Indonesia: Dùng mạng xã hội phục vụ sản xuất
Indonesia là một nền kinh tế đang phát triển rất sôi động và đất nước này đang trở thành một trong những quốc gia có hiểu biết về công nghệ nhất ở châu Á. Các vùng nông thôn ở Indonesia đang là một tiềm năng khổng lồ cho các công ty công nghệ.
Bạn có thể thấy rất rõ điều này khi nhìn vào thực tế rằng, Indonesia với dân số 240 triệu nằm rải rác trên một quần đảo rộng lớn (17.000 hòn đảo) có 40 triệu người sử dụng Facebook
và 20 triệu người dùng Twitter, và trở thành đất nước có cộng đồng sử dụng Facebook lớn thứ 3 thế giới, sử dụng Twitter lớn thứ 5 thế giới.
Nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, Research in Motion, cho biết Indonesia là một trong những thị trường hấp dẫn nhất của hãng này và nhiều nhà sản xuất thiết bị công nghệ khác cũng đang háo hức nhắm tới người tiêu dùng Indonesia.
Từ khoảng cách số và vật lý…
Tuy nhiên, chỉ cần đi vài giờ ra ngoài thủ đô Jakarta, để đến làng Kadaka Jaya, bạn sẽ thấy rõ được khoảng cách số ở đây. Càng đi xa, tín hiệu trên điện thoại di động càng bị yếu đi. Thật khó để có thể tìm thấy một cột phát tín hiệu điện thoại, nhưng bạn sẽ thấy những cánh đồng lúa xanh mướt trên những ngọn đồi. Một phong cảnh cực kì bình yên, khác xa so với sự hối hả và nhộn nhịp của Jakarta.
Phần lớn trong số 240 triệu người dân Indonesia đều kiếm sống bằng nghề nông nghiệp và luôn phải chịu thách thức từ sự thay đổi bất thường của thời tiết và giá cả của thị trường.
Ade, một người dân của làng Kadaka Jaya, một nông dân 24 tuổi năng động và trông rất thông minh, cho biết anh đã theo nghiệp nhà nông của gia đình và làm việc theo cách mà nhiều người trước đó đã làm. Ade cho biết: “Vì chúng tôi không cách nào biết được người tiêu dùng ở các thành phố cần gì hay các sản phẩm mà chúng tôi cần đã có bán ở các cửa hàng trên thành phố hay chưa nên chúng tôi phải luôn liên lạc với những người bán hàng để hỏi. Tuy nhiên, mạng điện thoại ở đây lại không được ổn định”.
Video đang HOT
Anh Ade, 24 tuổi, một nông dân của làng Kadaka Jaya sử dụng công nghệ để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn.
…đến động lực phát triển mạng xã hội
Nhưng hiện tại, mọi thứ đã thay đổi đối với làng Kadaka Jaya. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị chính là nguyên nhân phát sinh ra công ty công nghệ mới: 8villages. Mathieu Le Bras, người sáng lập và là Giám đốc của 8villages cho biết: “8villages là một mạng lưới kinh doanh xã hội dành cho những người nông dân. Nó liên kết họ với những người bán hàng địa phương và những người nông dân khác”.
Ade là 1 trong 900 nông dân Indonesia được thử nghiệm sản phẩm này miễn phí. Anh cho biết: “Dịch vụ này cho phép tôi truy cập thông tin về phân bón, thuốc trừ sâu và giá các loại cây trồng. Vì vậy, bây giờ khi cần thông tin, tôi chỉ cần chờ một tin nhắn SMS từ 8villages”.
Theo Le Bras, ông đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ này ra toàn quốc trong 6 tháng tới và thậm chí là xa hơn nữa, tới Việt Nam và Philippines.
Le Bras cho rằng: “Mạng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng ở nông thôn. Với mạng xã hội này, mọi người có thể tương tác chặt chẽ với nhau và chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin cho nhau”. Đó là lý do tại sao 8villages có một dịch vụ cho phép người nông dân nhập mã trên điện thoại di động và truy cập các đánh giá sản phẩm của những người nông dân khác, giống như khái niệm “like” trên các trang mạng xã hội khác. Ông nhận định đây là chìa khóa thành công của dịch vụ này.
Tuy nhiên không chỉ có những công ty mới thành lập mới đang có kế hoạch khai thác tiềm năng khổng lồ tại các vùng nông thôn Indonesia.
Nhà sản xuất thiết bị cầm tay toàn cầu Nokia cũng cung cấp dịch vụ Life Tools với chi phí khoảng 5 xu Mỹ một ngày. Với dịch vụ này, những người nông dân có điện thoại di động Nokia sẽ nhận được tin nhắn và giá của nông sản và tin tức thời tiết. Nokia cho biết năm 2011, Life Tool có hơn 600.000 người dùng tại Indonesia.
Cả những doanh nghiệp lớn như Nokia và những công ty mới thành lập như 8villages đều muốn thu hút nhiều khách hàng mới từ các vùng nông thôn của Indonesia, nhưng điều này không thể thành công một sớm một chiều khi mạng điện thoại ở nhiều vùng nơi đây vẫn còn khá đơn sơ và các nhà cung cấp viễn thông vẫn chưa ưu tiên cải tiến chúng.
Theo vietbao
Một góc nhìn thân thiện từ Thư viện thông minh
Sách và truyện là những người thầy tri thức của các em học sinh. Thế nhưng, nhiều học sinh vùng ven, vùng nông thôn lại không có nhiều cơ hội để tiếp cận người thầy tri thức của mình.
Thói quen đọc sách có thể làm phong phú vốn kiến thức, nuôi dưỡng tình cảm và sách còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách, năng lực quan sát, khả năng tư duy của các em.
Phần lớn các em học sinh tại những vùng này thường chắp nhặt kiến thức từ thầy cô của mình. Phần lớn khi hỏi các em học sinh ở đây về việc kiến thức thu lượm được từ cuộc sống hàng ngày, các em liền tâm sự: "Bố mẹ và những người xung quanh chúng em cũng đầu tắt mặt tối cho việc đồng áng, có đứa bố mẹ đi làm xa nên kiến thức đâu từ những cuộc sống cơ cực như vậy ạ. Phần lớn các kiến thức, bọn em thường thu nhặt ở trường mà thôi".
Nhờ dự án hỗ trợ của công ty Samsung, học sinh vùng nông thôn tại Việt Nam đã được tiếp cận với thư viện thông minh. Ngoài những trang thiết bị hiện đại, hành động này còn là một món quà vềmặt tinh thần cho các em học sinh vùng khó khăn.
Đại diện của Samsung chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với các em học sinh tại trường Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Bà Nguyễn Thị Loan - hiệu trưởng Trường THPT Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: "Trong điều kiện hiện nay, để có một thư viện đầy đủ với các các đầu sách hấp dẫn, có góc nghe nhìn quả không dễ. Nguồn tài trợ trang bịcho Thư viện thông minh đã mở ra một địa chỉ mới cho học sinh và giáo viên muốn bổ sung kiến thức".
Trong tiến trình thay đổi phương pháp dạy và học tập mới, thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc học và dạy của cả học sinh và giáo viên. Thư viện đã trở thành lớp học thứ hai của học sinh và được xây dựng theo mô hình hiện đại, thân thiện. Một thư viện hoàn chỉnh hiện đại như Thư viện thông minh đã góp tay và vun đắp cho các em học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức để chuẩn bị cho tương lai.
Ngoài sách Thư viện được trang bị máy tính kết nối , Tivi, đầu DVD, đĩa phim khoa học các loại giúp việc học và giảng dạy của thầy và trò tại các trường này được thuận tiện hơn
Quản thư trường Yên Phong 2 (Bắc Ninh) cho biết: "Thông thường đầu năm học, trường sẽ có những buổi ngoại khóa khuyến khích các em đọc sách nhưng lại chưa hướng các em đọc thế nào cho hiệu quả và với điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa được như ý muốn nên việc này vẫn chưa hiệu quả. Có Thư viện thông minh, ngoài việc quản lý tốt công việc tại thư viện, các em học sinh còn có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường sách và công nghệ mới"
Được biết, đến nay Samsung đã xây dựng 18 "Thư viện thông minh" tại 18 trường THCS và THPT trên khắp cả nước. Mỗi thư viện có hơn 700 đầu sách với khoảng 1.800 quyển sách, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách học thuật, sách tham khảo và bổ sung kiến thức, sách phát triển ngôn ngữ, sách phát triển kỹ năng sống. Mỗi "Thư viện thông minh" cũng được trang bị hơn 120 tựa băng đĩa các loại để phục vụ nhu cầu giải trí và bổ sung kiến thức của các em học sinh. Nguồn sách đa dạng và chất lượng này là kết quả nghiên cứu và tuyển chọn khắt khe của Ban cố vấn bao gồm những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản và thư viện. Trong các giai đoạn tiếp theo của dự án, số lượng đầu sách và bản sách cho mỗi thư viện sẽ tiếp tục được mở rộng.
Theo dân trí
Những vụ 'đào tẩu' đầy tai tiếng của VĐV Việt Nam Không ít VĐV bị bắt, bị loại khỏi đội và trở thành kẻ thất nghiệp, nhưng các vụ trốn đội vẫn xảy ra như cơm bữa. Đội rowing của Việt Nam đang chịu thiệt vì nạn bỏ trốn ở nước ngoài của VĐV. Ảnh: ĐH. Có lẽ nói về trốn tuyển, không ai vượt qua nổi môn vật, cái môn vốn nổi tiếng...