Indonesia đặt mua 8 hộ vệ hạm châu Âu
Quân đội Indonesia đặt đóng mới 6 hộ vệ hạm và mua lại hai chiến hạm của hải quân Italy nhằm tăng cường năng lực tác chiến trên biển.
Trong thông cáo ngày 15/6, hãng đóng tàu Italy Fincantieri cho biết Indonesia đã ký hợp đồng mua 6 Hộ vệ hạm Đa năng châu Âu (FREMM) và hai hộ vệ hạm lớp Maestrale đã qua sử dụng. Hải quân Indonesia sẽ tiếp nhận và biên chế hai hộ vệ hạm Maestrale sau khi quân đội Italy loại biên chúng.
Hãng Fincantieri cho biết thỏa thuận “mang tính quan trọng hàng đầu” trong tăng cường hợp tác giữa Indonesia và Italy tại khu vực chiến lược thuộc Thái Bình Dương. Fincantieri không tiết lộ giá trị hợp đồng ký với Indonesia cũng như lộ trình thực hiện.
Hộ vệ hạm Carlo Bergamini thuộc lớp FREMM của hải quân Italy ở vùng biển ngoài khơi Genoa tháng 1/2015. Ảnh: Ship Spotting .
Tài liệu rò rỉ từ Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết cơ quan này sẽ đề xuất khoản ngân sách quân sự 124 tỷ USD trong 5 năm, mức tăng đáng kể so với khoảng 38,8 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng trong 5 năm trước.
Thỏa thuận mua 8 hộ vệ hạm châu Âu của Indonesia được công bố sau vụ chìm tàu ngầm KRI Nanggala số hiệu 402 ngoài khơi nước này, khiến 53 thủy thủ thiệt mạng. Giới chuyên gia nhận định thỏa thuận mua sắm phản ánh mối lo ngại của Indonesia về năng lực bảo vệ lợi ích hàng hải bằng hạm đội già nua trước sức ép ngày càng tăng từ Trung Quốc trên Biển Đông.
Muhamad Haripin, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị của Viện Khoa học Indonesia, cho biết thỏa thuận mua 8 hộ vệ hạm của nước này thể hiện sự tham gia ngày càng tăng của các quốc gia châu Âu vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
“Các nước châu Âu đang dần điều chỉnh theo chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden, nhằm ứng phó với Trung Quốc”, Muhamad nói. “Indonesia cũng cần khẩn cấp bổ sung tàu tuần tra để giám sát đường bờ biển dài 54.000 km và vùng biển rộng lớn của mình”.
“Indonesia lo ngại về hành động ngày một quyết liệt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, khi Jakarta tiếp tục giám sát hành vi của Bắc Kinh ở khu vực Đông Nam Á cùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Indonesia nhận thức được cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ có thể ảnh hưởng đến ổn định trong khu vực, song không muốn tham gia trực tiếp”, chuyên gia này nhận định.
Hộ vệ hạm Grecale thuộc lớp Maestrale của Italy tham gia diễn tập với lực lượng NATO tại Ấn Độ Dương tháng 7/2012. Ảnh: Ship Spotting .
Indonesia tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, song các lực lượng trên biển của nước này thường xuyên chạm mặt tàu cá, chiến hạm và tàu công vụ của Trung Quốc gần quần đảo Natuna.
Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia chồng lấn với cái gọi là “đường 9 đoạn” do Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm nêu yêu sách chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông.
Trung Quốc cũng tuyên bố có “quyền đánh cá lịch sử” ở vùng biển phía bắc quần đảo Natuna, tạo cớ để các đội tàu cá cùng tàu hải cảnh thường xuyên hiện diện tại khu vực này.
Hộ vệ hạm lớp FREMM do Italy và Pháp hợp tác chế tạo, có lượng giãn nước 6.000-6.700 tấn, chiều dài 132,5-144,6 m và tốc độ tối đa 50-56 km/h tùy phiên bản. Chiến hạm được trang bị cụm ống phóng 16 hoặc 32 tên lửa, pháo hải quân 76 mm và có thể mang theo tới hai trực thăng hải quân.
Hộ vệ hạm lớp Maestrale của Italy có lượng giãn nước 3.040 tấn, chiều dài 114-122,7 m tùy phiên bản với tốc độ tối đa 61 km/h. Chiến hạm này được trang bị 4 cụm ống phóng chứa hai tên lửa chống hạm Otomat Mk.2, một pháo hải quân 127 mm, hai ống phóng ngư lôi 533 mm và hai cụm ống phóng ba ngư lôi 324 mm.
Thế giới ghi nhận 176,5 triệu ca mắc, 3,8 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 13/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 176.538.178 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 3.813.103 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 160.530.819 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia,ngày 8/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 614.958 ca tử vong trong tổng số 34.316.005 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 371.225 ca tử vong trong số 29.485.065 ca nhiễm. Brazil đứng thứ 3 với 486.358 ca tử vong trong số 17.376.998 bệnh nhân.
Bộ Y tế Lào ngày 13/6 ghi nhận 6 ca mắc COVID-19 mới tại 3 tỉnh/thành phố, trong đó có 5 ca lây nhiễm cộng đồng và 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Ngoài 4 ca cộng đồng tại tâm dịch thủ đô Viêng Chăn, việc phát hiện thêm 1 ca cộng đồng ở một tỉnh phía Bắc gây nhiều lo ngại bởi đã nhiều ngày qua không có các ca nhiễm cộng đồng ngoài thủ đô Viêng Chăn.
Đại diện Bộ Y tế Lào cảnh báo tình hình dịch trên thế giới, đặc biệt là tại các nước láng giềng, vẫn diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng mới nguy hiểm hơn, lây lan dễ hơn, trong khi vẫn xảy ra tình trạng nhập cảnh trái phép. Ở trong nước, dù tình hình dịch bệnh có xu hướng lắng dịu nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn còn do các ca nhiễm vẫn được ghi nhận tại thủ đô Viêng Chăn, trong đó không ít trường hợp chưa rõ nguồn lây. Tới nay, Lào ghi nhận tổng cộng 1.996 ca nhiễm COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 1.862 người và 3 ca tử vong.
Indonesia ghi nhận số ca mắc mới trong vòng 24 giờ qua cao nhất kể từ cuối tháng 2. Theo thống kê của Bộ Y tế nước này, với 9.868 ca mắc mới, Indonesia hiện có tổng cộng 1.901.490 ca mắc, cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Do số ca mắc mới tăng cao trở lại trong những ngày qua, giới chức nước này đã kêu gọi tăng cường chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm đáp ứng chỉ tiêu 700.000 liều/ngày trong tháng 6 này và 1 triệu liều/ngày trong tháng 7. Nhà lãnh đạo Indonesia cũng kêu gọi người đứng đầu các khu vực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm đáp ứng mục tiêu quốc gia.
Trong khi đó, số bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc đặc biệt ở Malaysia đã lên mốc cao mới với 917 người, trong đó có 452 người phải dùng máy thở. Theo số liệu của Bộ Y tế Malaysia, số bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc đặc biệt trong ngày 13/6 tăng thêm 3 ca so với hôm trước. Đáng chú ý, đây là ngày tăng thứ 38 liên tiếp về số bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc đặc biệt.
Trước đó đúng 1 tuần, khi số bệnh nhân COVID-19 phải chăm sóc đặc biệt cán mốc 890 người, Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết tỷ lệ sử dụng giường chăm sóc đặc biệt ở nước này đã lên tới 104%. Thực trạng này khiến mọi người vô cùng lo ngại, cho thấy vấn đề thiếu giường chăm sóc đặc biệt đã tới mức nguy cấp và không phải tất cả những bệnh nhân nặng đều có thể được sắp xếp nằm giường chăm sóc đặc biệt.
Theo số liệu thống kê mới nhất, Bộ Y tế Ấn Độ đã ghi nhận 80.834 ca mắc mới COVID-19 và 3.303 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp quốc gia Nam Á này ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở dưới mức 100.000 ca/ngày.
Như vậy tính đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng gần 29,5 triệu ca mắc COIVD-19, trong đó có 370.384 ca tử vong, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về số ca nhiễm. So với giai đoạn đỉnh dịch có hơn 400.000 ca mắc/ngày hồi tháng 4 và tháng 5, con số mắc mới theo ngày đã giảm đáng kể. Hiện chỉ còn 1.026.159 ca dương tính trong khi có tới hơn 28 triệu ca phục hồi và ra viện.
Ở châu Âu, Nga đã ghi nhận 14.723 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là con số ca mắc mới theo ngày cao nhất tại nước này kể từ ngày 13/2. Riêng Moskva, khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất của cả nước, đã ghi nhận 7.704 ca mắc mới, nâng tổng số ca tại thủ đô lên 1.234.717 ca.
Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Y tế, hiện Nga đã ghi nhận tổng cộng 5.208.687 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 126.430 ca tử vong. Số ca bình phục được ra viện tính đến nay là 4.801.335 người, tăng hơn 9.000 người trong 24 giờ qua. Cho đến nay, Nga đã tiêm chủng tổng cộng 32.734.213 liều vaccine ngừa COVID-19.
Tại Anh, kết thúc Hội nghị thượng đỉnh G7 trực tiếp diễn ra lần đầu tiên sau gần 2 năm, lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 13/6 cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19. Thủ tướng Anh Boris Johnson, chủ trì hội nghị cho biết số vaccine cam kết 1 tỷ liều này sẽ được phân phối qua cả kênh trực tiếp và thông qua chương trình COVAX, một cơ chế chia sẻ vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng nhằm phân phối công bằng nguồn vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, theo nhà lãnh đạo Anh, cam kết 1 tỷ liều vaccine trên ít hơn nhiều so với con số 11 tỷ liều mà WHO cho là cần thiết để có thể tiêm chủng được cho khoảng 70% dân số thế giới.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu xuất khẩu 700 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trước cuối năm 2021. Theo bà von der Leyen, tới nay EU đã đóng góp 3 tỷ euro cho chương trình COVAX. Ngoài ra, EU đã xuất khẩu 350 triệu liều vaccine, chiếm một nửa trong sản lượng của khối.
Liên quan đến vaccine, ngày 12/6, Viện trưởng Viện Gamaleya, người đi đầu trong việc phát triển vaccine Sputnik V phòng COVID-19 ở Nga, ông Alexander Gintsburg cho biết nước này đã thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 dạng xịt mũi phù hợp với trẻ em từ 8-12 tuổi và có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới này vào tháng 9 tới.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Gintsburg trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết thuốc xịt cho trẻ em được sử dụng cùng một loại vaccine, chỉ thay kim tiêm bằng vòi xịt. Liều vaccine cho trẻ em dự kiến sẵn sàng được đưa vào sử dụng trước ngày 15/9. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 đối với trẻ em từ 8-12 tuổi và không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào trong nhóm được thử nghiệm, trong đó không làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ông Gintsburg không nêu chi tiết về cuộc nghiên cứu, chẳng hạn như số lượng trẻ em tham gia nghiên cứu này.
COVID-19 tới 6 giờ 13/5: Thế giới vượt 161 triệu ca bệnh; Tâm dịch chuyển về Nam Á Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 715.585 trường hợp mắc COVID-19 và 13.017 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 161 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,34 triệu người không qua khỏi. Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập...