Indonesia ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Ngày 11/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết với vai trò và sự đóng góp tích cực, nước này đã quyết định ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2029-2030.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong bài phát biểu thường niên mang tên “Lãnh đạo trong thế giới đầy thách thức” trước các thành viên ngoại giao đoàn, bà Retno cho hay mọi công tác chuẩn bị cho việc ứng cử này sẽ bắt đầu từ bây giờ, đồng thời mong nhận được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên LHQ.
Cũng theo bà Retno, trong năm 2023, Bộ Ngoại giao Indonesia sẽ tích cực theo đuổi ngoại giao hòa bình và nhân đạo, luôn giúp đỡ cuộc đấu tranh giành độc lập của người Palestine, tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan, hỗ trợ tổ chức Đối thoại giữa các bên ở Afghanistan, thúc đẩy Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề Palestine và Afghanistan. Ngoài ra, Indonesia sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Video đang HOT
Indonesia công bố ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2023, Jakarta mong muốn chứng kiến một ASEAN kiên cường và trở thành thước đo hợp tác, góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 11/1, trong bài phát biểu thường niên với chủ đề "Lãnh đạo trong một thế giới thách thức" trước các thành viên ngoại giao đoàn, nhấn mạnh với chủ đề "ASEAN quan trọng: tâm điểm tăng trưởng", Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 quyết tâm giúp ASEAN trở nên quan trọng và phù hợp với người dân khu vực và thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, ASEAN cần chuẩn bị tầm nhìn 2045; vai trò trung tâm của ASEAN cần được củng cố để duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. ASEAN cũng cần tăng cường hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên biên giới và đối thoại nhân quyền.
Liên quan đến vế "Tâm điểm tăng trưởng", Indonesia quyết tâm biến Đông Nam Á thành trung tâm tăng trưởng kinh tế khu vực. Theo bà Retno, lịch sử và câu chuyện của ASEAN luôn liên quan đến kinh tế. Trước nguy cơ suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn mức trung bình toàn cầu.
Để dẫn chứng, bà Retno trích dẫn đánh giá của các nhà kinh tế, theo đó Đông Nam Á sẽ là điểm sáng trong bối cảnh thế giới đang tiến tới suy thoái. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của ASEAN sẽ đạt 4,7% trong năm 2023.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia cho hay, cũng với chủ đề phụ "Tâm điểm tăng trưởng", Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023 sẽ thúc đẩy một số lĩnh vực hợp tác, bao gồm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, y tế, và ổn định tài chính.
Bà Retno cho rằng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và ưu tiên hợp tác bao trùm là "chìa khóa" để ASEAN trở thành tâm điểm tăng trưởng của khu vực và thế giới. Trên tinh thần đó, việc triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) sẽ là ưu tiên của Chủ tịch Indonesia.
Theo bà Retno, nhiều quốc gia đã công bố khái niệm Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đây là lúc cần có sức mạnh tổng hợp để các khái niệm khác nhau không làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh. Do đó, mô hình hợp tác sẽ là cách tiếp cận của Indonesia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Jakarta sẽ tiếp tục nhấn mạnh khu vực này cần được tiếp cận không chỉ từ khía cạnh an ninh mà cả từ khía cạnh phát triển kinh tế toàn diện.
Ngoại trưởng Retno thông báo trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN, Indonesia sẽ tổ chức các sự kiện quan trọng như Diễn đàn ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tập trung vào kinh tế sáng tạo; Hội nghị thanh niên về kinh tế kỹ thuật số hướng tới các mục tiêu thiên niên kỷ; Diễn đàn cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Indonesia cũng sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ giữa ASEAN với các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF).
Đề cập đến vấn đề Myanmar và việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm (5PC) đã được các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí, Ngoại trưởng Retno cam kết Chủ tịch Indonesia sẽ nỗ lực hết sức để giúp Myanmar thoát khỏi khủng hoảng chính trị và thành lập Văn phòng Đặc phái viên do đích thân bà đứng đầu. Bà Retno khẳng định các biện pháp mà Indonesia sẽ thực hiện hoàn toàn dựa trên 5PC và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN cùng các nguyên tắc khác như tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt theo nguyên tắc dân chủ và chính phủ hợp hiến.
Theo 5PC và các quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 tại Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 11 năm ngoái, Indonesia sẽ can dự với tất cả các bên liên quan ở Myanmar. Bà Retno cho rằng chỉ thông qua sự tham gia của tất cả các bên liên quan, sứ mệnh của 5PC trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại quốc gia mới có thể thực hiện được.
Bà Retno cũng cho biết hợp tác giữa ASEAN với Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ được tiếp tục. Indonesia yêu cầu trao quyền tiếp cận với tất cả các bên liên quan cho Tổng thư ký ASEAN và Trung tâm hỗ trợ nhân đạo ASEAN (AHA) để có thể tiếp tục sứ mệnh cung cấp hỗ trợ nhân đạo.
Cuối cùng, bà Retno tuyên bố Chủ tịch Indonesia cũng sẽ đảm bảo sự phát triển của cộng đồng ASEAN sẽ vẫn là trọng tâm và sẽ không để vấn đề Myanmar ảnh hưởng đến quá trình phát triển Cộng đồng ASEAN, đồng thời thông báo Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và 44 sẽ được tổ chức vào tháng 5 và tháng 9 tới.
Indonesia ưu tiên củng cố Ban thư ký ASEAN Ngày 9/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh việc củng cố Ban thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ưu tiên quan trọng trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2023 của quốc gia này. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi. Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, bà Retno cho biết, trong 5 năm qua, ASEAN...