Indonesia áp thuế thu nhập và VAT với tài sản tiền điện tử
Indonesia chuẩn bị tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các giao dịch tài sản tiền điện tử và thuế thu nhập đối với lãi vốn từ các khoản đầu tư vào lĩnh vực này.
Tiết lộ với Reuters, một quan chức thuế cấp cao của Indonesia cho biết kế hoạch áp thuế vào tài sản tiền điện tử sẽ được triển khai vào ngày 1.5.2022, trong bối cảnh bùng nổ giao dịch tài sản kỹ thuật số tại đất nước này.
Indonesia lên kế hoạch “áp thuế” với tài sản tiền điện tử, bắt đầu từ tháng 5.2022
Video đang HOT
Mối quan tâm đến tài sản kỹ thuật số tại Indonesia – nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – đã có sự tăng trưởng nổi trội trong đại dịch Covid-19, với số lượng người nắm giữ tài sản tiền điện tử tăng lên 11 triệu người vào cuối năm 2021.
Theo dữ liệu từ Cơ quan quản lý giao dịch hàng hóa tương lai Indonesia, tổng số giao dịch tài sản tiền điện tử năm ngoái trên thị trường hàng hóa tương lai đạt 859,4 nghìn tỉ rupiah (59,8 tỉ USD), tăng hơn 10 lần so với giá trị giao dịch của năm 2020.
Phân tích tại một buổi họp báo gần đây, Hestu Yoga Saksama, một quan chức thuế cấp cao Indonesia, khẳng định tiền điện tử không phải là tiền tệ ở đất nước này, thay vào đó chúng là hàng hóa nếu chiếu theo định nghĩa của Bộ Thương mại.
“Chính vì vậy, chúng tôi sẽ đánh thuế thu nhập và thuế VAT [với các tài sản tiền điện tử]“, vị quan chức này cho biết thêm.
Đồng thời, Saksama cho biết chính phủ Indonesia vẫn đang tích cực xây dựng các quy định thực hiện đối với thuế dành cho tài sản tiền điện tử và các giao dịch liên quan. Theo đó, thuế suất VAT đối với tài sản tiền điện tử thấp hơn nhiều so với mức 11% được đánh trên hầu hết hàng hóa và dịch vụ của Indonesia, trong khi thuế thu nhập đối với lãi vốn, ở mức 0,1% tổng giá trị giao dịch, tương ứng với thuế trên cổ phiếu.
Được biết, luật thuế sắp áp dụng cho tài sản tiền điện tử tại Indonesia có cơ sở pháp lý là một luật thuế trên phạm vi rộng được thông qua vào năm ngoái, nhằm tối ưu việc thu ngân sách sau đại dịch Covid-19.
Tổng thống Ukraine ký dự luật để hợp pháp hóa tiền điện tử
Tổng thống Ukraine vừa ký một dự luật mới, công nhận tiền điện tử là loại tài sản hợp pháp tại quốc gia này.
Trong một bài đăng được chia sẻ trên Twitter, Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine cho biết cả sàn giao dịch quốc tế lẫn trong nước đều được phép hoạt động tại quốc gia này. Các công ty tiền điện tử cũng sẽ sớm có thể mở tài khoản tại các ngân hàng Ukraine.
Luật mới cho phép các sàn giao dịch quốc tế lẫn trong nước đều có thể hoạt động tại Ukraine
"Việc Tổng thống ký dự luật là một bước quan trọng trong việc đưa lĩnh vực tiền điện tử thoát khỏi bóng tối và khởi động thị trường hợp pháp cho các loại tài sản ảo ở Ukraine", Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine cho biết.
Cụ thể, thị trường sẽ được điều chỉnh bởi Ủy ban Quốc gia về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán của Ukraine. Bộ luật sẽ xác định tình trạng pháp lý, phân loại, quyền sở hữu và các cơ quan quản lý đối với tài sản ảo, cũng như đặt ra các yêu cầu đăng ký đối với các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử.
Trước đó, vào tháng 9/2021, Ukraine từng đề xuất một dự luật tương tự về tiền điện tử. Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã phủ quyết nó với lập luận rằng quốc gia này không thể để tạo ra một cơ quan quản lý mới dành riêng cho Bitcoin và tiền điện tử.
Sau đó, Tổng thống Zelensky đã gửi lại dự luật cho Quốc hội Ukraine, cùng với đề xuất là để các cơ quan quản lý hiện tại giám sát lĩnh vực này. Đến nay, Quốc hội đã bổ sung thêm các khuyến nghị của Tổng thống và thông qua dự luật sửa đổi.
Lạm phát tăng phi mã 50% khiến quốc gia này đổ xô vào thẻ tín dụng Bitcoin Ngưởi sở hữu thẻ tiền điện tử này sẽ được hoàn lại 2% Bitcoin sau khi mua hàng. Với lạm phát tăng hơn 50% hàng năm ở Argentina, sàn giao dịch tiền điện tử Lemon Cash có kế hoạch tăng cường phát hành thẻ Bitcoin lên 3 triệu chiếc trong năm nay. Thẻ visa chuyển đổi tiền điện tử từ tài khoản người...