Indonesia đang chuẩn bị công tác sơ tán công dân khỏi Sudan
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho hay việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia.
Xe kỹ thuật quân sự của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) gác bên ngoài một văn phòng xuất bản ở phía Nam thủ đô Khartoum, Sudan ngày 17/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Sudan, quốc gia đối mặt với cuộc xung đột quân sự vũ trang từ ngày 15/4.
Phát biểu họp báo trực tuyến, bà Retno cho hay: “Việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia.”
Bà Retno tiết lộ rằng một ngày sau khi nổ ra giao tranh tại Sudan, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán nước này tại Khartoum đã tổ chức họp trực tuyến với các công dân và nhiều tổ chức cộng đồng của Indonesia ở Sudan nhằm thảo luận về những diễn biến tình hình an ninh và chuẩn bị các động thái dự phòng.
Tại họp báo, bà Retno nhấn mạnh rằng chiến dịch sơ tán công dân sẽ chỉ có thể diễn ra nếu hai bên xung đột, cụ thể là Quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhất trí ngừng giao tranh vì lý do nhân đạo.
Vì vậy, Indonesia đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức họp khẩn để thảo luận về nỗ lực gây áp lực quốc tế tiến tới một lệnh ngừng bắn nhân đạo trong bối cảnh xung đột đang diễn ra gay gắt ở Sudan.
Theo số liệu thống kê của Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum, hiện có 1.209 công dân Indonesia đang sinh sống tại Sudan, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên tại thủ đô Khartoum. Đến nay, 43 công dân Indonesia bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh đã được hỗ trợ đến lánh nạn tại trụ sở Đại sứ quán.
Video đang HOT
Ngay sau khi lệnh ngừng bắn trong 24 giờ giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự bắt đầu có hiệu lực từ 18h ngày 18/4, tiếng súng đã lại một lần nữa vang lên ở thủ đô Khartoum.
Truyền thông khu vực đưa tin nhiều người dân sinh sống tại Khartoum cho biết vẫn nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ ở các khu vực khác nhau, đặc biệt là xung quanh trụ sở quân đội và Cung điện Cộng hòa, vốn là biểu tượng của quyền lực.
Rất ít người mạo hiểm ra ngoài đường vào thời điểm này ở Khartoum, chỉ trừ trường hợp bắt buộc phải ra ngoài để mua hàng thiết yếu và lương thực thực phẩm.
Trả lời phỏng vấn truyền thông, một thành viên của Tổ chức Bác sỹ Sudan cho biết “cuộc chiến vẫn đang diễn ra” và “chúng tôi liên tục nghe thấy tiếng súng.”
Trước đó, quân đội Sudan thông báo các bên xung đột tại Sudan đã chấp thuận ngừng bắn trong 24 giờ, bắt đầu từ 18h ngày 18/4.
Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn ở thủ đô Khartoum, khiến thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ đổ vỡ và làn sóng bạo lực vẫn chưa có hồi kết.
Hội Chữ thập Đỏ quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các bên tham chiến của Sudan đảm bảo quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu, khi số người chết trong cuộc giao tranh đã lên tới gần 200 người.
Phát biểu trước báo giới quốc tế, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Tất cả các bên phải đảm bảo quyền tiếp cận không hạn chế và an toàn tới các cơ sở y tế cho những người bị thương và những người cần được chăm sóc.”
Liên hợp quốc hiện không có quyền tiếp cận từ bên trong hoặc ngoài Sudan. Người phát ngôn Alessandra Vellucci cho biết Liên hợp quốc có khoảng 800 nhân viên quốc tế và 3.200 nhân viên bản xứ tại quốc gia này.
Trưởng phái đoàn của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ quốc tế tại Sudan (IFRC) Farid Aiywar nêu rõ: “Chúng tôi có hàng nghìn tình nguyện viên sẵn sàng, có khả năng và được đào tạo để thực hiện các dịch vụ nhân đạo… Thật không may, do tình hình hiện tại, họ không thể di chuyển.” Ông kêu gọi tất cả các bên cho phép hành lang viện trợ nhân đạo được hoạt động.
Các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và hơn 1.800 người bị thương.
Các nước láng giềng Ai Cập và Cộng hòa Chad đã đóng cửa biên giới với Sudan, trong khi các hãng hàng không của Ai Cập, Saudi Arabia và Qatar đã ngừng các chuyến bay tới Sudan.
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết Ngoại trưởng nước này Hoàng tử Faisal bin Farhan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken nhằm thảo luận về tình hình Sudan.
Trong khuôn khổ điện đàm, hai Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngừng leo thang quân sự tại Sudan, chấm dứt tình trạng bạo lực, giảm căng thẳng, nhằm bảo vệ thường dân cũng như công dân các nước khác đang sinh sống và làm việc tại Sudan, góp phần đảm bảo an ninh và ổn định của quốc gia Đông Phi này.
WHO kêu gọi tạo hành lang nhân đạo cho nhân viên y tế tại Sudan
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa kêu gọi cả hai bên liên quan cuộc xung đột tại Sudan tạm dừng giao tranh, qua đó cho phép người dân được chăm sóc y tế nếu cần, đồng thời mở hành lang nhân đạo cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và xe cứu thương.
Người dân chờ khám bệnh tại một phòng khám ở Damazin, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sĩ) ngày 20/4, Giám đốc phụ trách khu vực của WHO, ông Ahmed Al-Mandhari, nêu rõ cơ quan này kêu gọi tất cả các bên thực hiện ngừng bắn nhân đạo càng sớm càng tốt để những người mắc kẹt trong cuộc xung đột có thể tìm nơi trú ẩn an toàn. Lệnh ngừng bắn nhân đạo như vậy là cần thiết cho dân thường tiếp cận với lương thực, nước uống và thuốc men, cũng như cần cho những người bị thương để họ có thể được chăm sóc y tế.
Ngoài ra, ông Al-Mandhari nêu rõ nên thiết lập hành lang nhân đạo để các nhân viên y tế, bệnh nhân và xe cứu thương có thể di chuyển một cách an toàn.
Trong khi đó, Giám đốc phụ trách các vấn đề khẩn cấp khu vực của WHO, ông Richard Brennan, cho rằng việc sơ tán những người bị thương nặng không phải là lựa chọn thực tế ở thời điểm hiện nay do tình hình an ninh diễn biến nghiêm trọng. WHO hiện có nguồn lực rất hạn chế, do đó phương án sơ tán các trường hợp này vô cùng tốn kém. Phương án khả thi hơn đó là tận dụng những nguồn lực hiện có để củng cố năng lực của các bệnh viện và hỗ trợ các nhân viên y tế ngay tại Sudan.
Ông Brennan cho biết WHO đã lên kế hoạch chuyển thêm nhiều thiết bị y tế tới quốc gia châu Phi này ngay khi tình hình cho phép, trong đó có các bộ dụng cụ để phẫu thuật cấp cứu.
Cũng trong ngày 20/4, người dân tại thủ đô Khartoum cho biết các cuộc đấu súng vẫn diễn ra ác liệt khi họ cố gắng tìm cách thoát khỏi thành phố gần như đã tê liệt trong cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và nhóm vũ trang Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự.
Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình al-Jazeera sau nhiều ngày đụng độ giữa RSF và quân đội Sudan, chỉ huy lực lượng bán quân sự này, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo tuyên bố ông sẵn sàng thực hiện đình chiến trong dịp lễ hội Eid al-Fitr nhân tháng lễ chay Ramadan của người Hồi giáo. Tuy nhiên, ông nêu rõ sẽ không ngồi vào bàn đàm phám với Tư lệnh quân đội Sudan, Tướng Abdel-Fattah al-Burhan.
Trước đó, cả quân đội Sudan và RSF tuyên bố sẽ tuân thủ một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 24 giờ tính đến 23h ngày 19/4 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã nhanh chóng bị phá vỡ do các cuộc giao tranh tiếp tục nổ ra. Trên 300 người đã thiệt mạng trong 6 ngày qua khi giao tranh giữa hai bên không có dấu hiệu hạ nhiệt trước thời điểm diễn ra các lễ hội đánh dấu kết thúc tháng chay Ramadan của người Hồi giáo.
Khó tiếp cận cứu trợ nhân đạo tại thủ đô Khartoum của Sudan Ngày 18/4, Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết tổ chức này "gần như không thể" triển khai các dịch vụ cứu trợ nhân đạo tại thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh, đồng thời cảnh báo nguy cơ hệ thống y tế của nước này có thể "sụp đổ" (Ảnh chụp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025