Indonesia: Hơn 900.000 người bị bệnh về đường hô hấp do cháy rừng
Có đến 919.516 người ở Indonesia bị viêm đường hô hấp cấp tính (ISPA) do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng và cháy than bùn.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Kampar, Riau, Indonesia, ngày 9/9/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) Agus Wibowo cho biết đã có tổng cộng 919.516 người tại nước này bị viêm đường hô hấp cấp tính (ISPA) do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng và cháy than bùn.
Số liệu thống kê chính thức của Bộ Y tế Indonesia cập nhật đến hết ngày 23/9 cho thấy số bệnh nhân trên tập trung tại 6 tỉnh gồm Nam Sumatra (gần 292.000 người), Riau (gần 276.000 người), Tây Kalimantan (gần 181.000 người), Nam Kalimantan (hơn 67.000 người), Jambi hơn 63.000 người) và Trung Kalimantan (hơn 40.000 người).
Theo ông Agus, cho đến nay, Chính phủ Indonesia đã phân phát 73.000 khẩu trang cho người dân tại các tỉnh bị ảnh hưởng do cháy rừng và than bùn, đồng thời triển khai nhiều điểm hỗ trợ y tế, cấp phát thuốc, thực phẩm cho các trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo các vụ cháy rừng ở Indonesia đang khiến cho gần 10 triệu trẻ em ở nước này đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng do ô nhiễm không khí.
Cảnh báo trên của LHQ được đưa ra sau khi giới khoa học công bố các nghiên cứu cho thấy những đám cháy trên đã làm phát sinh một khối lượng lớn khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), gần 10 triệu người dưới 18 tuổi đang sinh sống tại những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do các đám cháy rừng ở đảo Sumatra và tại một phần của đảo Borneo của Indonesia, trong đó trẻ em nhỏ tuổi là những người dễ bị ảnh hưởng nhất về mặt sức khỏe do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, trong khi những trẻ em có mẹ bị phơi nhiễm không khí trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị thiếu cân và đẻ non.
Trong gần 2 tháng qua, các đám cháy rừng và cháy than bùn đã xảy ra tại nhiều khu vực trên đảo Sumatra và Borneo. Để đối phó với những đám cháy này, Chính phủ Indonesia đã huy động khoảng 10.000 người gồm binh sĩ, cảnh sát, cùng nhân viên của BNPB; hàng chục máy bay trực thăng và máy bay chở nước để chiến đấu với “giặc lửa”.
Các đám cháy rừng xảy ra ở Indonesia thường là do người dân đốt rừng phát quang đất để trồng cọ lấy dầu và các loại cây trồng khác cũng như các hoạt động tại lâm trường sản xuất các nguyên liệu giấy. Tuy nhiên, cháy rừng thường vượt khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là vào mùa khô. Năm nay, tình trạng khói mù do cháy rừng tại Indonesia đã làm ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều quốc gia trong khu vực./.
Theo TTXVN
Amazon cháy khiến vẹt Brazil tràn vào thành phố: Được con người yêu thương chiều chuộng, nhưng nguy cơ mất mạng cũng rất cao
Bất chấp tỷ lệ phá rừng đã giảm, cháy rừng và diện tích trang trại vẫn gia tăng, gây mất môi trường sống nghiêm trọng cho thế giới hoang dã. Và một trong những sinh vật chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là vẹt.
Tại Brazil, đất nước chiếm 60% diện tích Amazon, mất mát rừng mưa xảy ra hàng ngày. Không còn "nhà", động vật hoang dã buộc phải chọn rút sâu hơn nữa vào các vùng chưa bị con người tàn phá, hoặc quay ngược tái chiếm, lợi dụng chính kẻ "phá nhà" mà sinh tồn.
Video đang HOT
Thành phố vẹt Campo Grande: Ngày càng nhiều vẹt đuôi dài đến sống
Campo Grande - thành phố mê vẹt của Brazil
Campo Grande là thủ phủ bang Mato Grosso do Sul của Brazil, nổi tiếng với biệt danh "thành phố nâu", bởi mặt đất dưới chân đô thị mang sắc nâu đỏ.
Từ thập niên 1960, các nhà kinh doanh nông nghiệp đã để ý đến chất đất màu nâu đỏ màu mỡ này, cho mở các đồn điền, biến nơi đây thành một trong những vùng sản xuất đậu nành sản lượng cao nhất hành tinh.
Để có đất trồng trọt, họ khai hoang một diện tích thảo nguyên nhiệt đới lớn. Cũng kể từ đó, cháy rừng và hạn hán liên tục xảy ra, khiến quần thể động vật hoang dã xung quanh ngày càng khó sống.
Nhưng vào năm 1999, người ta bất ngờ phát hiện có vẹt đuôi dài vàng lam (Ara ararauna) xuất hiện trong thành phố.
Vẹt đuôi dài vàng lam - một trong những loài chim đẹp nhất
Kể từ thập niên 2000, lượng vẹt đuôi dài vàng lam bắt đầu gia tăng. Đến năm 2018, Dự án Chim Đô thị (Urban Birds Project) của Campo Grande đếm được 184 chú vẹt non mới chào đời, cao hơn năm 2017 những 133 con.
Ngày nay, rất dễ để thấy vẹt hoang dã trong nội thành Campo Grande. Chúng tinh nghịch trèo bám trên trụ điện, tìm gặm quả chín trong các công viên, nhởn nhơ nô giỡn.
Mất "nhà" nên quay ngược lại chiếm cả thành phố
Dễ thấy một điều, số lượng vẹt tràn ngập khắp chốn ở Campo Grande là hệ quả của nạn phá rừng. Ban đầu, lũ vẹt cũng như bao động vật hoang dã khác, chọn lùi sâu vào những phần rừng còn nguyên vẹn.
Thế nhưng, ngay cả các phần còn sót lại ấy cũng vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Cực chẳng đã, chúng mới phải quay ra "chiếm" thành phố, môi trường sống vốn không phải lý tưởng đối với các loài lông vũ.
Những con chim vạn người mê
May mắn cho lũ vẹt là nhờ diện mạo đáng yêu, chúng không bị xua đuổi mà được yêu thích. Các cư dân Campo Grande hết sức cưng chiều, đến nỗi nâng chúng lên làm biểu tượng chính thức.
Nếu đến Campo Grande, bạn sẽ thấy biểu tượng vẹt đuôi dài khắp nơi, từ hình in trên các món quà lưu niệm đến tranh tường, tượng điêu khắc. Năm 2018, hội đồng thành phố thậm chí ban sắc lệnh cấm chặt phá bất cứ gốc cây nào được vẹt chọn làm tổ.
Thành công biến con người thành các "sen" nhiệt tình
Vẹt đuôi dài vàng lam là một sinh vật của Nam Mỹ, sinh trưởng trong các vùng rừng nhiệt đới, nổi tiếng sở hữu bộ lông mỹ miều bậc nhất hành tinh. Thói quen của chúng là làm tổ trong các hốc cây cọ mục. Vừa hay là nội thành Campo Grande lại mọc đầy giống cọ cao (có thể cao tới 40m), thích hợp cho chúng làm tổ và nuôi con.
Bên cạnh việc được yêu thích vì ngoại hình, vẹt đuôi dài vàng lam ở Campo Grande còn là đại diện của công tác bảo tồn, truyền cảm hứng kêu gọi công chúng khôi phục môi trường tự nhiên. Thế nên tất cả chúng đều được quan tâm và bảo vệ hết mực.
Không ít cư dân Campo Grande còn bỏ công sức làm tổ cho vẹt, cẩn thận đóng mái che như nhà thật để chúng khỏi bị mưa nắng làm phiền. Cứ mỗi lần phát hiện có chú vẹt con mới tập bay nào lỡ thất bại, ngã lăn quay dưới đất, họ lại cẩn thận đỡ nó dậy, đặt lại lên tổ.
Vốn là loài thông minh, vẹt đuôi dài vàng lam nhanh chóng nắm bắt tình thế và thích nghi. Chúng làm tổ sát tận nhà, thoải mái tận hưởng các ưu đãi, xơi no quả hạt trong các công viên, vườn nhà dân và ngày càng mở rộng quân số.
Vì dễ thương nên được vạn người yêu
Nhưng vẫn lắm nguy cơ mất mạng vì chính con người
Sống trong Campo Grande, đám vẹt hoang còn được hưởng thêm một lợi lộc khác là tránh được hầu hết các loài săn mồi. Tỷ lệ sống sót của vẹt con cao hơn hẳn so với ngoài tự nhiên. Dẫu vậy, chúng vẫn phải đối mặt với nguy cơ tử vong do vướng phải dây điện hoặc hàng rào điện, bị xe cộ đâm trúng.
Theo thống kê của Dự án Chim Đô thị Campo Grande từ năm 2011-2019, có 38 con chết vì bị điện giật, trung bình 4 con/năm. Ngoài ra còn vấn nạn buôn bán chim hoang dã. Trong 4 năm vừa qua, Mỹ chặn được 6 con vẹt đuôi dài vàng lam bị trộm từ Campo Grande bán sang.
Ngoại trừ Mỹ, vẹt hoang từ Campo Grande còn bị bắt buôn lậu qua các quốc gia khác ở Châu Âu và Châu Á. Thêm vào đó là các bãi đất trống đang ngày càng mất dần vì đô thị hóa, biến thành công trường xây dựng, gây giảm diện tích sinh tồn nghiêm trọng cho khoảng 400 loài chim chóc trong thành phố, trong đó có vẹt đuôi dài vàng lam.
Tham khảo National Geographic
Theo Helino
Bầu trời bất ngờ chuyển sang màu đỏ máu đáng sợ ở Indonesia Bầu trời tỉnh Jambi, Indonesia chuyển sang màu đỏ máu, khiến nhiều người sợ hãi. Bầu trời đỏ máu đáng sợ ở tỉnh Jambi, Indonesia. Tuy nhiên, theo báo Anh Express, đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên xảy ra bởi các vụ cháy rừng lớn dang càn quét qua phần lớn tỉnh này. Theo cơ quan thảm họa quốc gia Indonesia,...