IMF: Việt Nam cần nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và nhà đầu tư
Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro hay thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Theo các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), mục tiêu và nguyên tắc của quan hệ nhà đầu tư là sự minh bạch các thông tin dữ liệu và quyết định, khả năng tiếp cận với Chính phủ cũng như khả năng dự đoán được mức độ công khai thông tin và hành vi nhất quán của Chính phủ cũng như tính chính xác của dữ liệu. Tiếp đến là các hình thức của quan hệ nhà đầu tư, bao gồm trang web quản lý nợ, bài thuyết trình với nhà đầu tư, tham vấn thị trường…
Trong bối cảnh đó, đại diện IMF cho rằng Việt Nam cần xây dựng được một đội ngũ cán bộ nắm vững về nghiệp vụ và thông lệ của thị trường vốn quốc tế, chủ động trong việc tiếp cận thị trường và có thể tiến hành các giao dịch ngay vào các thời điểm thuận lợi nhất.
Đây cũng chính là nội dung cuộc hội thảo diễn ra ngày 7/12, tại Hà Nội, do Bộ Tài chính phối hợp cùng Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chuyên gia quốc tế tổ chức.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trương Hùng Long-Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, cho hay vai trò và vị thế của Việt Nam ở “cửa ngõ” của giai đoạn 2021-2025 có nhiều biến chuyển tích cực. Cụ thể, Việt Nam đã “tốt nghiệp” ODA, gia nhập nhóm quốc gia thu nhập trung bình là dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều khả năng mới để quản lý nợ chủ động, hiệu quả.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam )
Video đang HOT
Và để bù vào phần vốn ODA đang thu hẹp dần, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn thương mại rộng lớn, cho phép chủ động, linh hoạt hơn về huy động và sử dụng vốn, chi phí vay dự kiến cũng sẽ phù hợp hơn khi vươn lên về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác tiếp xúc với nhà đầu tư là khái niệm khá mới với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
“Việc tăng cường tiếp xúc và duy trì mối liên hệ với nhà đầu tư là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chuyển tải kịp thời, chuẩn xác các thông tin vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và quyết sách của Chính phủ đến với cộng đồng nhà đầu tư. Thiếu thông tin hoặc thông tin không chuẩn xác có thể làm nhà đầu tư, các bên cho vay hiểu biết sai lệch, dẫn tới đánh giá tiêu cực về mức rủi ro khi cho vay, đầu tư, thậm chí có thể dẫn tới việc rút vốn hàng loạt khỏi quốc gia đó,” ông Long nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Long cũng thừa nhận kinh nghiệm của Việt Nam tiếp xúc với các nhà đầu tư hiện nay còn khá hạn chế, chủ yếu thông qua các đoàn quảng bá không kèm phát hành hoặc các hội nghị xúc tiến đầu tư. Mặt khác, các hoạt động này chưa được duy trì thường xuyên và hình thức tiếp cận với nhà đầu tư chưa đa dạng. Chưa kể, các cán bộ thuộc cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi về cân đối kinh tế vĩ mô chưa được đào tạo về phương pháp, cách thức tiếp cận với nhà đầu tư cũng như việc phối hợp với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong quá trình đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia đến từ IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho cán bộ từ các cơ quan Chính phủ có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo, công khai các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, chỉ tiêu giám sát vĩ mô… để cải thiện việc tiếp cận cũng như quan hệ với nhà đầu tư . Các hỗ trợ này nằm trong khuôn khổ khung tổng thể cải cách công tác quản lý nợ của Bộ Tài chính.
Cũng tại hội thảo, đại diện các cơ quan, bộ, ngành đã thảo luận về thực tiễn triển khai mối quan hệ với nhà đầu tư hiện nay, quy trình phối hợp giữa các cơ quan và các quy định về công khai báo cáo, số liệu…/.
Việt Nam ở đâu trong dòng vốn 112 tỷ USD đổ vào cổ phiếu tháng 11
Trung tâm phân tích của Công ty Chứng khoá SSI vừa công bố bản tin dòng vốn toàn cầu và Việt Nam tháng 11.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các quỹ đầu tư đang ở mức thấp kỷ lục, thấp hơn cả thời điểm trước khi dịch bệnh bùng nổ
Trong tháng 11, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra và phần thắng ngả về ông Joe Biden. Cùng với đó, các hãng dược phẩm lớn liên tục công bố điều chế thành công vắc xin Covid-19 với hiệu lực trên 90% và kỳ vọng sẽ đưa những liều đầu tiên vào sử dụng từ tháng 12/2020. Nhờ vậy, tâm lý giới đầu tư trở lên hết sức lạc quan bất chấp tình hình dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp tại Mỹ và Châu Âu.
112 TỶ USD ĐỔ VÀO CỔ PHIẾU TRONG THÁNG 11
Theo thống kê, dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu trong cả tháng 11, ghi nhận tháng có vốn vào cổ phiếu mạnh nhất kể từ 2018 đến nay. Có tổng cộng 112 tỷ USD vốn vào cổ phiếu trong đó thị trường phát triển là 92 tỷ USD và thị trường mới nổi là 20 tỷ USD.
Dòng vốn vào các thị trường mới nổi tiếp tục được hỗ trợ. Khác với giai đoạn Tổng thống Trump đắc cử vào cuối năm 2016, dòng tiền rút mạnh khỏi cổ phiếu thị trường mới nổi để trở về Mỹ; hiện tại, ngay cả các quỹ cổ phiếu ở thị trường phát triển cũng muốn đa dạng hóa rủi ro bằng cách tăng tỷ trọng đầu tư ở các thị trường Châu Á. Thị trường kỳ vọng Tổng thống mới của Mỹ sẽ có cái nhìn ôn hòa trong các chính sách ngoại thương và môi trường tiền rẻ sẽ vẫn được duy trì khiến dòng tiền vào cổ phiếu ở hầu khắp các thị trường (ngoại trừ khu vực Châu Âu). Trong đó, các thị trường mới nổi, Mỹ và các quỹ toàn cầu hút ghi nhận dòng tiền lớn nhất trong 8, 31 và 33 tháng.
Châu Á vẫn là điểm sáng hút vốn nhờ sức hút của thị trường Trung Quốc. Mặc dù dòng tiền có rút nhẹ khỏi Trung Quốc trong tuần đầu tháng 11 do thương vụ IPO trị giá 40 tỷ USD của Ant Group bị tạm dừng nhưng đã tăng mạnh trở lại các tuần sau đó nhờ các số liệu kinh tế cho thấy nền kinh tế nước này vẫn đang phục hồi rất tốt và hiệp định RCEP được ký kết. Tính chung tháng 11, có 9,6 tỷ USD đổ vào cổ phiếu Trung Quốc - chiếm 61% tổng tiền vào khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản). Bên cạnh Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore cũng có dòng tiền vào khá lớn.
Dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh. Dòng vốn cá nhân đổ vào cổ phiếu cao nhất kể từ cuối quý 1/2006 tới nay trong đó các quỹ cổ phiếu Mỹ ghi nhận dòng vốn cá nhân đầu tiên kể từ giữa tháng 9, các quỹ đầu tư toàn cầu cũng có vốn cá nhân vào tuần thứ 33/35 tuần gần đây, Trung Quốc là 23 tuần tiền vào liên tiếp.
Báo cáo khảo sát tháng 11 của BoA ML cũng rất tích cực. Có 91% trong tổng cộng 216 nhà quản lý quỹ đang quản lý 573 tỷ USD tài sản tin rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ mạnh hơn trong 12 tháng tới - đây là tỷ lệ cao nhất kể từ 2002; 2/3 tin rằng thị trường đang trong chu kỳ đầu tăng trưởng. Tỷ trọng nắm giữ tiền mặt giảm xuống 4,1% (từ mức 4,4% của tháng 10) - tức là mức thấp hơn lúc chưa có đại dịch Covid-19 (là 4,2% vào tháng 1/2020). Khảo sát này chỉ ra sự lạc quan về lợi nhuận và tăng trưởng toàn cầu đang ở mức cao nhất 20 năm gần đây.
VỐN NGOẠI VẪN RÚT RÒNG Ở VIỆT NAM
Riêng với dòng tiền đầu tư tại thị trường Việt Nam, các tín hiệu khả quan đã diễn ra trong nửa cuối tháng 11. Các quỹ đầu tư cổ phiếu vào thị trường Việt Nam tiếp tục rút ròng -7,7 triệu USD trong tháng 11. Trong đó, dòng vốn vào các quỹ chủ động vẫn bị rút -26,7 triệu USD, tổng cộng đã rút ròng 103 triệu USD kể từ tháng 3 đến nay.
"Điểm tích cực là con số rút ròng của các quỹ chủ động tập trung vào tuần đầu tháng sau đó giảm dần và chuyển sang tiền vào trong nửa cuối tháng 11. Có thể các thông tin tích cực về vắc xin và việc ký kết RCEP vào giữa tháng đã hỗ trợ dòng tiền vào cổ phiếu Việt Nam. Nhìn lại kể từ tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên dòng tiền quỹ chủ động vào Việt Nam dương 2 tuần liên tiếp", SSI ghi nhận.
Dòng vốn ETF cũng tích cực trở lại. Sau khi các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ trong tháng 10, dòng tiền sang tháng 11 đã quay trở lại và càng về cuối tháng càng tích cực hơn. Tổng cộng các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 19 triệu USD (tương đương khoảng 440 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở các quỹ VFM VN30 ETF ( 107 tỷ), VFM VNDiamond ETF ( 100 tỷ) và FTSE Vietnam ETF ( 67 tỷ). Tính từ đầu năm, các quỹ ETF đã hút ròng 1910 tỷ đồng.
Diễn biến khối ngoại trên sàn cũng khá tương đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng 3,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn trong tháng 11 nhưng tập trung bán ròng 3,95 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu tháng và đã mua ròng 759 tỷ đồng trong 9 phiên cuối tháng.
Trước đó, trong tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng gần 7,5 ngàn tỷ trong tháng 10.
Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại đã bán ròng 38.776 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh và mua ròng 22.457 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận dẫn đến tổng giá trị rút ròng còn 16.318 tỷ đồng trên sàn này.
"Chúng tôi nhận thấy sự đảo chiều của dòng vốn ở thị trường Việt Nam trong nửa cuối tháng 11 không xuất hiện ở các thị trường ASEAN khác, cho thấy thị trường Việt Nam có sức hấp dẫn hơn nhờ kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và tăng trưởng kinh tế khả quan", SSI phân tích.
SSI dự báo GDP có thể đạt 5% trong quý 4 nếu đà hồi phục được duy trì trong tháng 12, nếu vậy tăng trưởng GDP cả năm 2020 có thể vượt mốc 3%.
"Thị trường Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. Chúng tôi nhận thấy động lực tăng cho thị trường vẫn còn cho tháng cuối năm nhờ vào các chỉ số vĩ mô tháng 11 tiếp tục phục hồi vững chắc và tín hiệu khả quan khá rõ từ dòng vốn đầu tư vào cổ phiếu.
Dù lạc quan với đà tăng của thị trường, chúng tôi cũng lưu ý về rủi ro khi xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 mới ngay tại Tp. HCM và rủi ro điều chỉnh kỹ thuật khi chỉ số VN-Index tiến gần đến 1.030 điểm là mốc cao nhất hình thành từ cuối năm 2018 và cả năm 2019. Nhịp thoái lui nếu diễn ra có thể được hỗ trợ bởi vùng 986 điểm của VN-Index, và đây là cơ hội nhà đầu tư có thể tận dụng để tìm kiếm lợi nhuận tốt trong xu hướng tăng chủ đạo của thị trường", SSI nhận định.
Lan tỏa hai thông điệp lớn Lễ trao giải Chương trình bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2020 cuối tuần qua lan tỏa hai thông điệp lớn: doanh nghiệp niêm yết cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng quản trị công ty và thực hiện chiến lược, mục tiêu phát triển bền vững trong môi trường ngày càng nhiều biến động. Không thể chỉ có một...