Indonesia gia hạn các biện pháp phòng dịch
Ngày 19/3, giới chức Indonesia đã quyết định gia hạn biện pháp hạn chế hoạt động công cộng tới ngày 5/4 tới, đồng thời mở rộng quy mô thực hiện sang 5 tỉnh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng phó và phục hồi kinh tế trong dịch COVID-19 Airlangga Hartarto nêu rõ 5 tỉnh mới sẽ áp dụng quy định trên gồm South Kalimantan, Central Kalimantan, North Sulawesi, West Nusa Tenggara và East Nusa Tenggara.
Quan chức này cho biết chính phủ đã đưa ra quyết định này trong bối cảnh việc áp dụng biện pháp hạn chế quy mô nhỏ đã chứng tỏ được hiệu quả trong việc kiểm soát số ca nhiễm mới. Theo đó, các chỉ số về công tác ứng phó dịch COVID-19 bao gồm tỷ lệ nằm viện, tỷ lệ phục hồi, tỷ lệ tử vong tại 10 tỉnh đang áp đặt các biện pháp hạn chế đều cải thiện.
Với thông báo mới nhất, tổng số tỉnh áp dụng các biện pháp này tại Indonesia đã tăng lên thành 15 tỉnh.
Video đang HOT
Theo trang thống kê worldometers.info, Indonesia có tổng cộng 1,45 triệu ca nhiễm và trên 39.000 ca tử vong do COVID-19. Các biện pháp hạn chế nói trên lẽ ra sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/3 tới.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Sri Lanka thông báo những người nhập cảnh vào nước này sau khi tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 sẽ được miễn cách ly trong 14 ngày.
Theo quy định mới, các công dân mang hai quốc tịch và người nước ngoài có thể vào Sri Lanka 2 tuần sau khi được tiêm phòng. Họ vẫn phải xét nghiệm PCR trong ngày đầu tiên và 7 ngày sau khi nhập cảnh.
Khi đến sân bay quốc tế Bandaranaike, toàn bộ hành khách phải mang theo chứng nhận tiêm phòng COVID-19. Nhà chức trách sẽ chuyển giấy chứng nhận đến các khách sạn hoặc cơ sở cách ly theo chỉ định. Hành khách sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập cảnh. Sau khi xác nhận kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, họ có thể rời trung tâm cách ly hoặc khách sạn, cũng như được phép tự đặt xe nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Thông báo nêu rõ những du khách đã tiêm phòng có thể nhập cảnh vào Sri Lanka 2 tuần sau mũi tiêm thứ hai và phải tuân thủ các quy định tương tự. Tuy nhiên, họ sẽ phải cách ly tại khách sạn được chỉ định. Khách sạn cũng phải giữ bản sao giấy chứng nhận tiêm phòng của du khách. Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu là âm tính, họ vẫn phải ở lại cho đến khi hoàn tất 7 ngày cách ly, nhưng có thể tới thăm tới thăm một số khu vực được chính quyền cho phép. Sau khi xét nghiệm PCR lần hai, họ mới có thể rời khách sạn và đặt lịch với các hãng lữ hành.
Theo trang thống kê worldometers.info, Sri Lanka có tổng cộng trên 89.000 ca nhiễm và 537 ca tử vong do COVID-19.
Indonesia đặt mục tiêu mỗi ngày tiêm chủng cho 1 triệu người
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 3/3 cho biết, nước này đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1 triệu người mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 6/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, mục tiêu này được đưa ra theo kế hoạch số lượng vaccine sẽ đến Indonesia với tổng số 426 triệu liều. Cụ thể, 90 triệu liều vaccine được cung cấp trong giai đoạn từ tháng 1-6/2021, số còn lại đến từ tháng 7-12/2021.
Theo ông Budi, trong tháng 3 và 4, mỗi ngày sẽ có khoảng 500.000 người được tiêm chủng và đến tháng 6,7 có 1 triệu người được tiêm. Ông kêu gọi người dân tích cực tham gia chương trình tiêm chủng, nhấn mạnh đây là một nỗ lực của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
Trong khi đó, lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã tới Đài Loan (Trung Quốc) ngày 3/3, trong bối cảnh vùng lãnh thổ này đang chuẩn bị tiến hành chương trình tiêm chủng.
Phát biểu với báo giới, người đứng đầu ngành y tế Đài Loan Chen Shih-chung cho biết khoảng 117.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca đã tới sân bay quốc tế ở Đài Bắc. Tuy nhiên, ông không nói rõ khi nào sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng.
Trước đó, tháng 12/2020, Đài Loan thông báo mua gần 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 10 triệu liều của hãng AstraZeneca. Vùng lãnh thổ này cũng được nhận 200.000 liều vaccine của AstraZeneca thông qua cơ chế phân phối toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu. Chính quyền Đài Loan đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của AstraZeneca hồi tháng trước. Ngoài ra, Đài Loan cũng nhận 5 triệu liều vaccine của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ).
Đài Loan đặt mục tiêu bảo đảm được 45 triệu liều vaccine để tiêm chủng cho 23 triệu dân.
Theo kế hoạch, nhân viên y tế ở tuyến đầu và nhân viên làm việc ở khu cách ly sẽ là những đối tượng tiêm chủng đầu tiên.
*Báo Financial Times ngày 3/3 đưa tin Mỹ đang phối hợp với các đồng minh Nhật Bản, Ấn Độ và Australia trong một kế hoạch phân phối vaccine ngừa COVID-19 tại châu Á.
Theo báo trên, trong những tuần qua, Nhà Trắng đã tiến hành thảo luận với các đối tác trong nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Điều phối viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tại Nhà Trắng, ông Kurt Campbell, là người đứng đầu các nỗ lực trên và đã tổ chức nhiều cuộc họp với đại sứ các nước trong nhóm Bộ tứ về chiến lược phân phối vaccine ngừa COVID-19 tại châu Á.
Indonesia ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất Đông Nam Á Trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm 9.687 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca dương tính tại nước này lên 1.243.646 ca. Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tại Jakarta, Indonesia, ngày 4/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN Với số ca nhiễm mới được ghi nhận này, Indonesia hiện là nước có số ca nhiễm trong ngày cao nhất Đông...