Indonesia: Đẩy nhanh tiêm chủng để chuẩn bị Tuần lễ thể thao quốc gia Papua
Trong bối cảnh Tuần lễ thể thao quốc gia Indonesia (PON) sắp diễn ra tại tỉnh Papua vào tháng 10 tới, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu đẩy nhanh chương trình tiêm chủng tại tỉnh cực Đông này nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 tại các địa điểm đăng cai sự kiện này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 24/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 29/9, Bộ trưởng Điều phối văn hóa và Phát triển con người Indonesia Muhadjir Effendy cho biết, Bộ Y tế cùng lực lượng vũ trang (TNI-Polri) cũng đã triển khai lực lượng đến Papua hỗ trợ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, phấn đấu đến cuối tháng 9 đạt 70% tiêm phòng ở tất cả các khu vực đăng cai PON. Chính phủ cũng yêu cầu tất cả khán giả đến tham dự PON đều phải tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Bộ trưởng cho biết thêm, Ban tổ chức PON cho phép tối đa 25% sức chứa các địa điểm diễn ra các trận đấu.
Cùng ngày, Trưởng nhóm điều chỉnh hành vi cộng đồng, thuộc Lực lượng đặc nhiệm phòng chống COVID-19 của Indonesia, ông Sonny Harry B. Harmadi cho biết chính phủ nước này tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19 nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 3. Theo đó, chính phủ sẽ tập trung đánh giá thường xuyên và tiếp tục triển khai lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 3,2,1 ở các khu vực; tuyên truyền phổ biến thông tin y tế xã hội đúng hướng, kịp thời để thúc đẩy người dân tuân thủ các quy định về an toàn y tế trong đại dịch; đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia dù số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã giảm đáng kể; siết chặt nhập cảnh để ngăn chặn các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Người lao động nhập cư phải được kiểm tra PCR sau khi đến Indonesia.
PON dự kiến được tổ chức vào năm ngoái nhưng đã bị hoãn do đại dịch COVID-19. Năm nay, Indonesia quyết định tổ chức PON từ ngày 2-15/10 tại 4 khu vực của tỉnh Papua.
* Tại Malaysia, công tác phòng chống dịch COVID-19 ở nước này đã đón nhận nhiều thông tin tích cực, với hệ số lây nhiễm, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ điều trị tích cực đều giảm.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia cho biết tính hết ngày 28/9, ước tính 61,1% dân số nước này đã hoàn thành tiêm chủng. Nếu chỉ tính những người từ 18 tuổi trở lên, Malaysia có 85,1% đã hoàn thành tiêm chủng và trong nhóm thiếu niên có 37,7% đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó 1,1% hoàn thành tiêm chủng.
Video đang HOT
Cùng với Chương trình tiêm chủng quốc gia (NIP) gia tăng độ bao phủ, ngày 28/9, hệ số lây nhiễm cơ bản (RO) ở Malaysia chỉ còn 0,88 (1 người lây cho 0,88 người), mức thấp nhất trong 1 tháng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập viện cũng giảm xuống còn 69,4%. Đặc biệt, tỷ lệ phải điều trị tích cực (ICU) chỉ còn 69,2%, với trung bình 1 tuần qua chỉ có 1.053 ca ICU so với mức đỉnh điểm 1.573 ca ngày 12/8. Theo đó, áp lực đối với hệ thống y tế ở nước này đã được giảm mạnh.
Y tế Singapore 'sống chung Covid' như thế nào
Số ca nhiễm tăng trong khi cuộc sống dần "bình thường mới", Singapore chủ động phân bổ bệnh nhân theo triệu chứng, mở rộng mô hình cách ly tại nhà, điều trị tâm lý, tiêm chủng, giải tỏa áp lực lên bệnh viện tuyến đầu.
Từ khi đại dịch bùng phát đến nay, Singapore chỉ ghi nhận 60 ca tử vong do Covid-19, tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 82% dân số. Tháng 6, chính phủ tuyên bố hướng tới "sống chung với Covid-19". Chiến lược là tập trung theo dõi và xử lý các cụm dịch bằng tiêm chủng và điều trị, không đóng cửa nghiêm ngặt, phong tỏa hay yêu cầu làm việc tại nhà.
Cùng tháng 6, Singapore dần nới lỏng hạn chế. Song những tuần tiếp theo, quốc gia đối mặt với nhiều thử thách. Số ca nhiễm nCoV tăng vọt. Kế hoạch mở cửa bị trì hoãn và một số quy định y tế được áp dụng lại.
Sau nhiều tháng với số ca mắc mới tương đối thấp, hai tuần trước, Singapore vượt 1.000 ca nhiễm hàng ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Tuy nhiên, chính phủ gọi đây là "chặng đường cần trải qua" khi quốc gia thích nghi và điều chỉnh mô hình sống chung với Covid-19.
"Chúng tôi đang từng bước chuyển sang cuộc sống bình thường mới. Đây là hành trình không chắc chắn và đầy những bước ngoặt", Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 18/9.
Bệnh viện ghi nhận lượng bệnh nhân tăng đột biến, song hơn 98% không có triệu chứng hoặc chỉ biểu hiện nhẹ. Giới chức y tế đề xuất các bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám thông thường để giảm áp lực lên các cơ sở tuyến đầu điều trị Covid-19.
Người dân Singapore đeo khẩu trang khi ra ngoài vào ngày 14/5. Ảnh: Reuters
Hôm 19/9, Singapore mở rộng mô hình cách ly tại nhà dành cho các bệnh nhân đã tiêm chủng đầy đủ từ 12-69 tuổi không có triệu chứng nghiêm trọng. Theo đó, người dân được phép cách ly, điều trị và hồi phục tại nhà nếu không mắc bệnh nền. Mục tiêu của chiến lược là giảm tải gánh nặng lên các bệnh viện, khoa hồi sức tích cực và nguồn lực y tế công cộng trong cuộc chiến bất tận.
Tiến sĩ Ong Eu Jin Roy, bác sĩ gia đình tại Singapore, cho biết các nhân viên y tế đang gần kiệt sức.
"Chúng tôi cố gắng bền bỉ, song cần có đích đến để hình dung được mục tiêu. Chính phủ muốn mở cửa và coi Covid-19 như mầm bệnh lâu dài, tôi nghĩ điều này thật tuyệt, vì chúng tôi đang đạt đến giới hạn rồi. Bạn không thể ở mãi trong trạng thái cảnh giác cao độ hàng ngày. Tình trạng này không thể tiếp diễn nữa", ông nói.
Ngoài việc tăng cường năng lực của dịch vụ y tế để xử lý số ca nhiễm leo thang, Singapore mở rộng dịch vụ điều trị tâm lý, giải tỏa căng thẳng trong đại dịch, theo tiến sĩ Steven Tucker, chuyên ngành ung thư tại Tucker Medical.
"Tình trạng căng thẳng ảnh hưởng đến mọi người, dù nỗi lo của họ có thể khác nhau, như: 'Tôi sắp nhiễm virus. Người nhà của tôi có mắc bệnh không? Tôi có cần cách ly không? Tôi có thể liên hệ dịch vụ y tế nào?", ông giải thích. "Tất cả đều dẫn đến áp lực tâm lý, nhưng Singapore đã phản ứng rất nhanh, thừa nhận thực tế và nỗ lực giải quyết".
Tiến sĩ Ong cho biết đất nước 5,7 triệu người vẫn chưa chưa đạt đến giai đoạn người dân quen với Covid-19 như cúm. "Nó sẽ trở thành đặc hữu khi nửa số bạn bè của chúng ta đang hoặc đã từng mắc bệnh. Hiện tại, có thể một trên 10 hoặc một trên 12 người chúng ta quen biết đã nhiễm nCoV".
Ngay cả khi Covid-19 chủ yếu nguy hiểm với người có bệnh nền và chưa được tiêm chủng, để sống chung với nó, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp quen thuộc như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, đôi khi làm việc và ăn uống tại nhà.
Tiến sĩ Ong cũng cho rằng tiêm phòng, xét nghiệm hàng tuần tại nơi làm việc là chìa khóa của chiến lược dập dịch trong bối cảnh các biến thể mới phát sinh. Chúng có thể duy trì cho đến khi Covid-19 được kiểm soát ở quy mô toàn cầu.
Tại Singapore, người dân không được phép vào nhà hàng hoặc đến công cộng nếu chưa tiêm đủ hai liều vaccine. Điều này giúp thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia.
Singapore làm tương đối tốt công tác xét nghiệm, truy vết, tiêm chủng. Người dân cũng đồng lòng tuân thủ quy định của chính phủ. Các chính sách vẫn duy trì, bởi dịch bệnh còn tồn tại khắp thế giới, nhiều biến thể lây lan nhanh và chiến dịch tiêm chủng toàn cầu hụt hơi. Đây là nguyên tắc cơ bản về sức khỏe cộng đồng: một người mắc bệnh thì tất cả đều mắc bệnh. Do đó, chúng ta luôn phải cảnh giác, Jeannette Ickovics, giáo sư tâm lý và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Yale-NUS ở Singapore, nhận định.
"Làm thế nào để sống chung với Covid-19? Quay về những nguyên tắc cơ bản: rửa tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập trong không gian kín, giữ khoảng cách an toàn, nếu thấy không khỏe hãy ở nhà. Bạn nên cố gắng sắp xếp công việc hợp lý, lập thời gian biểu công việc và linh hoạt thích nghi", bà nói thêm.
COVID-19 tại ASEAN hết 25/9: Philippines 2 ngày liền không có ca tử vong; Lào thêm nhiều ca mắc cộng đồng Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 25/9, có 8 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 56.057 ca mắc COVID-19 và 707 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 11.848.127 ca, trong đó 258.130 người tử vong. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN...