt tội phạm của ông Duterte. Có nguồn tin cho biết, khiếp sợ trước sự đe dọa của Tổng thống, 500.000 tội phạm đã ra đầu thú. Đặc biệt, trong danh sách tội phạm ma túy của Duterte, có ít nhất 1.000 quan chức chính phủ có liên quan đến các hoạt động mua bán ma túy bất hợp pháp.
Ngoài ra, chỉ vài giờ sau vụ nổ ở Davao làm 15 người thiệt mạng hôm 2/9 vừa qua, ông Duterte đã lập tức có mặt ở hiện trường và an ủi các nạn nhân.
Vẫn còn sớm để biết ông Duterte sẽ làm được gì cho Philippines. Song đến thời điểm hiện nay, người dân Philippines vẫn dành nhiều kỳ vọng cho tân Tổng thống sẽ thực hiện những cam kết của ông trong chiến dịch vận động tranh cử. Và dù có táo bạo như thế nào trong các phát ngôn của mình, việc ông Duterte trở thành tổng thống cũng như một làn gió mới thổi vào chính trường Philippines.
Theo Mai Lan
Thế giới và Việt Nam
Nhật sẽ tăng tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay sẽ tăng cường vai trò ở Biển Đông thông qua các cuộc tuần tra chung và tập trận hải quân. Hai tàu chiến Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung trên Biển Đông hồi năm ngoái. Ảnh: Reuters Trong bài phát biểu hôm qua tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế...