Indonesia kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông
Tổng thống Indonesia hôm qua kêu gọi tất cả các bên trong tranh chấp Biển Đông kiềm chế, và Trung Quốc cùng khối ASEAN thảo luận thực chất bộ quy tắc ứng xử giúp xử lý căng thẳng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm qua tại Viện Brookings ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: Brookings
“Indonesia không phải là bên trong tranh chấp nhưng chúng tôi có lợi ích hợp pháp với hòa bình và ổn định ở đó. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế, tránh hành động làm xói mòn lòng tin và gây đe dọa hòa bình, ổn định khu vực”, AP dẫn lời Tổng thống Joko Widodo nói tại Viện Brookings ở Washington D.C.
Ông Widodo cho biết Indonesia, nước lớn nhất trong Đông Nam Á, sẵn sàng đóng “vai trò chủ động” nhằm giải quyết tranh chấp.
Phát biểu được đưa ra vài giờ sau khi tàu chiến Mỹ USS Lassen đi qua một trong các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, gây phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh.
Video đang HOT
Ông Widodo đã gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama một ngày trước đó. Ông không trực tiếp đề cập đến hành động của Mỹ khi nói Indonesia ủng hộ tự do đi lại trên biển, nhưng nhấn mạnh sự trung lập của nước ông.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc trong một thập kỷ qua có ít tiến triển khi đàm phán về bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc ở Biển Đông, tuyến đường biển quan trọng với thương mại thế giới.
Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã đẩy nhanh hoạt động xây dựng đảo nhân tạo bằng cách bồi đắp cát lên các bãi ngầm sau đó xây nhà, cảng, đường băng đủ lớn để chiến đấu cơ, oanh tạc cơ có thể đáp lên.
Động thái của tàu USS Lassen hôm qua là nỗ lực quan trọng nhất của Washington tính đến nay, nhằm bày tỏ lập trường đối với đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa. Bắc Kinh cho rằng động thái làm tổn hại quan hệ Mỹ – Trung và hòa bình khu vực.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ sẽ tiếp tục đưa tàu áp sát đảo nhân tạo ở Trường Sa
Một quan chức Mỹ giấu tên hôm qua cho biết hải quân nước này sẽ tiếp tục cử thêm các tàu chiến tới đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Tàu khu trục lớp Arleigh-burke USS Lassen (DDG 82) tiến hành tiếp tế với tàu USNS Richard E. Byrd (USNS T-AKE-4) ở biển Hoa Đông hồi năm 2014. Ảnh:USNavy
"Chúng tôi sẽ làm lại lần nữa", AFP dẫn lời quan chức giấu tên nói. "Chúng tôi sẽ di chuyển trên vùng biển quốc tế với thời gian và địa điểm do chúng tôi lựa chọn".
Phát biểu tại phiên điều trần Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter gợi ý sẽ có thêm hành động trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. "Chúng tôi đang hành động dựa trên cơ sở chúng tôi sẽ di chuyển trên không, trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật quốc tế cho phép, bất cứ khi nào cần thực hiện chiến dịch", ông Carter nói.
Tàu Lassen hôm qua di chuyển trong phạm vi 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố hai tàu nước này đã theo dõi tàu Lassen. Một quan chức Mỹ khác cho biết các tàu Mỹ và Trung Quốc đã có liên lạc "thông thường".
Đây là chuyến tuần tra đầu tiên của Mỹ trong phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể, kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đáp đá trái phép ở Trường Sa cuối năm 2013.
Theo Điều 121, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên chiếm các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam và tiến hành bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Úc, Nhật Bản sẽ theo sát động thái của tàu Mỹ ở Biển Đông Úc, Nhật lên tiếng ủng hộ việc tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Úc là một những nước có phản ứng sớm nhất, thể hiện sự ủng hộ đối với Mỹ khi Washington quyết định điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý xung...