IMF hy vọng Sri Lanka sớm giải quyết bất ổn
Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) hy vọng tình trạng bất ổn ở Sri Lanka sẽ sớm được giải quyết để các cuộc đàm phán viện trợ có thể được nối lại.
Người dân xếp hàng mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka, ngày 17/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các cuộc thảo luận chính thức về một chương trình cho vay mới dành cho Sri Lanka bắt đầu vào tháng trước nhưng đã bị đình trệ do biến động chính trị dẫn đến việc Tổng thống nước này Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Ngày 14/7, người phát ngôn của IMF Gerry Rice cho biết IMF quan ngại sâu sắc về tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Sri Lanka đối với người dân nước này, đặc biệt là đối với những người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. IMF đang theo dõi sát sao diễn biến tại Sri Lanka đồng thời hy vọng sẽ có một giải pháp giải quyết tình hình hiện tại để cho phép nối lại đàm phán về chương trình viện trợ do IMF bảo trợ.
Theo ông Rice, IMF vẫn giữ liên lạc với các quan chức ở Colombo, Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, tuy nhiên như với bất kỳ thỏa thuận viện trợ nào, một chương trình cho vay dành cho Sri Lanka cũng cần được đảm bảo đầy đủ về tính bền vững của nợ công.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình ở Sri Lanka đã kéo dài nhiều tháng và lên đỉnh điểm những ngày gần đây. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã phải rời Sri Lanka và từ chức. Nhà chức trách Sri Lanka đã phải triển khai nhiều biện pháp an ninh để đảm bảo trật tự trong nước. Ngày 14/7, Bộ Quốc phòng Sri Lanka cho biết tất cả các chỉ thị và mệnh lệnh đã được ban hành tới các lực lượng vũ trang và cảnh sát yêu cầu thực hiện nghiêm an ninh trật tự nhằm ngăn chặn mọi hoạt động trái phép và thiết lập cuộc sống bình thường trên cả nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, lãnh đạo bộ trên nhấn mạnh hành động tấn công các thành viên cảnh sát hay lực lượng an ninh và kích động thanh niên có những hành động phạm pháp, phá hoại tài sản công và quấy rối trật tự trị an là mối đe dọa đối với đời sống bình thường của người dân. Theo đó, mọi chỉ dẫn và mệnh lệnh đã được giao cho Tham mưu trưởng quân đội, Tư lệnh 3 lực lượng Hải quân, Lục quân, Không quân và Tổng Thanh tra cảnh sát.
Theo Đạo luật pháp lệnh về an ninh công cộng của Sri Lanka, cảnh sát và các lực lượng vũ trang sẽ phối hợp để đảm bảo an ninh quốc gia và duy trì trật tự trong nước dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng.
Khủng hoảng ở Sri Lanka, cảnh sát và quân đội được quyền 'bắn ngay lập tức'
Người biểu tình ở Sri Lanka đã đốt nhà của 38 chính trị gia giữa lúc đất nước chìm sâu vào khủng hoảng, với việc chính phủ ra lệnh cho quân đội và cảnh sát "bắn ngay lập tức".
Sau khi Bộ Quốc phòng Sri Lanka ra lệnh cho quân đội "bắn ngay lập tức" bất cứ ai phá hoại tài sản công hoặc tấn công quan chức, thì lực lượng cảnh sát tại đất nước cũng được trao quyền tương tự trong ngày 11.5, theo Reuters.
Cùng ngày, Thống đốc ngân hàng trung ương Sri Lanka P. Nandalal Weerasinghe cho biết ông sẽ từ chức nếu các đảng phái chính trị không thể lập lại ổn định trong vòng 2 tuần tới. Ông nói nếu không có giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện tại, ngân hàng sẽ không thể tiến hành các biện pháp để khôi phục nền kinh tế.
Một chiếc xe bị đốt cháy bên ngoài nơi ở của cựu Thủ tướng Mahinda Rajapaksa ở Colombo. Ảnh AFP
Người dân Sri Lanka tiếp tục bất chấp lệnh giới nghiêm toàn quốc để biểu tình phản đối chính phủ giữa lúc đất nước trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ năm 1948. Biểu tình đã biến thành bạo lực chết người, buộc Thủ tướng Mahinda Rajapaksa phải từ chức và sau đó đến ẩn náu tại một căn cứ hải quân.
Người biểu tình cũng kêu gọi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, em trai của thủ tướng, từ chức. Từ khi giành độc lập, chưa tổng thống nào từng bị phế truất thành công tại Sri Lanka.
Ngày 11.5, cảnh sát và binh lính đã tuần tra trên đường phố ở Weeraketiya, quê hương của gia đình Rajapaksa, nơi các cửa hàng và doanh nghiệp bị đóng cửa bởi lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài đến sáng 12.5.
Cảnh sát Sri Lanka cho biết, ngoài 38 ngôi nhà của các chính trị gia bị phá hủy, 75 ngôi nhà khác đã bị hư hại, theo CNN. Ít nhất 9 người thiệt mạng kể từ đầu tuần, song không rõ liệu tất cả những người này có liên quan trực tiếp đến biểu tình hay không. Hơn 200 người đã bị thương.
Trả lời NDTV trong ngày 11.5 để giải thích lệnh "bắn ngay lập tức", Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Kamal Gunaratne nói biện pháp này sẽ là biện pháp cuối cùng, chỉ được sử dụng khi không còn biện pháp nào khác.
"Những người vi phạm lệnh giới nghiêm, tham gia biểu tình và liên quan đến bạo lực đều là người Sri Lanka; cảnh sát và lực lượng an ninh cũng vậy. Chúng tôi không muốn bắn vào chính người của mình", ông nói.
Sri Lanka dự kiến bán thị thực vàng Quốc gia đang gặp khủng hoảng vì thiếu ngoại hối Sri Lanka tuyên bố sẽ bán thị thực dài hạn. Người dân xếp hàng mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka ngày 21/3. Ảnh: Reuters Theo đó, công dân nước ngoài gửi thiểu 100.000 USD ở Sri Lanka sẽ được phép sống và làm việc tại nước này trong 10 năm. Số tiền...