Indonesia hủy lễ hành hương Haj
Ngày 2/6, Bộ trưởng các vấn đề tôn giáo Indonesia Fachrul Razi cho biết nước này đã hủy lễ hành hương Haj trong năm nay của các tín đồ tại đất nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới này lo ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân ở Nam Tangerang, Indonesia nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bộ trưởng Razi, quyết định hủy lễ hành hương Haj được đưa ra do lo ngại về dịch COVID-19 và những biện pháp hạn chế đi lại đang có hiệu lực tại nước này.
Trước đó, hồi tháng 3, giới chức Saudi Arabia thông báo lễ hành hương Haj và Umrah vốn thu hút hàng triệu tín đồ Hồi giáo trên thế giới – sẽ bị hoãn lại cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Mỗi năm, hàng trăm nghìn người Indonesian thực hiện lễ hành hương Haj tới hai địa điểm linh thiêng nhất của người Hồi giáo ở Saudi Arabia là thánh địa Mecca và Medina. Đối với nhiều người Indonesia, chuyến hành hương này chỉ thực hiện được 1 lần trong đời với thời gian chờ đợi trung bình là 20 năm theo hệ thống phân bổ. Theo Bộ các vấn đề tôn giáo Indonesia, hạn ngạch dành cho tín đồ hành hương Indonesia trong năm nay là 221.000 người, với hơn 90% đã đăng ký tham gia lễ hành hương.
Video đang HOT
Lễ hành hương Haj là một trong những cuộc hành hương tôn giáo lớn nhất thế giới, và là một trong năm trụ cột của Hồi giáo. Mỗi tín đồ Hồi giáo phải thực hiện ít nhất một lần trong đời chuyên hanh hương keo dai năm ngay vê thanh đia Mecca. Tai đây, cac tin đô se phai hoan thanh các nghi thưc tôn giao như ngôi câu nguyên trươc nhà thờ Kaaba, đi bảy vòng quanh nha thơ này….
Trong khi đó, tại Thái Lan, người dân nước này đang bắt đầu đi viếng các đền thờ trong bối cảnh đất nước có đông người theo Phật giáo này đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, khách đến viếng thăm đền vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ trước khi bước vào đền.
Đền Chaiwatthanaram ở cố đô Ayutthaya đã mở cửa trở lại vào ngày 22/5, song hiện giờ mới chứng kiến lượng du khách đến viếng đền gia tăng do người dân đến nay mới cảm thấy an toàn hơn khi đi ra ngoài.
Cho đến nay, Thái Lan ghi nhận trên 3.000 ca mắc COVID-19 và 58 ca tử vong. Tuy nhiên, trong tuần qua không có ca lây nhiễm nào trong nước, khiến chính phủ nước này thúc đẩy các biện pháp nới lỏng hạn chế. Giới chức Thái Lan không trực tiếp ra lệnh đóng cửa gần 40.000 ngôi đền ở nước này do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều ngôi đền vẫn đóng cửa hoặc triển khai các biện pháp hạn chế siết chặt nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Campuchia siết biên giới
Campuchia báo cáo thêm một ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm lên 103 khi đất nước chuẩn bị siết yêu cầu nhập cảnh với công dân nước ngoài.
Bộ Y tế Campuchia hôm nay cho biết ca nhiễm mới là một phụ nữ 30 tuổi làm việc tại quán karaoke ở tỉnh Banteay Meanchey, tây bắc Campuchia. Campuchia hiện ghi nhận 103 ca nhiễm, trong đó 21 người đã hồi phục và chưa có trường hợp nào tử vong.
Bộ Ngoại giao Campuchia hôm 27/3 cho biết sẽ ngừng cấp thị thực cho công dân nước ngoài trong một tháng, bắt đầu từ nửa đêm 30/3, nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Công dân nước ngoài muốn đến Campuchia phải xin thị thực trước ở nước ngoài và phải có giấy chứng nhận y tế chứng minh không bị nhiễm nCoV.
Ngoài ra, công dân nước ngoài còn phải trình bảo hiểm y tế với mức bảo hiểm ít nhất 50.000 USD.
Chuyên gia y tế Trung Quốc tới Campuchia hỗ trợ được kiểm tra thân nhiệt tại sân bay quốc tế Phnom Penh hôm 23/3. Ảnh: AFP.
Covid-19 đã xuất hiện tại 199 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 660.000 người nhiễm và hơn 30.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 123.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.200 trường hợp đã tử vong. Italy ghi nhận số ca tử vong cao nhất với hơn 10.000 người chết.
Toàn bộ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận ca nhiễm nCoV, trong đó Malaysia là vùng dịch lớn nhất với hơn 2.300 ca nhiễm và 27 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 144 người chết trong gần 1.300 ca nhiễm.
Thái Lan và Philippines đều ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, song Thái Lan mới ghi nhận 6 ca tử vong, trong khi con số này ở Philippines là 102. Đông Timor đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm "ngăn chặn dịch bệnh, cứu mạng sống người dân, đảm bảo các chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho dân số".
Huyền Lê
Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào? Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Tây Ban Nha Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do...