Indonesia dỡ bỏ hoàn toàn biện pháp phòng dịch COVID-19
Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 30/12 thông báo nước này đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Quyết định trên có hiệu lực ngay lập tức do phần lớn người dân đã có kháng thể đối với bệnh này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tổng thống Widodo tuyên bố: “Sẽ không có thêm hạn chế tụ tập và di chuyển”, đồng thời cho biết quyết định này được đưa ra dựa trên các con số lây nhiễm mới nhất. Tuy nhiên, ông kêu gọi người dân Indonesia tiếp tục thận trọng với dịch COVID-19, trong đó có việc tiếp tục đeo khẩu trang trong không gian kín và ở các địa điểm tập trung đông người.
Trước đó, Indonesia đã dỡ bỏ phần lớn hạn chế đi lại cho những người đã tiêm ít nhất 1 mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19, song chính quyền vẫn yêu cầu người dân đeo khẩu trang trong không gian kín và sử dụng ứng dụng truy vết COVID-19 khi lui tới những nơi công cộng.
Video đang HOT
Tỷ lệ lây nhiễm của Indonesia từng có thời điểm cao nhất châu Á, song số ca mắc hằng ngày tại nước này đã giảm xuống dưới 1.000 trong tuần qua, với số ca nhập viện và tử vong tương đối thấp.
Theo số liệu của Bộ Y tế Indonesia, nước này ghi nhận hơn 6,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 160.583 ca tử vong. Gần 75% người dân Indonesia trên 6 tuổi, tức 174,7 triệu người, đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và 68,5 triệu người đã tiêm ít nhất 1 mũi tăng cường.
Trong khi đó, cùng ngày, Tây Ban Nha yêu cầu du khách từ Trung Quốc đại lục nhập cảnh tại các sân bay của nước này phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 hoặc xuất trình bằng chứng đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, Italy, đã áp đặt các hạn chế đối với du khách đến từ Trung Quốc đại lục, sau khi Bắc Kinh quyết định hủy bỏ cách ly tập trung đối với người nhập cảnh. Tuy nhiên, cơ quan y tế Liên minh châu Âu (EU) khẳng định không áp dụng biện pháp hạn chế trong khối.
Ủy ban châu Âu đánh giá biến thể Omicron BF.7 phổ biến ở Trung Quốc đã lưu hành ở châu Âu và mối đe dọa của biến thể gây bệnh COVID-19 này không tăng đáng kể. EU đang đánh giá việc Trung Quốc bãi bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt sau khi Italy áp đặt quy định bắt buộc xét nghiệm COVID-19 đối với tất các hành khách đến từ Trung Quốc.
Giới chức y tế EU cam kết sẽ tiếp tục đàm phán tìm kiếm một cách tiếp cận chung đối với các quy tắc đi lại. Trong khi đó, giới chuyên gia châu Âu nhận định không có lý do để tái áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới trong giai đoạn hiện nay.
Israel gia hạn các biện pháp phòng dịch thêm 1 tháng
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 24/3 đã quyết định hoãn dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 thêm 1 tháng theo đề xuất của Bộ Y tế nước này trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu lây lan nhanh.
Người dân Israel đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jerusalem ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Nội các Israel đã dự định sẽ dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 kể từ ngày 1/4. Theo quyết định mới, nước này sẽ tiếp tục kéo dài các biện pháp phòng dịch hiện hành đến ngày 1/5 tới.
Trước đó cùng ngày, Thủ tướng Bennett đã họp với Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz và lãnh đạo các trung tâm y tế lớn nhằm thảo luận về tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19 gần đây, cũng như sự xuất hiện của biến thể phụ BA.2 của biến chủng Omicron.
Căn cứ vào mức độ diễn biến của dịch bệnh, Thủ tướng Bennett quyết định duy trì các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, tiếp tục áp dụng các quy định phòng chống COVID-19 tại trường học và khu dân cư, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xét nghiệm. Chính quyền cũng tiếp tục giám sát rác thải của người nhiễm COVID-19, cũng như cung cấp máy lọc không khí và các bộ xét nghiệm kháng nguyên tới các trường học.
Các trung tâm y tế lớn cũng thúc đẩy chiến dịch truyền thông xã hội và gửi tin nhắn nhằm khuyến khích người dân trên 60 tuổi tham gia tiêm chủng đầy đủ để đạt tỷ lệ miễn dịch cao hơn. Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ lệ người trên 60 tuổi chưa tiêm vaccine hoặc chưa hoàn thành mũi thứ 3 chỉ chiếm 5% tổng dân số Israel, nhưng 40% trường hợp tử vong rơi vào nhóm tuổi này. Hơn nữa, khoảng 94% ca tử vong do biến chủng Omicron là thuộc nhóm trên 60 tuổi.
Tính đến hết ngày 23/3, Israel ghi nhận 13.603 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.818.065 trường hợp. Tỷ lệ dương tính là 19,08% trong tổng số 71.291 xét nghiệm thực hiện trong ngày. Trong khi đó, hệ số R - chỉ số lây nhiễm từ 1 người cho những người khác - đã tăng đến 1,42, chứng tỏ dịch bệnh đang lây lan mạnh.
Hiện có 301 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch, trong đó 130 người phải đặt nội khí quản. Tính từ khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh đến nay, Israel đã ghi nhận 10.455 ca tử vong do COVID-19.
Nỗ lực giải cứu nhanh nhất sau trận động đất ở Indonesia Ngày 24/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lần thứ 2 thị sát khu vực vừa xảy ra động đất đầu tuần này ở tỉnh Tây Java và chỉ thị lực lượng chức năng phân phối hàng viện trợ cũng như tiếp tục nỗ lực giải cứu nhanh nhất có thể. Lực lượng cứu hộ nỗ lực giải cứu bé trai 6 tuổi...