Indonesia đựng đài tưởng niệm các nạn nhân của loạt vụ đánh bom tại Bali
Giới chức Indonesia ngày 26/4 cho biết nước này sẽ xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân trong loạt vụ đánh bom ở đảo Bali hồi tháng 10/2002 trên nóc một tòa nhà thương mại, văn phòng.
Hiện trường vụ đánh bom đẫm máu tại Kuta ở Denpasar trên đảo Bali, Indonesia, ngày 13/10/2002. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông I Gusti Agung Made Agung – một quan chức cấp cao ở đảo Bali – cho biết đài tưởng niệm sẽ nằm ở tầng trên cùng của một tòa nhà 5 tầng – bao gồm một nhà hàng ăn và nhiều văn phòng làm việc. Địa điểm xây dựng tòa nhà này là nơi Câu lạc bộ Sari nổi tiếng từng tọa lạc, trước khi bị phá hủy hoàn toàn trong vụ đánh bom khủng bố. Đây là khu đất thuộc sở hữu tư nhân.
Ngày 12/10/2002, ba vụ đánh bom khủng bố đã làm xáo trộn sự yên bình của thị trấn Kuta trên đảo Bali – địa điểm du lịch thu hút khách du lịch hàng đầu Đông Nam Á. Cả ba vụ tấn công đều do nhóm khủng bố Jemaah Islamiah (JI) thực hiện và làm 202 người chết, trong số này có 88 người Australia, 38 người Indonesia và khách du lịch từ hơn 20 quốc gia khác. Ngoài ra, hơn 200 người đã bị thương, trong đó đa số là bỏng nặng. Các vụ tấn công tại Bali là một cú sốc đối với cư dân và những ai quen thuộc với hòn đảo có chủ yếu là người theo Ấn Độ giáo sinh sống (dù đa phần dân số Indonesia đều theo đạo Hồi) và vốn được biết đến như một thiên đường bình yên và thân thiện này.
Theo Thanh Phương (TTXVN)
Du khách Mỹ suýt chết đuối quyên tiền 15.000 USD trả ơn nơi cứu mạng
Một du khách Mỹ được may mắn cứu sống trên biển gần Bali, Indonesia đã ra sức quyên tiền để giúp xây dựng lại nhà cửa tại ngôi làng bị tàn phán bởi trận động đất mạnh 7 độ richter.
Du khách Mỹ Clayton và người dân làng Nipah (Ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Chuyến đi định mệnh của cựu cố vấn chính trị Mỹ
Chán nản với chính trường Mỹ và cách lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, Ryan Clayton hồi tháng 4 đã quyết định nghỉ phép và đi du lịch tại Đông Nam Á trong vài tháng. Trong khi đang bơi trên bãi biển Gili Trawangan, gần Bali, anh đã bị cuốn ra biển. Clayton nghĩ rằng anh có thể đã chết. Nhưng một ngư dân địa phương đã phát hiện kịp thời, cứu sống anh và đưa anh vào bờ. Ít lâu sau, Clayton đã quyết định trở lại để trả ơn.
Sau khi Lombok hứng chịu một loạt các trận động đất hồi tháng 8, khiến hàng trăm người thiệt mạng và nhiều ngôi nhà bị phá hủy, Clayton cảm thấy anh cần làm gì đó cho ngôi làng mà anh từng đặt chân tới. Clayton đã gây quỹ khoảng 15.000 USD thông qua một trang web và trong những tuần gần đây đã trợ giúp người dân làng Nipah tái thiết cuộc sống.
"Tôi nợ họ rất nhiều", một cựu cố vấn chính trị 37 tuổi nói.
Cuộc đời của Clayton có liên hệ với người dân làng Nipah một cách tình cờ, dù một số người cho rằng đó là định mệnh. Hồi tháng 7, anh đã tới một bãi biển nổi tiếng trên đảo Lombok và tắm mình dưới biển trong lúc hoàng hôn. Với những hãng cọ chạy dọc bờ biển và hàng nghìn rạn san hô ngay ngoài khơi, khu vực là điểm đến yêu thích của các du khách. Dường như không sự cố gì có thể xảy ra.
"Khi đó thủy triều đã cuốn tôi ra biển, có lẽ cách bờ đến 10km", anh nhớ lại. "Sóng cao tới 3 mét". Bãi biển ngày càng xa khỏi tầm mắt khi Clayton bị kéo càng ra xa.
"Tôi nghĩ tôi sẽ chết, nhưng tôi không thực sự hoảng sợ", Clayton nhớ lại. "Tôi đã hét lên không trung, gào thét về phía bờ... Tôi trải qua đầy đủ những cảm xúc của con người".
Clayton trò chuyện với một người dân địa phương tại Indonesia (Ảnh: SCMP)
Cảm giác suýt chết đã giúp Clayton càng quý trọng cuộc sống. Trở lại Mỹ, anh đã tham gia vào vài cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Trump. Nhưng những ngày hoạt động chính trị của anh dường như không kéo dài lâu.
Khi Clayton vật lộn để sống sót trong những con sóng lớn, một người đàn ông tên là Pur tại làng Nipah đã mơ rằng ông phải ra biển.
"Tối đó, sóng rất to. Nhưng tôi tôi đã gặp một giấc mơ trong đó nói rằng tôi hãy đi ra biển và nhận lấy một thứ gì đó rất đặc biệt. Vì thế tôi chuẩn bị thuyền", ông Pur nhớ lại trong một video nhằm quyên tiền cho ngôi làng của ông. "Khi ra biển, tôi nghe thấy tiếng ai đó: "Cứu với, cứu với". Tôi đã kéo anh ấy (Clayton) lên. Anh ấy đã kiệt sức, ôm lấy tôi và khóc".
Khoảng 200 người đã đợi họ tại làng Nipah. Clayton đã nhớ lại cảm giác trở lại bờ, tay sờ lên cát. "Tôi đã nghĩ không có cơ hội làm thế một lần nữa".
Lòng biết ơn và hành động để trả ơn
Clayton đã được gia đình ông Pur chăm sóc trong 3 ngày và anh vẫn nhớ sự hào phóng của họ. "Khi tôi tỉnh lại vào đêm đầu tiên, tôi tự hỏi: "Liệu mình có phải đang ở trên thiên đường không? Mọi người rất thân thiện".
Không lâu sau đó Clayton có cơ hội trở lại để trả ơn ông Pur. Khi Clayton rời Indonesia để tới Nepal, Lombok đã hứng chịu hàng loạt trận động đất, gây thiệt hại nặng nề.
"Tôi đã cố gắng liên lạc với mọi người thông qua WhatsApp và tôi tự hỏi "Liệu mọi người có sao không?". Vài giờ sau đó tôi nhận được thông tin từ họ. "Mọi người đều ổn nhưng nhà của họ đã bị phá hủy".
Một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã tấn công Lombok vào ngày 5/8, khiến khoảng 460 người thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa. Làng Nipah, nơi có hơn 1.000 gia đình sinh sống, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Các cơn dư chấn kéo dài khoảng 1 tháng, khiến việc tái khiến trở nên khó khăn hơn.
Clayton đã trở lại Indonesia trong 2 tuần hồi tháng 8. Những ngôi nhà nhiều sắc màu đã bị biến thành đống đổ nát. Anh đã quay một video và quay đó sử dụng nó cho một chiến dịch vận động trên mạng để quyên tiền cho ngôi làng. Clayton đã gây quỹ được 15.000 USD để trở lại Nipah vào đầu tháng 12 này. Số tiền đang được sử dụng để mua các vật liệu như gỗ và kim loại cho 63 ngôi nhà.
"Tôi tới đây với ý định sử dụng một chiếc búa để dựng lại các ngôi nhà. Nhưng mục tiêu cơ bản của tôi là nhận được các vật liệu và các phương tiện tại đây. Ngôi làng không có những con đường lớn mà chỉ có các đường nhỏ, vì thế phải vận chuyển nhiều thứ bằng tay ở những nơi các phương tiện không thể tiếp cận", anh nói.
Một dự án khác có tên gọi "Just One Village" cũng chia sẻ các vật liệu với làng Nipah. Ngoài các nỗ lực của Clayton và nhóm này, người dân làng cũng vẫn đang chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ.
"Tôi có thể nói cảm ơn đối với Clayton vì anh ấy đã đến và đang trợ giúp ngôi làng. Nhưng chúng tôi cũng đang chờ đợi từ chính phủ của mình, mặc dù có vẻ phải mất một thời gian dài", Ramdan, một người cháu của ông Pur, cho biết.
Clayton có kế hoạch viết về các trải nghiệm thay đổi cuộc đời mình vào năm tới. Anh không biết tương lai sẽ ra sao, nhưng Nipah vẫn là một phần quan trọng trong cuộc đời anh.
"Có quá nhiều điều để đánh giá cao nơi nay. Họ sống trong sự hài hòa tuyệt vời với thiên nhiên. Họ ăn thực phẩm từ biển và cây cối. Họ làm việc nhưng dành nhiều thời gian cho gia đình. Họ cơ bản là những người lạc quan. Tôi sẽ vẫn tới đây trong tương lai. Tôi muốn đưa gia đình và những đứa con trong tương lai tới đây, muốn họ gặp người đàn ông đã cứu sống tôi", Clayton nói.
An Bình
Theo Dantri/ SCMP
Cựu chủ tịch Interpol - từ người săn cáo đến con cáo bị săn Cựu chủ tịch Interpol Mạnh Hoằng Vĩ, người từng gây lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng Interpol cho chiến dịch "săn cáo" chống tham nhũng, giờ lại trở thành "con cáo bị săn". Tại kỳ họp thứ 85 của Đại hội đồng Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tổ chức tại Bali, Indonesia, vào tháng 11/2016, Thứ trưởng...