IMF: TTCK sẽ sớm rơi vào vùng điều chỉnh khi thị trường tài chính không còn phản ánh đúng nền kinh tế!
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) cảnh báo tình trạng mất kết nối xảy ra liên tiếp giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực có thể khiến giá của các loại tài sản rơi vào vùng điều chỉnh.
Trong những tháng gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận đà tăng mạnh mẽ bất chấp những sự kiện tiêu cực đang diễn ra. Theo dữ liệu của Đại học John Hopkins, thế giới vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn khi đối diện với tình trạng khẩn cấp về y tế do đại dịch Covid-19 và có thể sẽ chậm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Ngoài ra, tình trạng bất ổn xã hội ở nhiều nền kinh tế phát triển cũng xảy ra, trong bối cảnh công dân lên tiếng về một xã hội bình đẳng hơn – yếu tố này có thể ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.
Cơ quan này cho biết thêm, dữ liệu gần đây còn cho thấy thế giới sẽ rơi vào cuộc suy thoái sâu sắc hơn dự kiến nhưng thị trường dường như lại không hề bị ảnh hưởng: S&P 500 đã ghi nhận đà tăng trong 50 ngày mạnh mẽ nhất trong lịch sử vào đầu tháng 6.
IMF nhận định trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR) : “Tình trạng mất kết nối giữa thị trường và nền kinh tế thực sự làm tăng nguy cơ giá tài sản rủi ro rơi vào một vùng điều chỉnh khác, nếu nhà đầu tư vẫn mạo hiểm rót tiền. Điều này gây ra mối đe dọa cho đà hồi phục.”
Vùng điều chỉnh được xác định khi giá của một loại tài sản hoặc chỉ số giảm từ 10% trở lên. IMF cho biết các mức định giá hiện tại dường như đã bị đẩy lên cao ở nhiều thị trường khác nhau. Cơ quan này viết: “Theo mô hình của IMF, sự chênh lệch giữa giá thị trường và các mức định giá cơ bản đang ở gần mức cao nhất trong lịch sử, ở hầu hết các thị trường vốn và trái phiếu của các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, điều ngược lại lại diễn ra ở thị trường chứng khoán của một số nền kinh tế mới nổi.”
Ngoài ra, yếu tố châm ngòi cho biến động trong tâm lý thị trường có thể bao gồm làn sóng dịch bệnh thứ hai, bất ổn xã hội tiếp tục xảy ra, các động thái thay đổi chính sách tiền tệ và căng thẳng thương mại leo thang. IMF còn cảnh báo về rủi ro các công ty tài chính “phi ngân hàng” – ví dụ như các nhà quản lý tài sản và quỹ – có thể đối mặt với những cú sốc nếu làn sóng vỡ nợ xảy ra. Các doanh nghiệp này có thể khiến sự căng thẳng này trở nên trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Trong báo cáo, IMF viết: “Ví dụ, một cú sốc đáng kể đối với giá tài sản có thể khiến dòng outflow khỏi các quỹ đầu tư gia tăng, từ đó có thể khiến doanh thu của các nhà quản lý quỹ sụt giảm mạnh. Điều này sẽ tạo áp lực lớn hơn cho thị trường.”
Trong khi đó, đầu tuần này, IMF ước tính nền kinh tế toàn cầu sẽ ghi nhận mức tăng trường -4.9% trong năm nay, sau đó hồi phục lên 5,4% vào năm 2021. Cả 2 con số này đều thấp hơn so với dự báo hồi tháng 4.
Gita Gopinath – kinh tế gia trưởng của IMF chia sẻ với CNBC: “Sự không chắc chắn là rất lớn.” Bà cho biết thêm rằng “cần tiếp tục đưa ra những biện pháp hỗ trợ” nhưng hình thức của các động thái này sẽ phụ thuộc vào xu hướng hồi phục.
Chính phủ và các NHTW trên thế giới đã đưa ra các chương trình kích thích lớn, nhằm nỗ lực cứu nền kinh tế. Ví dụ, tại eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB_ đang mua trái phiếu chính phủ, một phần của chương trình hỗ trợ khẩn cấp 1,35 tỷ euro (1,5 tỷ USD) để giữ chi phí đi vay ở mức thấp.
Trong khi đó, IMF cũng cảnh báo rằng nợ doanh nghiệp đã gia tăng trong nhiều năm và hiện đang ở mức cao trong lịch sử so với GDP. Yếu tố này, cùng với nợ hộ gia đình cũng tăng lên trong vài năm trở lại đây, là một điểm yếu khác trong lĩnh vực tài chính và có thể gây tác động lớn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Cơ quan này cho biết: “Mức nợ cao có thể trở nên khó kiểm soát đối với một số người đi vay và những tổn thất do nợ xấu có thể gây khó khăn cho sự hồi phục trong ngành ngân hàng ở một số quốc gia.”
Tham khảo CNBC
IMF và WB cam kết tăng chương trình hoãn trả nợ cho các nước nghèo
Tổng Giám đốc IMF và Chủ tịch WB nhấn mạnh IMF và WB nhận thức rõ về mối đe dọa đang gia tăng từ khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 vốn được dự đoán sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào đợt suy thoái sâu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva (trái) và Chủ tịch WB David Malpas. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tại cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 17/4, hai tổ chức này cam kết sẽ tăng cường các nỗ lực nhằm giảm bớt những tác động mà dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch WB David Malpass đều nhấn mạnh IMF và WB nhận thức rõ về mối đe dọa đang gia tăng từ cuộc khủng hoảng y tế do dịch COVID-19 vốn được dự đoán sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào đợt suy thoái sâu nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930.
Trong một phát biểu với Ủy ban Phát triển, cơ quan chính sách hàng đầu dẫn dắt hoạt động của cả IMF và WB, bà Georgieva nhận định khả năng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020 là không thể tránh khỏi và hiện chưa thể biết được mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài cuộc khủng hoảng lần này.
IMF dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất kể từ những năm 1930 và nghiêm trọng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Cả IMF và WB đều đã nhận được sự ủng hộ trong tuần này từ Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đối với một quyết định hoãn trả nợ đến hết năm nay cho các nước nghèo nhất thế giới như Afghanistan, Ethiopia và nhiều nước ở khu vực châu Phi hạ Sahara.
Khoảng 77 quốc gia sẽ được hưởng quyết định trên, có hiệu lực từ ngày 1/5 tới đến hết năm nay.
Thông báo ngày 17/4 cho hay Ủy ban Phát triển đã yêu cầu cả IMF và WB đánh giá gánh nặng nợ của các nước có thu nhập trung bình và "nhanh chóng xem xét các giải pháp đối với tình hình căng thẳng về nợ và tài chính ở các nước này theo từng trường hợp."
Các nước được phân loại là có thu nhập thấp bao gồm những quốc gia như Indonesia, Peru, Lebanon và Iraq. Các quan chức của IMF và WB không đưa ra lịch trình cụ thể cho các kế hoạch của họ đối với các nước này.
Trong 2 tháng qua, cả IMF và WB đã đưa ra một loạt các chương trình hỗ trợ, trong đó IMF đang xử lý các đơn yêu cầu cho vay khẩn cấp từ gần một nửa trong số 189 quốc gia thành viên của tổ chức này.
Chủ tịch WB Malpass ngày 17/4 cho biết WB hy vọng có thể triển khai các chương trình hỗ trợ của ngân hàng này cho 100 quốc gia vào cuối tháng Tư này với mục tiêu cung cấp 160 tỷ USD trong 15 tháng tới để ứng phó với dịch bệnh.
Trong khi đó, tại một cuộc họp trực tuyến ở Washington, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng chương trình hoãn trả nợ cho các nước nghèo nhất là bước khởi đầu, nhưng cần phải thực hiện hơn trước sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Bên cạnh đó, ông nói: "Nhiều nước đang phát triển khác cực kỳ dễ bị tổn tương và đang trong tình trạng căng thẳng về nợ, hoặc sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt suy thoái toàn cầu."
Quan chức này kêu gọi một chính sách hoãn trả nợ toàn diện cho tất cả các nước đang phát triển không tiếp cận được các thị trường tài chính và không có khả năng trả nợ.
Ông cho biết các nước ở châu Phi cần hỗ trợ kinh tế lên đến hơn 200 tỷ USD./.
Khánh Ly
IMF hối thúc các biện pháp kích thích then chốt và phối hợp toàn cầu IMF nhấn mạnh các nước cần áp dụng các biện pháp kích thích then chốt bao gồm chuyển tiền mặt, trợ cấp lương, giảm thuế, cắt giảm lãi suất và có phải có sự phối hợp quốc tế. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. (Ảnh: Reuters/TTXVN) Ngày 9/3, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Gita Gopinath đã kêu...