Indonesia cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc
Cảnh sát biển Indonesia lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc tăng nguy cơ xảy ra xung đột quanh quần đảo Nantuna, nơi lực lượng hai nước từng đối đầu.
“Việc Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng ở Biển Đông và phản ứng từ các nước lớn có lợi ích tại đây nguy cơ leo thang xung đột trong khu vực”, Phó đô đốc Aan Kurnia, người đứng đầu Cảnh sát biển Indonesia ( Bakamla), nói trong phiên điều trần trước quốc hội nước này hồi đầu tuần.
Aan đề cập tới Luật Hải cảnh Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/2, cho phép các tàu tuần tra của nước này sử dụng “mọi phương tiện cần thiết”, trong đó gồm nổ súng phủ đầu, nhằm vào “mối đe dọa từ tàu nước ngoài” trong khu vực mà Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền.
Philippines đã trao công hàm phản đối Luật Hải cảnh cho phía Trung Quốc. Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về đạo luật mới có hiệu lực của Trung Quốc. Khi bình luận về luật hải cảnh mới của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 29/1 đề nghị các nước “tuân thủ luật pháp và các điều ước quốc tế” trong việc “ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển”.
Tàu tuần tra Singa Laut của cảnh sát biển Indonesia. Ảnh: Bakamla .
Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna chồng lấn với “đường 9 đoạn” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông nhằm đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích khu vực. Các tàu cá được tàu công vụ Trung Quốc hộ tống nhiều lần hoạt động trong khu vực gần quần đảo Natuna, khiến giới chức Indonesia lo ngại và dư luận nước này bức xúc.
Video đang HOT
Bakamla không thuộc quân đội Indonesia mà trực thuộc Bộ Điều phối Các vấn đề Chính trị, Pháp lý và An ninh của nước này. Ngày càng nhiều chỉ huy quân đội Indonesia lo ngại Trung Quốc gia tăng mối đe dọa với chủ quyền của nước này.
Một bài báo của Trường Cao đẳng Chỉ huy và Tham mưu Lục quân Indonesia, đăng tải hồi tháng 12/2020, cảnh báo “các cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào quần đảo Nantuna rất có khả năng xảy ra”, do Trung Quốc “có ý định và năng lực quân sự” để phát động chiến dịch từ các thực thể họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bài báo cũng cho biết Trung Quốc “tính sáp nhập quần đảo Nantuna” nhằm khai thác các mỏ khí đốt tự nhiên nếu chính phủ Indonesia không đồng ý với yêu cầu khai thác chung nguồn tài nguyên do nước này đưa ra.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định bài báo trên không đồng nghĩa việc chiến tranh giữa hai nước có thể xảy ra. “Giọng điệu bài báo với dân thường dường như có vẻ hiếu chiến, song đây là điều bình thường với quân đội”, Muhammad Haripin, chuyên gia quốc phòng thuộc Viện Khoa học Indonesia, cho biết.
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google .
Cảnh sát biển Indonesia hồi tháng 1 thông báo các tàu tuần tra của lực lượng này được gắn pháo 30 mm nhằm đối phó với “những kẻ vi phạm pháp luật có khả năng được trang bị vũ khí” khi hoạt động quanh quần bảo Natuna.
Quyết định trang bị pháo cho tàu cảnh sát biển Indonesia được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông. Một tàu hải cảnh Trung Quốc hồi tháng 9/2020 ở lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia trong hai ngày, khiến Bộ Ngoại giao Indonesia gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc.
Indonesia gắn pháo 30 ly cho tàu cảnh sát biển
Cảnh sát biển Indonesia lắp pháo 30 mm trên tàu tuần tra, trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc liên tục hoạt động gần quần đảo Natuna.
Hệ thống Hải pháo Ổn định 30 mm điều khiển từ xa được Cảnh sát biển Indonesia (Bakamla) trang bị trên các tàu tuần tra của mình từ tháng 12/2020, theo ủy quyền của Bộ Quốc phòng Indonesia, phát ngôn viên Bakamla Wisnu Pramandita cho biết ngày 10/1.
"Giấy phép sử dụng pháo 30 ly được cấp do chúng tôi là cơ quan thực thi pháp luật chịu nhiều rủi ro khi đối phó với những kẻ vi phạm pháp luật có khả năng được trang bị vũ khí", đại tá Pramandita nói. "Vũ khí trên các tàu của Bakamla là để tự vệ. Bakamla là cơ quan chuyên nghiệp, sẽ không bắt các tàu xâm phạm hoặc sử dụng vũ lực một cách không cần thiết".
Động thái trang bị vũ khí cho lực lượng cảnh sát biển của Indonesia được đánh giá là "hành động đối phó mang tính cân bằng" của nước này trước tình trạng tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển phía bắc quần đảo Natuna, giúp tránh gây tổn hại quan hệ song phương và giảm sự bất bình trong nước.
Tàu tuần tra xa bờ Tanjung Datu của cảnh sát biển Indonesia. Ảnh: Bakamla .
Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna chồng lấn với "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông nhằm đòi yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích khu vực. Các tàu cá được tàu công vụ Trung Quốc hộ tống nhiều lần hoạt động trong khu vực gần quần đảo Natuna, khiến giới chức Indonesia lo ngại và dư luận nước này bức xúc.
Trung Quốc trong thập kỷ qua là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia, kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt 79,4 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2000. Indonesia đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung vaccine Covid-19 của Trung Quốc khi nhận 1,2 triệu liều vaccine của Sinovac hồi đầu tháng 12/2020.
Quyết định trang bị pháo cho tàu cảnh sát biển Indonesia được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông. Một tàu hải cảnh Trung Quốc hồi tháng 9/2020 ở lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia trong hai ngày, khiến Bộ Ngoại giao Indonesia phải gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc.
Vị trí quần đảo Natuna của Indonesia. Đồ họa: Google .
Joko Susanto, giảng viên bộ môn địa chính trị hàng hải và chiến lược hải quân tại Đại học Airlangga ở Surabaya, cho biết "có nhiều lời kêu gọi từ quốc hội và công chúng Indonesia" về việc tăng cường sức mạnh cho Bakamla. Việc trang bị vũ khí hạng nặng cho Bakamla có thể "phần nào xoa dịu tình hình và hạn chế các nhóm bài Trung Quốc phát triển".
Chuyên gia Đông Nam Á Zachary Abuza tại trường Đại học Chiến tranh ở Washington, Mỹ, nhận định việc Bakamla lắp pháo trên tàu tuần tra không phải là dấu hiệu về "lập trường cứng rắn hơn của Jakarta đối với Bắc Kinh", mà là động thái mang tính răn đe nhằm ngăn leo thang căng thẳng trong khu vực.
Quan chức Philippines tranh cãi về luật hải cảnh Trung Quốc Ngoại trưởng và phát ngôn viên Tổng thống Philippines tranh cãi về việc kiện Trung Quốc tại tòa án quốc tế vì luật hải cảnh hay không. Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/2, cho phép lực lượng này nổ súng nhằm vào các vùng biển mà Bắc Kinh cho là "thuộc quyền tài phán" của mình. Harry Roque,...